HÀNH VI PHI NGÔN NGỮ CỦA GIÁO VIÊN PDF. In Email
Thứ sáu, 15 Tháng 4 2016 13:14

Ảnh từ Internet.

Có nhiều yếu tố đóng góp vào mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên – học sinh, ví dụ tính cách của học sinh, rõ ràng nó ngoài tầm kiểm soát của giáo viên và do vậy được nhắc tới khi xảy ra sự tương tác. Tuy nhiên, mối quan hệ hiệu quả không chỉ là sự tình cờ. Giaó viên phải lập kế hoạch cho các mối quan hệ cụ thể và không hề có sự cố tới kế hoạch giáo dục đối với lớp. Một yếu tố hoàn toàn nằm dưới quyền điều khiển của giáo sinh là yếu tố mà Andersen gọi bằng thuật ngữ “hành vi phi ngôn ngữ trực tiếp”. Điều này báo hiệu là người khởi sướng, với tên gọi là giáo sinh có thể tiếp cận và sẵn sàng để giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp gần gũi và thân tình, nó có thể đóng góp tích cực vào các mối quan hệ. Nghiên cứu về cách ứng xử trực tiếp cho thấy nó có thể là sức mạnh tích cực trong lớp học đặc biệt mang lại mối quan hệ giáo viên – học sinh tốt đẹp hơn. Andersen đã xem xét rất nhiều hành vi phi ngôn ngữ trực tiếp trong tình huống lớp học. Nó bao gồm:

Proxemics, hoặc việc sử dụng không gian và khoảng cách tương tác. Ở đây có hai khía cạnh – khoảng cách và sự định hướng cơ thể. Trong trường hợp khoảng cách thể chất, nhiều giáo sinh không tạo được sự gần gũi trong giao tiếp với lớp học vì họ vẫn còn xa cách theo nghĩa họ đứng trước cả lớp hoặc chỉ ngồi vào bàn giáo viên. Giáo sinh tự tin, hiệu quả sử dụng toàn bộ không gian của lớp học và di chuyển giữa các em. Liên quan tới định hướng của người nói, trực tiếp hơn trong giao tiếp khi giáo sinh đối diện với lớp học. Tác giả nói:

Nhiều giáo sinh không đối diện cần thiết với lớp học khi giảng dạy. Họ đứng đằng sau bàn, bục giảng và viết liên tục lên bảng, quay lưng xuống lớp. Điều này không chỉ làm giảm tính gần gũi với giáo viên và lớp học mà còn bỏ đi sự giao tiếp bằng mắt.

Tiêu biểu cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể là mỉm cười, gật đầu, cử chỉ điệu bộ và thư giãn cơ thể.

Một trong những gợi ý trực tiếp nhất là mỉm cười. Mỉm cười tạo ra hiệu ứng trị liệu tâm lý tích cực trong mối quan hệ, kể cả việc nâng cao sự chấp nhận trong giao tiếp. Như Andersen nói, giáo viên thường xuyên mỉm cườn là một trong những cách giao tiếp gần gũi nhất và hiệu quả nhất. Học sinh ở mọi lứa tuổi rất nhạy cảm với nụ cười như một dấu hiệu của tác động tích cực và nồng ấm.

Gật đầu là một phương pháp hiệu quả khác tiến tới sự gần gũi, đặc biệt trong trường hợp nghe phản hồi lại người nói. Khi giáo viên gật đầu với lớp, họ tạo ra sự củng cố và cho biết rằng giáo viên đang nghe và hiểu được những gì học sinh nói.

Thư giãn cơ thể tạo sự gần gũi qua việc cảm thấy thoải mái trước áp lực và lo lắng. Giaó viên càng gần gũi thì càng thoải mái, trong khi giáo viên luôn căng thẳng và lo lắng sẽ giao tiếp với học sinh bằng tháo độ tiêu cực và các em cảm nhận nó lạnh nhạt và xa lánh giáo viên nhiều hơn.

Điệu bộ, đặc biệt là cử động của tay và chân tạo ra không khí say sưa, ấm áp và tham gia. Về khía cạnh này, nó đóng góp tích cực tới giảng dạy và tương tác.

Louis Cohen, Lawrence Manion, Keith Morrison