Lịch công tác

 
June 2024
M T W T F S S
27 28 29 30 31 1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Trang ChủNghiên cứuHướng nghiên cứu - Bài báoTrước năm 2014Lỗi viết hoa - nguyên nhân và biện pháp khắc phục - Lỗi viết hoa - nguyên nhân và biện pháp khắc phục  
Lỗi viết hoa - nguyên nhân và biện pháp khắc phục - Lỗi viết hoa - nguyên nhân và biện pháp khắc phục PDF Print E-mail
Tuesday, 19 June 2007 23:52
Article Index
Lỗi viết hoa - nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Biện pháp khắc phục
All Pages
2. Trong những trường hợp phải viết hoa, trừ trường hợp viết hoa tu từ và viết hoa chữ cái đầu câu, còn lại đều gắn liền với việc nhận diện tên riêng. Bởi vậy, khi dạy chính tả cũng như khi dạy các kiến thức về danh từ, cần phải chú ý hướng dẫn học sinh nhận diện đúng tên riêng và cách viết hoa từng loại tên riêng. Chẳng hạn:

– Phải liệt kê các loại tên riêng cho học sinh nắm (tên người (/động vật); tên đất, sông núi; tên cơ quan tổ chức; tên tác phẩm) để các em có cơ sở nhận diện đúng các loại tên riêng.

– Đồng thời phải hướng dẫn quy tắc viết hoa cụ thể cho từng kiểu loại tên riêng: viết hoa tên người Việt, địa danh Việt (phải lưu ý hướng dẫn cả cách viết một số địa danh được phiên âm từ ngôn ngữ dân tộc thiểu số (thuộc nhóm ngôn ngữ đa tiết tính)), tên người dân tộc thiểu số (tên của những nhóm dân tộc thuộc loại hình ngôn ngữ đơn tiết tính, như Mường, Tày, Nùng và tên của những nhóm dân tộc thuộc loại hình ngôn ngữ đa tiết tính, như Bahna, Hrê, Brâu, M’nông), tên người nước ngoài, địa danh nước ngoài, tên cơ quan tổ chức, tên tác phẩm.

Khi dạy viết hoa tên người, người dạy cũng nên lưu ý người học hai trường hợp khá đăc biệt. Đó là những tên riêng có cách viết khác với kiểu viết thông thường như (Nguyễn Văn) Dzu, (Lê Trần) Dzũng, (Phan Nguyễn) Sol,… do dụng ý của người khai sinh. Hoặc những trường hợp nếu là từ thường dùng thì hiện nay vẫn chấp nhận cả hai kiểu dáng chữ, như ký-kí, lý-lí, mỹ-mĩ, quy-qui… nhưng nếu là tên riêng thì buộc phải viết theo dạng đã chọn dùng (ở giấy khai sinh và hoặc các thứ giấy tờ tuỳ thân). Chẳng hạn phải viết Trương Vĩnh Ký (tên của một nhà văn hoá quê Vĩnh Long) chứ không viết *Trương Vĩnh Kí).

– Cần lưu ý hướng dẫn học sinh nhận diện và phân biệt những từ vốn là tên riêng nhưng đã được dùng chuyển loại thành danh từ (chung) chỉ chủng loại, như mực tàu, cá trê phi, dừa xiêm,… với những trường hợp danh từ riêng làm định ngữ chỉ loại như xoài Cao Lãnh, nước mắm Phú Quốc, cam xã Đoài,… Số danh từ riêng chuyển loại thành danh từ chung chỉ chủng loại không nhiều (tuyệt đại bộ phận là tên riêng địa lí, như phi (, giáo viên chỉ cần liệt kê danh sách cho học sinh, các em sẽ thuộc ngay, không tốn thời gian.

– Mặt khác cũng cần hướng dẫn học sinh nhận diện và phân biệt những trường hợp từ chỉ phương hướng với tên riêng địa lí, như phía bắc, phía nam, miền Bắc, miền Nam, đồng bằng Bắc Bộ, vịnh Bắc Bộ, phía tây, phương tây, phía đông, phương đông, hướng đông, hướng tây, các nước Phương Tây, các nước Phương Đông,...

Dấu hiệu cơ bản cần lưu ý học sinh nhận diện và phân biệt tên riêng và tên chung là: tên riêng là tên gọi riêng một người, một vật cụ thể xác định; còn tên chung dùng cho cả chủng loại, không cụ thể, không xác định.

Ngoài việc dạy nắm vững quy tắc và yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết hoa tên riêng cần giảng dạy và rèn luyện kĩ năng viết hoa tu từ. Chẳng hạn, cần hướng dẫn học sinh nắm các quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu, chức danh, viết hoa những từ ngữ tỏ ý tôn trọng,…

3. Viết hoa sai, ngoài những nguyên do thuộc về người học (không phân biệt được tên chung, tên riêng, không nắm được quy tắc), thuộc về người dạy (chưa chú ý hướng dẫn học sinh rèn luyện quy tắc viết hoa, chưa chú ý hướng dẫn học sinh phân biệt tên chung và tên riêng) còn có những nguyên do thuộc về chương trình, sách giáo khoa, tài liệu dạy học.

Sách tiếng Việt (sách cải cách, sách chỉnh lí) ở các lớp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của chúng ta xưa nay đều chưa chú ý đúng mức và toàn diện đến các nội dung dạy học các quy tắc viết hoa. (Trong sáu nhóm lỗi viết hoa nêu trên, lỗi viết hoa tên người (Việt) chiếm tỉ lệ thấp nhất. Điều này không khó giải thích. Đây là trường hợp viết hoa mà học sinh thường gặp nhất, được rèn luyện nhiều nhất. Ngoài ra, sách giáo khoa tiếng Việt ở tiểu học, trung học cơ sở (sách cải cách và sách chỉnh lí), khi dạy các nội dung về danh từ từ riêng đều có phần luyện tập về kĩ năng này).

Một tín hiệu đáng mừng là sách Tiếng Việt 4, Tiếng Việt 5, sách Ngữ văn 6 – sách thí điểm chương trình năm 2000 – đã chú ý đến các khía cạnh cụ thể của quy tắc viết hoa, chẳng hạn như quy tắc viết hoa tên người Việt, người nước ngoài, địa danh Việt, địa danh nước ngoài, quy tắc viết hoa tên cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương,… (Hình như đây là lần đầu tiên, sách giáo khoa bộ môn Ngữ văn của chúng ta đã đã tỏ ra là có chú ý một cách đủ đầy và toàn diện về nội dung, yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết hoa bên cạnh những kĩ năng khác). Điều này là dấu hiệu cho ta có quyền hi vọng ít năm nữa tình trạng lỗi viết hoa sẽ giảm tỉ tệ một cách đáng kể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 (sách cải cách và sách chỉnh lí)
2. Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, 3, 4 (sách thí điểm chương trình năm 2000)
3. Dự thảo chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5 (sách thí điểm chương trình năm 2000)
4. Sách Ngữ văn 6 (sách thí điểm chương trình năm 2000)

Đã đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 8 năm 2002

Ghi chú

[1] Dấu * được dùng để đánh dấu những trường hợp bị xem là lỗi.

[2] Những dẫn chứng về lỗi viết hoa trong bài này đều được dẫn từ các bài viết, bài trắc nghiệm kĩ năng tiếng Việt của học sinh, sinh viên, học viên mà chúng tôi thu thập được. Ngoài ra, cũng có một vài lỗi được trích từ một vài cuốn kỉ yếu, sách, báo.