Kỉ niệm 35 năm ngày thành lập trường
  
Đào tạo Sau đại học

Đào tạo Sau Đại học là bậc đào tạo cao nhất, với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kĩ năng thực hành, nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lí giáo dục có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục, xã hội, khoa học, kinh tế của đất nước.

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chính thức nhận nhiệm vụ đào tạo Sau Đại học từ năm 1987, theo Quyết định số 140-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kí ngày 24/04/1987.

Đào tạo Sau Đại học bao gồm đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ và bồi dưỡng Sau Đại học. Từng cấp đào tạo có mục đích, yêu cầu riêng. Quy chế đào tạo Sau Đại học xác định: “Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo”, “Tiến sĩ có trình độ cao về lí thuyết và thực hành, có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu, có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học - công nghệ”; “Bồi dưỡng Sau Đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới”.

Trong suốt 25 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh luôn xác định đây chính là nhiệm vụ đột phá, có tính định hướng cho quá trình phát triển của Nhà trường và có ý nghĩa chiến lược đối với một trường đại học sư phạm trọng điểm trên địa bàn phía Nam.

Qua từng giai đoạn phát triển, Trường đã từng bước nâng cao năng lực đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo, xây dựng, đổi mới, hoàn chỉnh các chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ và chương trình bồi dưỡng Sau Đại học, đổi mới công tác tuyển sinh, giảng dạy và đánh giá kết quả đào tạo.

Hiện nay, hoạt động đào tạo Sau Đại học là một minh chứng thuyết phục về sự phát triển, về quy mô, tầm vóc, uy tín và chất lượng đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động này đã thu hút, tập trung, phát huy được sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực trong và ngoài Trường, trong và ngoài nước, từ đó cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực mới, có trình độ cao, có năng lực và phẩm chất tốt, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước.

Trường đã xây dựng một lực lượng đào tạo mạnh mẽ với sự hợp tác nhiệt thành, tâm huyết của 10 giáo sư, 51 phó giáo sư, 299 tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ trong và ngoài Trường. Đến nay, Trường đã đào tạo được trên 2.000 thạc sĩ và hơn 100 tiến sĩ.
Số chuyên ngành đào tạo, số học viên Sau Đại học của Trường theo thời gian đã không ngừng tăng lên. Hiện tại Trường có 22 mã ngành đào tạo Thạc sĩ, 9 mã ngành đào tạo Tiến sĩ với số lượng học viên đang theo học là 1.061 học viên cao học và 39 nghiên cứu sinh.
Số lượng và chất lượng đào tạo Sau Đại học luôn được quan tâm, tiến độ đào tạo được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ qua việc kí hợp đồng đào tạo theo chuyên ngành, chuyên đề. Việc theo dõi quá trình học tập, viết luận văn, luận án của học viên cao học và nghiên cứu sinh được phối hợp chặt chẽ giữa khoa, cán bộ hướng dẫn, Phòng Sau Đại học và người làm công tác nghiên cứu.

Công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi kết thúc chuyên đề, làm tiểu luận, luận án và việc tổ chức bảo vệ luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ ở cấp Bộ môn, cấp Nhà nước được thực hiện chặt chẽ, chu đáo, đúng quy chế hiện hành và luôn hướng tới mục tiêu hàng đầu là chất lượng.
Phòng Sau Đại học là đầu mối trong việc mở rộng liên kết, hợp tác đào tạo và bồi dưỡng Sau Đại học. Trong nước, các loại hình liên kết, hợp tác đã vươn tới nhiều trường, viện, tỉnh, thành, trước hết là với các tỉnh Nam bộ. Trường đã thực hiện thành công nhiều hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc kiến thức với các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, Cà Mau, Đồng Nai, Kiên Giang, Long An, TP. Cần Thơ, Trà Vinh... Ngoài nước, Trường đã xây dựng được những mối liên kết, phối hợp đào tạo bền vững, chất lượng cao. Hàng trăm học viên đã bảo vệ thành công luận văn, luận án tại các cơ sở danh tiếng: Caen Basse – Normandie, Joseph Fourier – Grenoble (CH Pháp), Canberra (Ô-xtrây-li-a)... Trong thời gian tới, bên cạnh việc duy trì và phát huy các liên kết đã có, Trường sẽ nhắm đến các liên kết mới, mở rộng địa bàn với Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc, Nga, Ô-xtrây-li-a, Niu-di-lân, Sin-ga-po...

Chất lượng đào tạo của Trường được xã hội khẳng định. Các Thạc sĩ, Tiến sĩ do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo đã phát huy tác dụng tại các đơn vị công tác. Họ trở thành những nhà sư phạm, những nhà khoa học, những chuyên gia uy tín tại các trường Đại học Sư phạm Huế, Đại học Quy Nhơn, Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ, Đại học Sư phạm TP. HCM và một số trường trung học phổ thông tại thành phố. Họ đã phát huy được năng lực của mình, có những công trình nghiên cứu xuất sắc, một số đã được phong chức danh Phó Giáo sư.
Một vấn đề khá gay gắt trong công tác đào tạo Sau Đại học hiện nay cần được quan tâm giải quyết, đó là tương quan giữa chất lượng và số lượng của người thi tuyển. Một thời gian dài, Trường không tuyển đủ chỉ tiêu được duyệt, mặc dù số ứng tuyển là rất đông. Tình trạng “thi nhiều, đỗ ít” kéo dài nhiều năm, trong khi các cơ sở đào tạo sau đại học khác ở Thành phố và các địa phương khác luôn tuyển đủ chỉ tiêu. Để khắc phục tình trạng này, Trường đã tiến hành một số giải pháp như sau: tổ chức các khóa ôn tập, bồi dưỡng kiến thức, đặc biệt là ôn tập ngoại ngữ, biên soạn đề cương môn thi để cung cấp cho học viên, tổ chức các lớp ngoại ngữ, kiến thức cơ bản, chuyên ngành tại Trường và một số địa phương có điều kiện thuận lợi, thông báo tuyển sinh sớm đến tận cơ sở có đối tượng đăng kí dự thi và đề nghị Bộ GD&ĐT chấp thuận các phương án mà Trường đề ra. Từ năm 2006 - 2007, Trường được tổ chức thi tuyển sinh Sau Đại học mỗi năm 2 lần. Với sự cố gắng nói trên, trong những năm gần đây, và nhất là trong thời gian tới, số lượng và chất lượng trúng tuyển sẽ có chuyển  biến tích cực.

Cùng với nỗ lực tháo gỡ những bất cập nói trên, Trường đã chủ động trong việc điều chỉnh, cập nhật, xây dựng mới và hoàn thiện chương trình các mã số đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ; mở thêm mã ngành đào tạo; tăng cường nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo...

Đào tạo Sau Đại học là một hoạt động đào tạo bậc cao, đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc khẳng định vị thế của Trường trong chặng đường lịch sử đã đi qua. Chúng ta có thực tiễn, có kinh nghiệm được đúc kết từ việc thực hiện nhiệm vụ mang tầm chiến lược này. Với tầm nhìn cho giai đoạn 2010-2020, hoạt động đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, bền vững, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, góp phần khẳng định vị thế của một trường đại học sư phạm trọng điểm ở phía Nam của Tổ quốc.

 
Hoạt động nghiên cứu khoa học (Giai đoạn 2006 - 2011)

1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ

Cùng với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giảng viên và sinh viên là nhiệm vụ hàng đầu của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong 35 năm qua, Trường đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục. Trường tự hào vì trong đội ngũ giảng viên của mình có nhiều chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, sư phạm. Rất nhiều giảng viên của Trường có chuyên luận, công trình được xuất bản, công bố trên các tạp chí khoa học hoặc ở các hội nghị khoa học trong và ngoài nước. Nhiều người là chủ biên, chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện các công trình, đề tài khoa học lớn, tham gia viết giáo trình, tư liệu tham khảo, sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy cho các môn học trong Nhà trường. Không những đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học cấp Trường, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường còn chủ trương liên kết, hợp tác thực hiện các đề tài với các các sở Khoa học Công nghệ và các đơn vị khác trên địa bàn Nam Bộ, đề tài “Trích xuất thông tin cấu trúc phân tử và theo dõi động hóa học bằng laser xung cực nhanh sử dụng cơ chế phát xạ sóng hài bậc cao” phối hợp thực hiện với Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) do PGS.TSKH. Lê Văn Hoàng, Khoa Vật lí làm chủ nhiệm, với kinh phí 300.000.000đ; đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS và học sinh THPT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2015” phối hợp thực hiện với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, do TS. Huỳnh Văn Sơn, Khoa Tâm lí-Giáo dục làm chủ nhiệm, với kinh phí 471.840.000đ....

Đọc thêm...
 
Công tác xây dựng đội ngũ

Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường

Đội ngũ cán bộ, viên chức là nhân tố quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Trường ĐHSP TP.HCM luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu trong suốt 35 năm qua.

Hiện nay, đội ngũ viên chức của Trường gồm có 874 người, trong đó:
- Viên chức giảng dạy: 591 người;
- Viên chức nghiên cứu và phục vụ đào tạo: 87 người;
- Viên chức hành chính: 196 người.

Phần lớn cán bộ, viên chức của Trường được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ, được rèn luyện, thử thách qua thực tế. Kiến thức, trình độ và năng lực chuyên môn từng bước trưởng thành theo thời gian, góp phần quan trọng vào sự phát triển của Nhà trường.

Đọc thêm...
 
Hội cựu chiến binh Việt Nam Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

Căn cứ Thông tư liên tịch số 200/LT ngày 26 tháng 4 năm 1994,  của Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Bộ Giáo dục - Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành tổ chức thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam của Trường. Dưới sự chỉ đạo và lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường và Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp trên, Đại hội lần thứ nhất Hội Cựu chiến binh Việt Nam Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành vào cuối tháng 4 năm 1995. Hội Cựu chiến binh Việt Nam Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức được thành lập sớm nhất trong khối hành chính sự nghiệp.

Từ ngày thành lập đến nay, Hội Cựu chiến binh Việt Nam Trường đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Hội. Nhân kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (1976-2011), Hội Cựu chiến binh Việt Nam Trường giới thiệu một số nét về tổ chức xây dựng và hoạt động của Hội trong 16 năm qua.

Công tác tổ chức:

Căn cứ Thông tư liên tịch số 200/LT, ngày 26 tháng 4 năm 1994, của Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Bộ Giáo dục - Đào tạo, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường đã thành lập Ban Chấp hành lâm thời gồm 3 đồng chí: Phó Giáo sư Lương Duy Trung (CBGD Khoa Ngữ văn), Đồng chí Hoàng Lan (Trưởng khoa Vật lí) và Đồng chí Tạ Quang Lâm (P.Trưởng phòng Đào tạo).

Sau khi thành lập, Ban Chấp hành lâm thời đã tiến hành các bước chuẩn bị thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam Trường. Hội viên là các đồng chí trực tiếp chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tham gia chiến tranh Biên giới và làm nhiệm vụ Quốc tế chống chế độ diệt chủng tại Campuchia. Ban đầu, Hội có 66 hội viên, sau đó phát triển đến 85 hội viên (2001). Hiện nay có 56 đồng chí (giảm 28, trong đó gồm 3 đồng chí đã mất, 25 đồng chí nghỉ hưu). Trong số hội viên có 11 tiến sĩ, 21 thạc sĩ, nhiều đồng chí đang học cao học và nghiên cứu sinh, 42/56 đồng chí là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và 1 đồng chí là Đảng uỷ viên khoá XIII, 9 đồng chí là Bí thư chi bộ.

Đọc thêm...
 
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường ĐHSP TP.HCM 35 năm với 15 kì Đại hội

Đoàn THCS Hồ Chí Minh - Trường ĐHSP TP.HCM

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 12/1976, đã trải qua 15 kì Đại hội. Hiện nay, Đoàn Trường có 10.206 đoàn viên trên 11.134 thanh niên (tính đến 5/2011) với 17 đoàn khoa, 1 Đoàn Trường Trung học Thực hành, 22 chi đoàn trực thuộc và 1 Câu lạc bộ Kĩ năng Sức trẻ. Ban Chấp hành Đoàn Trường nhiệm kì XV gồm 21 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Cẩm làm Bí thư.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Trường, trong suốt thời gian qua, Đoàn Trường luôn đi đầu trên mọi mặt trận, tổ chức thực hiện nhiều phong trào thiết thực trong đoàn viên, sinh viên và học sinh, mang lại những kết quả tích cực cho sự phát triển của Nhà trường. Những phong trào nổi bật của Đoàn Trường trong 5 năm gần đây là:

Cuộc vận động “Tuổi trẻ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh học tập và làm theo lời Bác”, được triển khai thực hiện trong 5 năm (2007 - 2011). Đoàn viên, thanh niên Trường đã học tập và từng bước chuyển sang làm theo lời Bác dạy. Cụ thể: có 8.877 lượt đoàn viên tham gia học, nghiên cứu tấm gương và lời dạy của Bác, 50 chi đoàn tổ chức hội thi kể chuyện với 1650 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia, 450 lượt đoàn viên thực hiện Nhật kí làm theo lời Bác. Việc học tập tấm gương đạo đức của Bác còn được tổ chức lồng ghép với sinh hoạt chi đoàn theo chủ điểm, các đêm hội văn hóa, đêm hội truyền thống, các chuyến “Hành trình theo dấu chân Bác”, tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bến Nhà Rồng, thăm Trường Dục Thanh (Phan Thiết), thăm mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, tổ chức tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác… Qua những việc làm trên, Đoàn Trường đã nhận được 2 bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về Cuộc vận động  “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” giai đoạn 2007 – 2008 và giai đoạn 2007 - 2009.

Hoạt động tình nguyện: Nhiều loại hình tình nguyện tại chỗ, tình nguyện thường xuyên được triển khai. Cụ thể: mỗi năm có hơn 1.000 lượt thanh niên tham gia Chiến dịch Tình nguyện Mùa hè xanh tại các mặt trận Cà Mau, Bến Tre, An Giang và tại 21 quận, huyện của TP. Hồ Chí Minh; vận động hơn 1.000 đơn vị máu vào mỗi năm học trong phong trào Hiến máu tình nguyện. Chương trình Tiếp sức mùa thi đã thu hút gần 900 sinh viên đăng kí tham gia với các việc làm: giúp đỡ thí sinh tìm nhà trọ, địa điểm thi, bố trí các đội xe đưa thí sinh đi thi, đến nhà trọ; phong trào Ngày thứ bảy tình nguyện tham gia giúp đỡ trẻ em gặp nhiều khó khăn ở 15 mái ấm, nhà mở, trường khuyết tật… trong Thành phố.

Học tập-nghiên cứu: Phong trào học tập, nghiên cứu khoa học đã có nhiều giải pháp, mô hình mới, góp phần đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập trong thanh niên. Các hội thi tìm hiểu kiến thức khoa học, hội thi học thuật được 100% cơ sở Đoàn tổ chức. Trong những năm qua, sinh viên và cán bộ giảng dạy trẻ đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học các cấp với 163 lượt người tham gia. Mỗi năm có khoảng 10 hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên được tổ chức

Công tác Đoàn viên, xây dựng Đảng và tập hợp thanh niên.

Mỗi năm, Đoàn Trường phát triển trung bình hơn 100 đoàn viên, tổ chức 39 lớp tập huấn cán bộ các cấp, thu hút 1993 lượt cán bộ Đoàn và 10.840 lượt đoàn viên tham gia. Ngày Chi đoàn cùng hành động đã được tổ chức với 10.387 việc làm thiết thực.

Từ năm 2007, Đoàn Trường có 1162 đoàn viên ưu tú, trong số đó 98 đoàn viên đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, 17/17 đoàn cơ sở thành lập nhóm Trung kiên.

Đoàn Trường đảm bảo vai trò nòng cốt chính trị trong tổ chức và hỗ trợ Hội Sinh viên Việt Nam của Nhà trường. Hội Sinh viên Việt Nam Trường đã tập hợp được gần 100% sinh viên, trong đó sinh viên năm thứ nhất luôn đảm bảo tỉ lệ 100% là hội viên.

Với những kết quả đã đạt được, trong 5 năm qua, Đoàn và Hội Sinh viên Trường đã vinh dự nhận được nhiều khen thưởng bậc cao:

  • Năm 2009, Hội Sinh viên Việt Nam Trường vinh dự được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba về Phong trào Thanh niên tình nguyện, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa;
  • 4 Giấy chứng nhận của UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho đơn vị đạt danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc;
  • Năm 2010 được Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tặng Bằng khen vì đã có thành tích Xuất sắc trong Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên trong 2 năm 2008, 2009;
  • 6 bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

BÍ THƯ VÀ PHÓ BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2011

  • BCH Lâm thời (1975 – 1976):
    • Bí thư: Đ/c Nguyễn Súng
    • Phó Bí thư: Đ/c Trịnh Thị Kiệm
  • Nhiệm kì I (1976 – 1978):
    • Bí thư: Đ/c Nguyễn Súng
    • Phó Bí thư: Đ/c Phạm Huy Hoà
  • Nhiệm kì II (1978 – 1981):
    • Bí thư:
      Đ/c Phan Kỳ Nam (1978 – 1980)
      Đ/c Tạ Quang Lâm (1980 – 1981)
    • Phó Bí thư:
      Đ/c Phạm Huy Hòa
      Đ/c Bùi Văn Châu
      Đ/c Ngô Huynh
  • Nhiệm kì III (1981 – 1983):
    • Bí thư: Đ/c Tạ Quang Lâm
    • Phó Bí thư:
      Đ/c Bùi Văn Châu
      Đ/c Võ Viết Hòa
  • Nhiệm kì IV (1983 – 1985):
    • Bí thư: Đ/c Bùi Văn Châu
    • Phó Bí thư:
      Đ/c Võ Viết Hoà
      Đ/c Hồ Việt Đoàn
      Đ/c Trần Công Tâm (1984 – 1985)
      Đ/c Phan Xuân Anh (1984 – 1985)
  • Nhiệm kì V (1985 – 1987):
    • Bí thư: Đ/c Đỗ Thị Thanh Hương
    • Phó Bí thư:
      Đ/c Nguyễn Thị Việt Thùy
      Đ/c Đỗ Quốc Thông
  • Nhiệm kì VI (1987 – 1988):
    • Bí thư:     Đ/c Nguyễn Thị Việt Thùy
    • Phó Bí thư:  
      Đ/c Nguyễn Văn Luyện
      Đ/c Đinh Thành Tâm
  • Nhiệm kì (1988 – 1990):
    • Bí thư: Đ/c Lê Thụy Phương Quỳnh        (Sinh viên)
    • Phó Bí thư:
      Đ/c Phan Tấn Thắng  (Sinh viên)
      Đ/c Nguyễn Văn Minh Mẫn  (Sinh viên)
  • Nhiệm kì VII (1990 – 1992):
    • Bí thư:
      Đ/c Nguyễn Phú Bình (đến tháng 3/1992)
      Đ/c Huỳnh Công Ba (Từ tháng 3/1992)
    • Phó Bí thư:    Đ/c Huỳnh Công Ba
  • Nhiệm kì VIII (1992 – 1995):
    • Bí thư: Đ/c Huỳnh Công Ba
    • Phó Bí thư:
      Đ/c Huỳnh Công Minh Hùng
      Đ/c Hoàng Thị Nhị Hà
  • Nhiệm kì IX (1995 – 1997):
    • Bí thư: Đ/c Huỳnh Công Ba
    • Phó Bí thư:
      Đ/c Huỳnh Công Minh Hùng
      Đ/c Hoàng Thị Nhị Hà
  • Nhiệm kì X (1997 – 1999):
    • Bí thư: Đ/c Hoàng Thị Nhị Hà
    • Phó Bí thư:
      Đ/c Nguyễn Thị Yến Nam
      Đ/c Phương Diễm Hương
  • Nhiệm kì XI (1999 –2002):
    • Bí thư: Đ/c Nguyễn Thị Yến Nam
    • Phó Bí thư:
      Đ/c Vũ Anh Tuấn (1999 – 2000)
      Đ/c Nguyễn Văn Cải
      Đ/c Phương Diễm Hương  (2001 – 2002)
    Nhiệm kì XII (2002 – 2004):
    • Bí thư:   
      Đ/c Nguyễn Thị Yến Nam (đến tháng 8/2002)
      Đ/c Phương Diễm Hương (từ tháng 8/2002)
    • Phó bí thư:   
      Đ/c Võ Thị Hồng Trước
      Đ/c Vy Văn Vương (từ tháng 02/2003)

·    Nhiệm kì XIII (2004 – 2006):
Bí thư    :    Đ/c Phương Diễm Hương
Phó Bí thư     :    Đ/c Vy Văn Vương
Đ/c Lê Thanh Phong
·    Nhiệm kì XIV (2007 – 2009):
Bí thư    :    Đ/c Phương Diễm Hương
Phó Bí thư     :    Đ/c Lê Thanh Phong
Đ/c Nguyễn Đức Toàn
·    Nhiệm kì XV (2009 – 2011):
Bí thư    :    Đ/c Lê Thanh Phong
(đến tháng 7/2010)
Đ/c Nguyễn T. Ngọc Cầm
(từ tháng 8/2010)
Phó Bí thư     :    Đ/c Nguyễn Đức Toàn
(đến tháng 12/2009)
Đ/c Huỳnh Trung Phong







CHỦ TỊCH VÀ PHÓ CHỦ TỊCH
HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2007 - 2011
·    Nhiệm kì VI (2005 – 2008):
Chủ tịch    :     Đ/c Vũ Thị Bắc
(đến tháng 8/2006)
Đ/c Nguyễn Thị Mỹ Trang
(đến tháng 8/2008)
P.Chủ tịch    :    Đ/c Trần Vũ Phương
(đến tháng 8/2006)
Đ/c Nguyễn Kiều Chinh
(đến tháng 9/2007)
Đ/c Trần Đình Huy
(từ 9/2007)
·    Nhiệm kì VII (2008 – 2010):
Chủ tịch    :    Đ/c Lê Thanh Phong
(đến tháng 12/2009)
Đ/c Tô Thị Tuyết
(từ tháng 12/2009)
P.Chủ tịch    :    Đ/c Lâm Thanh Minh
Đ/c Nguyễn Thị Thanh Tâm
(đến tháng 10/2009)
·    Nhiệm kì VIII (2010 – 2013):
Chủ tịch    :    Đ/c Tô Thị Tuyết
(từ tháng 12/2009)
P.Chủ tịch    :    Đ/c Hồ Đắc Lê Vy
Đ/c Nguyễn Hữu Hiếu

 
«Bắt đầuLùi123Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 3


 Các sự kiện chính 

Không có sự kiện nào

 Đang trực tuyến 

Hiện có 1300 khách Trực tuyến