Phòng Hợp tác Quốc tế
  
Trang chủ Tin tức hoạt động Hội thảo - Hội nghị- Tập huấn HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG LẦN THỨ III 26/7 - 27/7/2012
HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG LẦN THỨ III 26/7 - 27/7/2012 PDF. In Email
Thứ ba, 31 Tháng 7 2012 08:28


TS. Bạch Văn Hợp - Hiệu trưởng nhà Trường đọc diễn văn khai mạc Hội thảo

Hội Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường tại Việt Nam đã tổ chức hai Hội thảo Quốc tế về Tâm lý học đường (Lần thứ I ở Hà Nội và lần thứ II ở Huế) nhằm báo cáo và thảo luận về kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển ngành Tâm lý học đường ở Việt Nam và thế giới.

 

 

 

Được sự gợi ý của Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường tại Việt Nam (viết tắt là CASP-V) và sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo công văn số 3232/DGDĐT-HTQT,  trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành tổ chức “Hội thảo Quốc tế Tâm lý học đường tại Việt Nam lần thứ III – Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt động Tâm lý học đường” từ ngày 26/7 đến ngày 27/7/2012.

Vào lúc 9h00 sáng ngày 26/7/2012, Tiến sĩ Bạch Văn Hợp - Hiệu trưởng nhà trường và giáo sư Michael Hass - Chủ tịch Hội liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường thế giới đã đọc diễn văn khai mạc Hội thảo.


GS. Michael Hass - Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phát triển Tâm lý học đường thế giới
đọc diễn văn khai mạc Hội thảo

Trong các phiên làm việc, Hội thảo đã tập trung vào các nội dung: tổng kết các chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển các hướng ứng dụng Tâm lý học đường; các chương trình phát triển phòng tham vấn Tâm lý học đường ở các trường học Việt Nam; đề xuất các giải pháp triển khai các chương trình nghiên cứu và đào tạo, bồi dưỡng và ứng dụng khoa học Tâm lý học đường vào thực tiễn giáo dục ở các trường học và cộng đồng ở Việt Nam; Báo cáo và thảo luận các kết quả nghiên cứu và các vấn đề có liên quan về Tâm lý học đường. Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 100 bài tham luận với các nội dung sau đây:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của ngành Tâm lý học đường;

- Quan hệ của Tâm lý học đường và các khoa học khác;

- Khả năng ứng dụng Tâm lý học đường vào cộng đồng xã hội và giáo dục;

- Mô hình hoạt động Tâm lý học đường tại Việt Nam và trên thế giới;

- Kỹ năng của nhà tâm lý học đường;

- Mô hình đào tạo và cấp chứng nhận Tâm lý học đường trên thế giới;

- Các phương pháp và mô hình can thiệp/ điều trị cho các chứng rối nhiễu của học sinh/ thanh thiếu niên (Hành vi, Cảm xúc, Bạo lực, Nghiện…);

- Kinh nghiệm sử dụng các công cụ trắc nghiệm về Tâm lý học đường của nước ngoài tại Việt Nam.

Hội thảo lần này đã có được những định hướng và kinh nghiệm quý báu từ hai lần Hội thảo trước đây: Hội thảo Tâm lý học đường lần I (tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam –Hà Nội: 3,4/8/2009) và lần II (tại Đại học Sư phạm-Đại học Huế: 6,7/01/2011).

Ban tồ chức đã đón nhận được nhiều ý kiến góp ý và hỗ trợ các nguồn lực từ:

- Các thành viên của Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường tại Việt Nam (CASP-V).

- Các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước có quan tâm đến Tâm lý học đường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Tâm lý - Giáo dục, Hội Khuyến học Việt Nam, các trường đại học, cao đẳng, TCCN, phổ thông, mầm non, các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tham vấn tâm lý…

- Các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường ở trong và ngoài nước; Giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước quan tâm đến Tâm lý học đường.

Tuyển tập báo cáo khoa học gồm  71 bài nghiên cứu, trao đổi thông tin của các nhà khoa học và thực hành Tâm lý học đường ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Các công trình nghiên cứu đến với Hội thảo là nguồn lý luận và thực tiễn quan trọng góp phần phát triển ngành Tâm lý học đường tại Việt Nam.


Chủ tọa đoàn điều hành phiên bế mạc Hội thảo vào chiều ngày 27/7/2012

Qua 2 ngày Hội thảo tích cực với sự tham gia của các nhà KH, CB lãnh đạo - quản lý, các nhà khoa học, giảng viên, giáo viên, HV sau đại học và SV trong và ngoài trường ĐHSP TP.HCM.

Hội thảo đã đón nhận các ý kiến của đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo (TS. Nguyễn Đức Long), Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP.HCM (TS. Bạch Văn Hợp), Đại diện Hội KH TL-GD Việt Nam (Ông Huỳnh Công Minh).

Có 21 bài tham luận đã được trình bày ở phiên họp toàn thể và 3 tiểu ban và nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi của các quí vị đại biểu.

Các tham luận và ý kiến trao đổi đã tập trung phân tích và bàn luận về:

-Lý luận và ứng dụng của ngành Tâm lý học đường

-Can thiệp và trị liệu trong Tâm lý học đường

-Mô hình và kỹ năng trong Tâm lý học đường

Và đã tổng kết được nhiều điều bổ ích cho việc phát triển Tâm lý học đường ở Việt Nam

Ngoài ra, Hội thảo cũng đã có nhiều đề nghị với với Bộ Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn và giải quyết hiệu quả hơn cho việc phát triển Tâm lý học đường ở Việt Nam.

 



 Học bổng cho sinh viên 

Học bổng KOICA năm 2019

Tổ chức Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) cấp Học bổng KOICA 2019 gồm 20 chương trình đào tạo thạc sỹ. Mỗi ứng viên chỉ được dự tuyển 1 (một) chương trình. Ứng viên trúng tuyển cần trở về làm việc tại cơ quan công tác ít...
 

 Các đoàn khách quốc tế 

TIẾP ĐÓN ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA INCHEON, HÀN QUỐC

Vào lúc 10 giờ 00 ngày 30 tháng 08 năm 2018, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp và làm việc với đoàn Trường Đại Học Quốc Gia Incheon, Hàn Quốc. Tham dự buổi làm việc, về phía khách có GS. Tae-Hyun Kim - Giám đốc Viện Nghiên cứu Khoa học cơ bản – Đại...
 

 Du học 

Ngày Hội Thông tin Giáo dục Australia

Australia Future Unlimited: Education Roadshow Vietnam 2013 Ngày Hội Thông Tin Giáo Dục Australia: Tương Lai Không Giới Hạn Do Chính Phủ Australia Tổ Chức (vào cửa tự do) Hà Nội 08.30 – 14.00 Thứ Bảy 9/11/2013 Khách Sạn Daewoo 360 Kim Mã, Quận Ba...