Thứ tư, 06 Tháng 4 2022 06:57 |
THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC VÒNG SƠ KHẢO CUỘC THI "ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC 2022" TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

|
Đọc thêm...
|
Thứ năm, 18 Tháng 11 2021 09:54 |
THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA”
Trần Quốc Toàn
Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo khoa ở các sách Ngữ văn lớp 6, lớp 7 và lớp 10 nâng cao từ năm 2006. Trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, ở các bộ “Chân trời sáng tạo” , “Kết nối tri thức và cuộc sống” “Cánh diều” ông đều có trang tác giả. Ở sách “Ngữ văn 6” tập 1 bộ “Cánh diều”, văn Bùi Mạnh Nhi được dạy ở bài số 4 “Văn bản nghị luận”, với tên gọi “Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu về lòng yêu nước”.
Năm 1992 khi còn là nghiên cứu sinh ở Nga, luận văn phó tiến sĩ của thầy Bùi Mạnh Nhị giảng viên ĐHSP TP.HCM được nhà Việt Nam học người nga GS.TS N.I.Nhikulin đánh giá là “một công trình không chỉ của một nhà khoa học folklore [văn học dân gian], tác giả cuốn giáo trình về folklore cho sinh viên đại học mà còn là của một con người có tâm hồn của một nhà thơ, có một mẫn cảm thơ ca tinh tế đối với ngôn từ nghệ thuật” (báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 7.11.1996). Thầy Bùi Mạnh Nhị tiếp tục nghiên cứu sâu hơn văn học dân gian, vẫn ở Nga và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học; ngày 30-10-1995 là ngày “… lần đầu tiên một luận án tiến sĩ về folklore đã được bảo vệ ở Nga (và cả Liên Xô cũ) bởi một nhà khoa học Việt Nam” - Cũng theo GS.TS N.I.Nhikulin.

1. Có nhiều tri thức, nhiều chuyện hay hấp dẫn học sinh
Những trang giáo khoa của Phó giáo sư – Tiến sĩ Khoa Bùi Mạnh Nhị ở “Ngữ văn 6” tập 1 bộ “Cánh diều” cũng thuộc về văn học dân gian, được dạy ở bài số 4 “Văn bản nghị luận”, với tên gọi “Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu về lòng yêu nước”.
|
Đọc thêm...
|