Khoa Ngữ Văn
  
THỂ TÀI VĂN XUÔI DU KÝ CHỮ HÁN THẾ KỶ XVIII-XIX VÀ NHỮNG ĐƯỜNG BIÊN THỂ LOẠI PDF. In Email
Thứ năm, 15 Tháng 12 2011 14:37

PGS. TS. NGUYỄN HỮU SƠN

1. Bàn về thể tài du ký nói chung và sự phát triển của văn xuôi du ký chữ Hán thế kỷ XVIII-XIX, các nhà lí luận đã xác định: “DU KÝ- Một thể loại văn học thuộc loại hình mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến. Hình thức của du ký rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến [...]. Thể loại du ký có vai trò quan trọng đối với văn học thế kỷ XVIII- XIX trong việc mở rộng tầm nhìn và tưởng tượng của nhà văn”(1)...

Trước đây chúng tôi đã từng xác định trong nền văn học trung đại Việt Nam đã có nhiều sáng tác thuộc thể tài du ký, du ngoạn, đề vịnh phong cảnh Thăng Long, núi Bài Thơ, Yên Tử, Hoa Lư, sông Lam, sông Hương núi Ngự, Bà Nà, Gia Định, Vũng Tàu, Hà Tiên... Tính từ thời Lý – Trần đến hết thế kỷ XVII đã xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca và văn xuôi đoản thiên in đậm sắc thái du ký như Hạnh An Bang phủ, Hạnh Thiên Trường hành cung của Trần Thái Tông (1240-1290), Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334); Bài ký tháp Linh Tế núi Dục Thuý của Trương Hán Siêu (?- 1354); Thiên Hưng trấn phú của Nguyễn Bá Hưng (thế kỷ XIV), Du Phật Tích sơn ngẫu đề của Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV), Du Côn Sơn của Nguyễn Phi Khanh (1355-1428), An Bang phong cảnh, Tư Dung hải môn của Lê Thánh Tông (1442-1497), Tư Dung vãn của Đào Duy Từ (1572-1634)... Bước sang giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX, thể tài du ký có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều tác phẩm văn xuôi chữ Hán trường thiên và truyện ký xuất sắc như Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề (1697-?), Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1720-1791), Tục Công dư tiệp ký của Trần Trợ (1745-?), Châu phong tạp thảo, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (1768-1839), Tang thương ngẫu lục của Nguyễn Án (1770-1815) và Phạm Đình Hổ, Hải trình chí lược của Phan Huy Chú (1780-1842), Tây hành kiến văn kỷ lược của Lý Văn Phức (1785-1849), Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ (1821-1882)(2)... Trên thực tế, đối với văn học trung đại nói chung - đặc biệt với thể tài du ký và văn xuôi du ký chữ Hán thế kỷ XVIII-XIX nói riêng - các tác phẩm đều thể hiện rõ đặc điểm giao thoa, đan xen, thâm nhập, chuyển hóa, hỗn dung và tích hợp thể loại theo nhiều hình thức và mức độ khác biệt nhau.

Đọc thêm...
 
VĂN XUÔI HƯ CẤU: RANH GIỚI VÀ GIAO THOA THỂ LOẠI (TRÊN CỨ LIỆU VĂN HỌC MIỀN NAM 1954 - 1975) PDF. In Email
Thứ ba, 13 Tháng 12 2011 16:30

Huỳnh Như Phương

 

Trong thời hiện đại, đồng thời với sự phát triển của các thể loại, giữa văn xuôi hư cấu (Fiction) và văn xuôi phi hư cấu (Non-fiction) có sự giao thoa và ranh giới chỉ là tương đối. Sự thâm nhập yếu tố phi hư cấu vào truyện ngắn hay tiểu thuyết có thể xuất hiện trên những bình diện khác nhau.

Trước hết là bình diện thủ pháp nghệ thuật. Trong truyện ngắn và tiểu thuyết, nhà văn có thể đưa vào những yếu tố phi hư cấu bằng cách “cắt dán” thông tin từ báo chí, biên bản vụ án… Như vậy, nhân vật và câu chuyện là hư cấu, nhưng đặt trên bối cảnh của những sự kiện có thực: một vụ án, một cuộc đảo chính quân sự, một biến cố chính trị…

Thứ hai là hình thức cấu trúc. Cấu trúc truyện ngắn và tiểu thuyết có thể sử dụng những hình thức phỏng vấn, nhật ký, thư tín, sổ tay ghi chép… của nhân vật hay người kể chuyện. Có tác phẩm là một chuỗi những lá thư trao đổi giữa các nhân vật. Cũng có tác phẩm gồm các chương được kết nối bằng những trang nhật ký mà nhân vật tự kể chuyện mình.

Thứ ba là bình diện thể loại hiểu như là bình diện tổ chức của chất liệu, nơi cho thấy rõ nhất sự giao thoa giữa hư cấu và phi hư cấu. Ở đây có sự thống nhất giữa chất liệu và thủ pháp, giữa nội dung và hình thức, giữa các yếu tố và cấu trúc. Sự chuyển dịch từ giai đoạn tiền thẩm mỹ với việc tiếp nhận và khai thác những sự kiện từ cuộc sống, những quy ước xã hội, những quan niệm... sang giai đoạn thẩm mỹ với việc cải biến chất liệu và sáng tạo hình thức, đó là một quá trình lao động tinh vi. Sự kết nối ở đây có thể dẫn đến những thể loại có tính chất lai ghép như tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết chân dung, tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết du ký, tiểu thuyết triết học…

Đọc thêm...
 
TIỂU THUYẾT PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ NHỮNG “LẰN RANH” THỂ LOẠI VĂN HỌC PDF. In Email
Thứ ba, 13 Tháng 12 2011 16:11

BÙI VIỆT THẮNG

 

I. DẪN NHẬP

1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thể loại trong nghiên cứu tiến trình văn học

Như chúng ta biết, mỗi thể loại, nhất là những thể loại lớn thường được gọi là “gạo cội” của văn học đều thể hiện một thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực đời sống. Mỗi thời đại văn học đều có riêng hệ thống thể loại của mình. Thời hiện đại (thế kỉ XX) hệ thống thể loại văn học Việt Nam rõ ràng là ảnh hưởng phương Tây khi nền văn học dân tộc trong trạng thái chuyển đổi hệ hình (từ phạm trù  “trung đại” sang phạm trù “hiện đại”, từ phạm trù “dân tộc” sang phạm trù ‘thế giới”). Có thể nói, trong cuộc chuyển mình tất yếu ấy, thể loại như là thước đo bầu khí quyển văn học nước nhà. M. Bakhtin trong công trình nổi tiếng của mình Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (1) đã khẳng định: “Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào của tiến trình văn học, người ta không nhìn thấy vận mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà những nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và hạng ba”. Nhà khoa học Nga đồng thời cũng đề cao và khẳng định vai trò của tiểu thuyết trong hệ thống thể loại văn học thời hiện đại: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực. Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự biến đổi. Tiểu thuyết sở dĩ đã trở thành nhân vật chính trong tấn kịch phát triển văn học thời đại mới, bởi vì nó là thể loại duy nhất do thế giới mới ấy sản sinh ra và đồng chất với thế giới ấy về mọi mặt. Tiểu  thuyết về nhiều phương diện đã và đang báo trước sự phát triển tương lai của toàn bộ nền văn học. Vì thế một khi đã có được vị trí thống ngự, nó xúc tác làm đổi mới tất cả các thể loại khác, nó làm chúng lây nhiễm tính biến đổi và và tính không hoàn thành. Nó lôi cuốn chúng một cách đầy quyền lực vào quỹ đạo của mình, chính bởi vì quỹ đạo ấy trùng hợp với phương hướng phát triển cơ bản của toàn bộ nền văn học”. Có thể coi ý kiến của nhà khoa học Nga như là “kim chỉ nam” cho các thao tác nghiên cứu thể loại tiểu thuyết nói chung và hình thức tiểu thuyết phóng sự của Vũ Trọng Phụng nói riêng trong bối cảnh tiểu thuyết hiện đại Việt Nam giai đoạn 1932- 1945.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi11121314151617181920Tiếp theoCuối»

Trang 20 trong tổng số 21

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT