Khoa Ngữ Văn
  
CÓ NHỮNG RẤT NHỚ VÀ NHỮNG TẠM QUÊN ĐỂ NHỚ NHIỀU HƠN (HOÀI HƯƠNG) PDF. In Email
Thứ tư, 17 Tháng 11 2021 16:26

45 NĂM KHOA NGỮ VĂN ĐHSP TPHCM

CÓ NHỮNG RẤT NHỚ

VÀ NHỮNG TẠM QUÊN ĐỀ NHỚ NHIỀU HƠN

Hoài Hương

Có tuổi học trò nào không bồi hồi khi ngắm những cánh phượng dần đỏ rực cả sân trường báo mùa thi? Có mối tình thơ nào không ngẩn ngơ mà vụn vỡ khi nhìn bước chân ai cuốn những cánh phượng rơi quấn quíu hồng vạt áo dài trắng trên hè phố buổi tan trường? Có thời thanh xuân nào không cất riêng cho mình một ngăn kéo ký ức màu phượng thắm để thi thoảng khẽ mở ra trong hoài niệm, trên môi đọng lại nụ cười mơ hồ mang cả buồn vui?

Cái thời của tôi, Đại học Sư phạm (ĐHSP) không phải là sự lựa chọn nằm trong TOP các trường Đại học, thậm chí còn bị “bỏ qua” trong một câu “thiệu”: “Nhất Y nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm…”. Nhưng với tôi, thì ĐHSP TP Hồ Chí Minh là khu vườn tươi đẹp, khoa Ngữ Văn là đất màu ươm những mầm non xanh, và hôm nay với chút ít thành công trong sự nghiệp, tôi tự hào được là sinh viên của trường, của khoa.

Tôi là lớp sinh viên khóa thứ 2- năm thứ 2 của Khoa Ngữ văn nhưng đồng thời lại là sinh viên khóa thứ 5 của khoa. Đây cũng là một câu chuyện đặc biệt của tôi khi nhớ về kỷ niệm với khoa và trường, để mỗi khi nhớ lại, vẫn cứ tự mỉn cười vui với riêng mình. Ừ, mà sao tôi lại yêu thế cái khoa Ngữ văn- ĐHSP TP Hồ Chí Minh, để sau khi tạm biệt “ngắt đoạn” tới ba năm, vẫn thao thiết mong được trở về ngồi đúng cái lớp C - phiên hiệu lớp ngày trước, để tiếp nối sự học trong đam mê văn chương.

Lứa chúng tôi thuộc lớp con em miền Nam tập kết theo ba má về quê hương sau năm 1975, học theo hệ 10 năm của miền Bắc, nên khi vào đại học, chúng tôi còn non xèo non xẻo, ít tuổi hơn các bạn miền Nam học hệ 12 năm, và còn thật nhí - “chip hôi” như cách gọi của các “chú giải phóng”- các anh bộ đội - lính chiến vừa xuất ngũ đi học. Cũng phải nói thêm về các “chú giải phóng”, phần đông các anh từng là sinh viên đại học hay đã học hết lớp 10 (tương đương tú tài lớp 12 trong Nam thời ấy) và tình nguyện nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Hết chiến tranh, các anh bỏ áo lính, trở lại giảng đường, và học chung cùng đám học sinh “nhí” chúng tôi.

Nhớ lại những ngày đầu tiên ở giảng đường 17, 18, khóa chúng tôi hơn nửa là các anh chị, một phần là các “chú bộ đội”, một phần là sinh viên cũ của ĐHSP Sài Gòn, một phần là giáo viên thu dung của các trường miền Nam… Nên ban đầu, có cái bỡ ngỡ, lạ lẫm, nhìn gì thấy gì cũng như khám phá bất ngờ và thú vị. Vui nhất là những cuộc làm quen, các anh các bạn trai người miền Nam rất thích xáp vào “hội” gái Hà Nội của chúng tôi, chỉ là thích nghe chúng tôi nói, vì “nghe giọng Hà Nội sao dễ thương quá trời”. Còn chúng tôi, thì hay lắng nghe các bạn nữ người miền Nam nói, phát hiện ra nhiều từ ngữ thật lạ, thật thú vị. Đặc biệt “hội” các “chú giải phóng” quả thật là một thế giới của những điều kỳ lạ, không chỉ ai cũng biết chơi đàn guitar mà chơi hay, có người thồi kèn Harmonica cực kỳ nhuyễn, còn hát thì rất hay, hát từ nhạc “đỏ” đến nhạc tiền chiến, thậm chí có anh hát chèo, diễn cả một đoạn Thị Mầu lên chùa, hay Xúy Vân giả dại… cực chuyên nghiệp.

Đọc thêm...
 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CA DAO - DÂN CA NAM BỘ (PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị) PDF. In Email
Thứ hai, 18 Tháng 10 2021 13:22

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ

CA DAO - DÂN CA NAM BỘ

PGS. TSKH. BÙI MẠNH NHỊ (*)

Ca dao là “Thơ của mọi nhà” (Xuân Diệu). Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân. Ngôn ngữ của ca dao - dân ca là lời đề tựa rất sinh động cho tư duy, tâm hồn, ngôn ngữ của nhân dân các miền trên Tổ quốc. Ca dao - dân ca Nam Bộ đã góp phần nuôi dưỡng những nhà thơ Đồng Nai – Gia Định như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp, những nghệ sĩ tài danh của âm nhạc truyền thống như Trần Văn Khê, Cao Văn Lầu, Nguyễn Vĩnh Bảo. “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập” (Thuần Phong).

1. Cha ông chúng ta mới khám phá, xây dựng mảnh đất Nam Bộ trong vòng hơn ba thế kỉ nay. Ca dao - dân ca Nam Bộ, tất nhiên cũng mới chỉ thực sự được hình thành và khởi sắc trong quãng thời gian ấy. Diện mạo ngôn ngữ ca dao - dân ca Nam Bộ là một quá trình hội tụ, phát huy những truyền thống của ngôn ngữ ca dao - dân ca dân tộc mà cha ông từ các miền ngoài “gồng gánh”mang vào, đồng thời là quá trình sáng tạo liên tục trước những đòi hỏi của cuộc sống ở mọi hoàn cảnh, mọi mục đích giao tiếp không ngừng thay đổi.

Để tạo nên diện mạo đó, nhân dân đã, một mặt, sử dụng kho tàng ngôn ngữ sẵn có của ca dao - dân ca dân tộc; mặt khác, biến đổi không ít từ ngữ, câu ca và sáng tạo rất nhiều bài ca mới, từ ngữ mới. Do đó trong vốn từ ngữ mà ca dao - dân ca Nam Bộ sử dụng, bên cạnh kho từ ngữ giàu có được phổ biến khắp cả nước, là sự có mặt của những từ ngữ nảy sinh tại địa phương. Đó là những từ ngữ làm tên gọi cho các sự vật, sản vật mới, những từ ngữ biểu hiện các sắc thái tình cảm khác nhau của con người nảy sinh trong bối cảnh tự nhiên và xã hội mới. Trong quá trình giao lưu với các miền, một bộ phận trong số này đã và sẽ được phổ biến rộng rãi, một bộ phận khác vẫn giữ nguyên tính chất của phương ngữ. Do hoàn cảnh lịch sử, sự giao lưu văn hoá giữa các miền trên Tổ quốc trong quá khứ chủ yếu là con đường từ các miền ngoài đi vào. Đất nước đã thống nhất, chắc chắn sự giao lưu văn hoá từ Nam Bộ trở ra các miền ngoài sẽ phát triển mạnh hơn, rộng và sâu hơn, trong tình cảm mong mỏi của nhân dân cả nước.

2. Nam Bộ, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều cái nhấtđồng bằng lớn nhất nước; sản lượng lúa gạo nhiều nhất nướckinh rạch nhiều nhất nướctrái cây nhiều nhất nướcdiện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nướclượng thủy hải sản thu được hàng năm cũng nhiều nhất nướcdiện tích rừng ngập mặn nhiều nhất nước… Cuộc sống của người dân Nam Bộ gắn bó máu thịt với hệ thống sông ngòi dọc ngang chằng chịt của khoảng 5.000 km đường kinh rạch, với những cánh đồng mênh mông của đồng bằng châu thổ Cửu Long, mang tầm của những đồng bằng rộng lớn, đặc biệt của thế giới, và với những miệt vườn phì nhiêu, màu xanh trải tràn, rậm rì cây trái. Nhiều nhà nghiên cứu đã dùng định danh “văn minh sông rạch”, và nhà văn Sơn Nam dùng định danh “văn minh miệt vườn” để nói về cảnh quan  sinh thái – nhân văn và cuộc sống của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Con số thống kê sau về “chợ nổi” - chợ họp trên sông, “thương cảng dân gian”độc đáo, nơi buôn bán không chỉ lúa gạo, tôm cá, mà cả các loại trái cây và hoa, cho thấy thêm điều đặc biệt của Nam Bộ: Tiền Giang có 160 chợ nổi, Bến Tre có 175, Đồng Tháp 203 và Trà Vinh có 110 chợ nổi. Sử sách viết về tự nhiên và sự giàu có của Nam Bộ không thể thiếu những trang về cảnh quan nổi bật, đặc sắc đó cùng với những chủ nhân của nó. Kinh rạchruộng đồngmiệt vườn - ba bối cảnh tiêu biểu của thiên nhiên và cuộc sống người dân Nam Bộ cũng là ba bối cảnh mà ca dao - dân ca Nam Bộ thường bộc lộ những đặc điểm ngôn ngữ của mình.

3. Người nông dân truyền thống, như C. Mác nhận xét, “trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là giao tiếp với xã hội”(1). Cụ Hipprocrates (460?-377 Trước Công nguyên) cũng đã nói: “Nông gia giỏi không chống lại thiên nhiên, anh ta cùng làm việc với thiên nhiên để làm ra nông sản” và những sản phẩm tinh thần. Nền thi ca của họ, cũng giống như bản thân họ, luôn thở hít trong thiên nhiên tươi mát, sống động. Nhân dân luôn lấy những cảnh vật thân thuộc quanh mình để phô bày tâm sự.

Ở Bắc Bộ, những hình ảnh tiêu biểu làm nên gương mặt của nông thôn cổ truyền – cây đa, bến nước, mái đình, luỹ tre, cổng làng… rất hay được nhắc tới trong các bài ca. Câu hát Trung Bộ trùng điệp hình ảnh của núi non, rừng rú, mênh mông và dữ dằn hình ảnh của biển cả… Trong ca dao - dân ca Nam Bộ, hình ảnh ghe xuồng, sông rạch, tôm cá xuất hiện với tần số rất cao. Nét độc đáo này biểu hiện ở những bài ca thuộc mọi chủ đề. Chuyện với mình hay chuyện với người, nhân vật trữ tình thường mượn hình ảnh trung gian - sông nước và ghe xuồng, tôm, cá:

Đọc thêm...
 
Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách PDF. In Email
Thứ hai, 20 Tháng 9 2021 11:04

THÔNG BÁO

V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH

 

Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh trong thời gian giãn cách vì dịch Covid – 19, Thư viện tăng cường "HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN”, qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình phục vụ, quản lý nguồn tài liệu, hướng dẫn tra cứu cơ sở dữ liệu, hỗ trợ, tìm kiếm thông tin theo yêu cầu, đăng ký tài khoản sử dụng các bộ sưu tập số, gia hạn tài liệu online, qua điện thoại, zalo và email.

Hiện nay, nguồn học liệu trực tuyến được truy cập vào các địa chỉ sau:

1. Nguồn tài liệu nội sinh (Luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học)

- Địa chỉ truy cập: https://dlib.hcmue.edu.vn/

- User: Nhập mã số thẻ Cán bộ, Giảng viên, hoặc mã thẻ Sinh viên, Học viên

- Pass: 12345678

2. Các bộ cơ sở dữ liệu chuyên ngành

Địa chỉ truy cập: https://lib.hcmue.edu.vn/, sau đó chọn mục “CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN” để khai thác thông tin.

- User: Nhập mã số thẻ Cán bộ, Giảng viên, hoặc mã thẻ Sinh viên, Học viên

- Pass: 12345678

Trong quá trình sử dụng, Quý Thầy/Cô, Các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh cần sự hỗ trợ gì, vui lòng liên hệ các chuyên viên sau:

1/ CV. Nguyễn Quang Quý      Điện thoại - Zalo: 0909811729         Email:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

2/ CV. Trần Minh Hiếu              Điện thoại - Zalo: 0908636447        Email:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

3/ CV. Nguyễn Đăng Long       Điện thoại - Zalo: 0918184942        Email:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

4/ CV. Văn Công Danh            Điện thoại - Zalo: 0775746209         Email:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

5/ CV. Phạm Thị Trà                Điện thoại - Zalo: 0399936409         Email:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 2 trong tổng số 21

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT