Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Giáo dục Quốc phòng
  
webmail
album_hinh
giaotrinh

nghiencuukhoahoc

WebLinks

Trang Chủ
Quyết định của Hiệu trưởng về việc bổ nhiệm trưởng khoa GDQP tiếp tục nhiệm kỳ 2015-2020

Ngày 31 tháng 01 năm 2019 Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh có Quyết định số 171/QĐ-ĐHSP về việc điều động Tiến sĩ Lê Đức Sơn, trưởng bộ môn Triết học, khoa Giáo dục Chính trị về khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng khoa tiếp tục nhiệm kỳ 2015-2020.

Trân trọng thông báo!

Xem Chi tiết

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Lịch sử hình thành và phát triển khoa Giáo dục Quốc phòng

1. Giới thiệu chung

1.1. Quá trình xây dựng và phát triển

Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Giáo dục Quốc phòng là chặng đường luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 28/01/1983 Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 192/QĐ do Đại tướng Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng ký điều động 18 sĩ quan thuộc Trường Sĩ quan Lục Quân 2 biệt phái về công tác tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 9/3/1983 Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra quyết định số 196/QĐ cử Trung tá Trần Điểu giữ chức Chủ nhiệm khoa. Từ đó Khoa Quân sự chính thức trở thành một trong những khoa trực thuộc, đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Về tổ chức biên chế, Khoa có Ban Chủ nhiệm khoa (trưởng khoa, các phó khoa) và 3 tổ chuyên môn (Tổ Chiến thuật, Tổ Kỹ thuật, Tổ Quân sự chung). Khoa được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng cho sinh viên, đào tạo sĩ quan dự bị và làm công tác tham mưu cho Nhà trường về công tác quốc phòng, quân sự địa phương.

Năm 1995, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1997, theo yêu cầu nhiệm vụ, Khoa được điều động về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng 2 - thuộc Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định tách Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ra khỏi Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh để thành lập Trường đại học Sư phạm trọng điểm khu vực phía Nam. Đến năm 2000, theo đề nghị của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra quyết định điều động 8 sĩ quan trở lại trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Thời kỳ đó Khoa có 9 cán bộ, viên chức (8 sĩ quan và 1 nhân viên) do đồng chí Ngô Tiến Dũng làm trưởng khoa, đồng chí Lâm Văn Bình làm phó trưởng khoa. Khoa biên chế thành 2 tổ bộ môn là Tổ Chính trị và Tổ Quân sự. Khoa được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên Giáo dục Quốc phòng – An ninh ngắn hạn cho các trường phổ thông trung học, trung cấp chuyên nghiệp các tỉnh phía Nam; đào tạo cử nhân chính quy ghép môn (Thể chất - Quốc phòng, Lịch sử - Quốc phòng); Giáo dục Quốc phòng – An ninh cho sinh viên của Trường và một số trường liên kết theo phân luồng của Bộ.

Năm 2010, Khoa Giáo dục Quốc phòng có sự thay đổi lớn đó là sự chuyển giao thế hệ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ giảng viên. Số cán bộ nhập ngũ trong thập niên 1970 trở về trước được nghỉ hưu. Bổ sung thay thế là số cán bộ giảng viên mới, nhập ngũ từ năm 1980 trở về sau. Năm 2012, thượng tá, thạc sĩ Nguyễn Văn Khỏe được bổ nhiệm chức vụ trưởng khoa, thượng tá Hồ Sỹ Quyết được bổ nhiệm chức vụ phó trưởng khoa. Năm 2015 có 4 cán bộ giảng viên được nghỉ hưu và thuyên chuyển công tác.

Thời điểm hiện tại, quân số của khoa là 11 cán bộ viên chức, trong đó có 6 sĩ quan biệt phái, 3 giảng viên và 2 chuyên viên do thượng tá, thạc sĩ Bùi Quang Tuyến phó trưởng khoa phụ trách; Khoa được biên chế thành 2 tổ bộ môn là Tổ Chính trị và Tổ Quân sự.

Trong suốt quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành, Khoa Giáo dục Quốc phòng đã thực hiện và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Cụ thể, đối với nhiệm vụ đào tạo: Theo yêu cầu của Bộ, Khoa đã tiến hành đào tạo sĩ quan dự bị từ năm 1983 - 1993 được 08 khóa, số lượng 592 học viên; Đào tạo giáo viên Giáo dục Quốc phòng – An ninh ngắn hạn cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp các tỉnh phía Nam được 14 khóa, số lượng 833 học viên. Từ năm 2004 đến năm 2012 Khoa phối hợp với Khoa Giáo Dục Thể chất đào tạo 5 khóa, số lượng 294 sinh viên cử nhân chính quy ghép môn Thể chất - Quốc phòng; từ năm 2007 đến năm 2015 phối hợp với Khoa Lịch sử đào tạo 5 khóa, số lượng 376 sinh viên cử nhân chính quy ghép môn Lịch sử - Quốc phòng.

Thực hiện quyết định số 472/QĐ-TTg ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn 2010 - 2016” và Quyết định Số 607/QĐ-TTg ngày 24/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020”, Khoa được giao nhiệm vụ tuyển sinh và đào Cử nhân Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Từ năm 2012 đến nay đã và đang đào tạo 368 sinh viên chính quy, 373 học viên văn bằng 2 trình độ đại học ngành sư phạm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.

Đối với nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh, trung bình hàng năm Khoa tiến hành tổ chức giảng dạy cho khoảng gần 4.000 sinh viên không chuyên ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh của trường.

1.2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo chuyên khoa: Đào tạo giáo viên, giảng viên Giáo dục Quốc phòng và An ninh trình độ đại học, có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết, đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học.

Ngoài ra, Khoa còn phụ trách các học phần giáo dục quốc phòng và an ninh, giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc.

1.3. Các ngành đào tạo đại học

Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 bảo đảm đào tạo đáp ứng được 90% nhu cầu giáo viên và 70% nhu cầu giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh giảng dạy ở các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học theo quyết định số 607/QĐ –TTg ngày 24 tháng 04 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

+ Đào tạo chính quy tập trung thời gian 4 năm với đối tượng là những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Đào tạo văn bằng 2, thời gian 24 tháng tập trung với đối tượng tuyển sinh là những người có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác;

+ Đào tạo văn bằng 2, thời gian 18 tháng tập trung với đối tượng tuyển sinh là giáo viên, giảng viên hiện đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề, đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh (thời gian đào tạo từ 6 tháng trở lên).

1.4. Cơ cấu tổ chức

1.4.1. Ban chủ nhiệm khoa

Phó trưởng khoa (phụ trách khoa): Thượng tá Bùi Quang Tuyến

1.4.2. Các bộ môn

Trưởng bộ môn Quân sự: Trung tá Nguyễn Quốc Cường

Trưởng bộ môn Chính trị: Trung tá Trương Xuân Vương

1.4.3. Đội ngũ giảng viên

1. Thượng tá, thạc sĩ Bùi Quang Tuyến

2. Trung tá Nguyễn Quốc Cường

3. Trung tá, thạc sĩ Trần Lưu Trung

4. Trung tá, thạc sĩ Nguyễn Đức Trọng

5. Trung tá, thạc sĩ Trương Xuân Vương

6. Đại úy Phạm Minh Tuấn

7. Nguyễn Thị Thanh Hải

8. Đặng Văn Khoa

9. Nguyễn Văn Dũng

10. Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Tùng (chuyên viên)

11. Nguyễn Thanh Hà (chuyên viên)

12. Trung tá Nguyễn Văn Ích (nghỉ chờ hưu – thỉnh giảng)

13. Trung tá Nguyễn Văn Toản (đã nghỉ hưu – thỉnh giảng)

14. Đại tá, thạc sĩ Nguyễn Văn Khỏe (đã nghỉ hưu – thỉnh giảng)

15. Đại tá Trần Duy Tính (đã nghỉ hưu – thỉnh giảng)

16. Thượng tá Võ Văn Đức (đã nghỉ hưu – thỉnh giảng)

Trong đó có 06 thạc sĩ, 02 đã hoàn thành chương trình đào tạo cao học, đang chờ cấp bằng tốt nghiệp, 02 đang học cao học.

1.5. Thông tin liên lạc

- Địa chỉ: Phòng C106, C108 cơ sở An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM

- Điện thoại: Điện thoại: 08.38352020 (165);

- Website: http://khoagdqp.hcmue.edu.vn

- Email: khoagdqp.hcmup.edu.vn

2. Thành tích nổi bật của khoa

Với những kết quả, thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và hoạt động quân sự, quốc phòng địa phương, tập thể và các cá nhân cán bộ, giảng viên của khoa đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Trường sĩ quan Lục Quân 2; Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, tặng  nhiều huân, huy chương và phần thưởng cao quý. 100% sĩ quan biệt phái đã và đang công tác tại khoa được chủ tịch nước tặng huân, huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba; nhiều đồng chí được tặng thưởng huy chương Quân kỳ Quyết thắng.

3. Ban chủ nhiệm Khoa qua các thời kỳ

THỜI GIAN

TRƯỞNG KHOA

PHÓ TRƯỞNG KHOA

1983 – 1989

Đại tá Trần Điểu

Đ/c Phạm Phú Thực

Đ/c Phạm Xuân Thạch

1990 – 1997

Thượng tá Nguyễn Đức Toàn

Trung tá Ngô Tiến Dũng

Trung tá Lâm Văn Bình

1997 – 2010

Đại tá Ngô Tiến Dũng

Thượng tá Lâm Văn Bình

2011 - 2014

Thượng tá Nguyễn Văn Khỏe

Thượng tá Hồ Sỹ Quyết

Trung tá Bùi Quang Tuyến

2015 đến nay

 

Thuợng tá Bùi Quang Tuyến

(phụ trách khoa)

4. Giá trị cốt lõi trong đào tạo

Cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu, huấn luyện sát thực tế; coi trọng rèn luyện bản lĩnh, giáo dục nhân cách nghề nghiệp và năng lực nghiệp vụ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học.

 



bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học