Lịch công tác

 
Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 1 2 3 4 5

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Trang Chủ  
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt - Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt PDF. In Email
Thứ tư, 28 Tháng 2 2007 01:36
Chỉ mục bài viết
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Tất cả các trang

Chú giải:

  • [1] Hiện nay không ít tác giả xem loại từ chính là danh từ (chẳng hạn, x. Lê Cận - Phan Thiều 1983; Hồ Lê 1992; Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung 1992, …).
  • [2] Từ đây nếu không được minh định, thì số của các vị trí sau trung tâm là theo cách đánh số mới này.
  • [3] Gần như không có một kết cấu hay một từ loại nào đó là chuyên đảm nhận vai trò định ngữ trang trí hay định ngữ hạn định. Đó chỉ là những chức năng khác nhau. Chẳng hạn, Bắt con gà béo , đừng bắt con gà gầy , thì béo, gầy là định ngữ trang trí; nhưng ở Mua gà béo , đừng mua gà gầy , thì béo gầy lại là định ngữ hạn định. Có ý kiến cho rằng những vị từ chỉ tính chất, đặc trưng, nếu có cấu tạo gồm hai âm tiết như xinh xắn, gầy gò, to đùng, mập ú,… chỉ có thể làm định ngữ trang trí, chứ không thể làm định ngữ hạn định. Thực ra, tuỳ ngữ cảnh, ta cũng có thể gặp loại định ngữ hạn định là một vị từ có cấu tạo gồm hai âm tiết, ví dụ trong ngữ cảnh có tính chất đối lập có thể nói mua giấy trăng trắng thôi, đừng mua giấy đen thui . Và tuỳ ngữ cảnh, một danh ngữ, có thể là định ngữ hạn định hoặc định ngữ trang trí, tuỳ vào vị trí của nó. Chẳng hạn, Người lính da đen gầy gò ấy, thì da đen (trọng âm [01]) là định ngữ hạn định. Nhưng nếu Người lính gầy gò da đen ấy, thì da đen (trọng âm [11]) lại là định ngữ trang trí. Định ngữ trang trí cũng có thể là một ngữ vị từ, ví dụ: Cái chòm râu đã bạc trắng của ông .
  • [4] Danh từ đếm được có thể là những danh từ không chỉ đơn vị, chẳng hạn, học sinh, giáo viên, chiến sĩ, tư tưởng, v.v. (x. Nguyễn Thị Ly Kha 2001).
  • [5] Dấu * dùng để đánh dấu những tổ hợp không chấp nhận được; dấu ? hay ?? hay ??? dùng để đánh dấu những tổ hợp “không tự nhiên” hay “khó nghe” tùy theo mức độ ít hay nhiều.
  • [6] Còn về vấn đề tại sao có những định ngữ không thể xuất hiện đồng thời, xin tham khảo phân tích của N. V. Stankievich (1976:255-264).
  • [7]Điều đó là do thu, ngừ, đé, nhụ chi ̉ xuất hiện duy nhất trong một ngữ cảnh – làm định ngữ hạn định cho cá – trong khi cái cương vị định ngữ hạn định này lại do nhiều từ loại khác nhau đảm nhận. Thu, ngừ, đé khác hẳn nai trong nai lưng ; tuy nai cũng chỉ xuất hiện trong ngữ cảnh duy nhất, nhưng nhờ có lưng – từ mà ta biết chắc là danh từ làm bổ ngữ – nên ta có thể suy ra nai là vị từ.
  • [8] Tổng quan về vấn đề phân loại dân gian, xin xem chương Folk Taxonomies , D'Andrade (1995:92-121).
  • [9] Loại định ngữ này chỉ xuất hiện trong danh ngữ có danh từ đếm được (giống như định ngữ trang trí).
  • [10] Dĩ nhiên nếu mở rộng ra, chẳng hạn Con gà mái ấy cuối cùng cũng bị bán nốt để lấy tiền mua sách vở cho con vào lớp một., thì câu hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng khi ấy cuối cùng không còn thuộc danh ngữ nữa, nghĩa là ra khỏi phạm vi luận bàn.
  • [11] Nếu hiểu thông minh là định ngữ của lớp 6A, chứ không phải của em học sinh, thì câu này không thể cho là sai. Nhưng nếu vậy thì ví dụ này không liên quan đến vấn đề của bài viết . Ở ví dụ (10) c 1 , và (12)a 1 tình hình cũng tương tự.
  • [12] Có thể cho rằng giới ngữ nói chung, chứ không riêng gì giới ngữ chỉ sở hữu và giới ngữ chỉ vị trí, là đứng sau định ngữ trang trí hay chăng? Dương Thanh Bình (1971:130ff) trong một nỗ lực khái quát, dường như đã khẳng định điều đó khi ông cho rằng vị trí của giới ngữ là sau danh từ trung tâm. Tuy thuật ngữ giới ngữ ông dùng không bao gồm giới ngữ chỉ sở hữu, vì trường hợp sau được tách ra thành một nhóm riêng, nhưng ngay cả như thế, kiến giải của Dương Thanh Bình vẫn khó thuyết phục: loại giới ngữ chỉ chất liệu vẫn có thể đứng truớc định ngữ trang trí (cf. Những ngôi nhà bằng gạch, xám xịt, thấp lè tè ấy là của người dân ngụ cư ). Điều này giải thích vì sao trên thực tế khi dẫn ví dụ minh họa cho trường hợp giới ngữ đứng sau danh từ trung tâm, Dương Thanh Bình chỉ đưa ra loại giới ngữ chỉ vị trí.
  • [13] Emeneau (1951:92-93) liệt kê vào loại demonstrative numerator những từ sau: nay, này, nãy, nấy, ấy, kia, kìa, nọ, nào . Cần lưu ý rằng kìa của Emeneau (1951:92) (như trong hôm kìa , chứ không phải kìa trong anh ấy kìa , vốn có chức năng khác hẳn, dùng như một tiểu từ tình thái, không thuộc cấu trúc danh ngữ) chỉ là cách dùng địa phương. Điều đó giải thích tại sao Nguyễn Tài Cẩn (1975:50) sau đó loại bỏ kìa ra khỏi danh sách từ chỉ trỏ. Dương Thanh Bình (1971:135) gọi những từ này là post-determiner, và trong danh sách những “post-determiners quan trọng nhất”, không những ông đưa kìa , mà còn kĩa (như trong hôm kia , hôm kĩa ) và rày , cũng là những cách dùng địa phương. Nguyễn Tài Cẩn có bổ sung thêm đó ; Dương Thanh Bình ngoài đó , còn thêm đây, đấy, khác . Nhưng rõ ràng khác thuộc nhóm attribute của Emeneau hay định ngữ của Nguyễn Tài Cẩn, chứ không phải demonstrative numerator hay từ chỉ trỏ theo quan niệm của hai ông.
    Đi vào chi tiết, thì ngay trong nhóm từ chỉ trỏ cũng có thể tách ra đây , đấy , đó, kia ra thành một nhóm riêng. Đây là những từ có thể kết hợp với từ nào thành tổ hợp nào đây, nào đấy, nào đó , nào kia , để diễn ý phiếm định.
  • [14] Cần phân biệt ấy với ấy mà . Về mặt ngữ pháp, ấy có chức năng làm định ngữ, còn ấy mà có chức năng đánh dấu ranh giới giữa ngoại đề và cấu trúc đề thuyết của câu (cf. Quyển sách của cô ấy mà , (nó) còn mới , Tất cả những cái con mèo đen trong chuồng ấy mà , đều bị bệnh, Tất cả những con cá rô béo ngậy ( ) anh vừa ăn ấy mà , đều là cá rô Đầm Sét ). Ấy dùng để trực chỉ, còn ấy mà dùng để thu hút sự chú ý của người nghe, thực hiện chức năng kiểm thông (phatic function, x. Jakobson 1961). Ở những câu (15) a, b, c, ấy không thể xuất hiện ở vị trí cuối danh ngữ, nhưng ấy mà thì hoàn toàn có chức năng đó, tuy không thể coi là định ngữ, mà chỉ là một yếu tố tình thái chêm xen. Khi phát âm, ấy mà không có trọng âm, nghe như í mà .
  • [15] Có những tác giả cho rằng ngữ giới từ là ngữ đoạn ly tâm. Quan niệm như vậy sẽ dẫn đến điểm bất hợp lí: gạt giới từ vào cùng nhóm với liên từ – thứ từ loại mà ai cũng thấy rõ ràng nó đối lập với giới từ ở điểm giữa nó và yếu tố còn lại có mối quan hệ đẳng lập còn giới từ và các yếu tố còn lại trong tổ hợp lại có quan hệ phụ thuộc. Ngày nay nhìn chung giới ngữ học xác định trung tâm của ngữ giới từ chính là giới từ (cf. Asher 1994:3303ff).
  • [16] Bốn loại định ngữ này rõ ràng phải xếp vào loại định ngữ hạn định nếu hiểu một cách chặt chẽ theo O. Jerpersen. Trong trường hợp tiếng Việt, ta thấy các định ngữ này có một ô riêng, khác hẳn với những loại định ngữ hạn định khác, nên việc tách chúng ra là cần thiết. Và như thế, thuật ngữ định ngữ hạn định (và cả định ngữ trang trí ) dùng trong bài này không còn hoàn toàn trùng khít với cách hiểu của O. Jerpersen nữa.
  • [17] Các tác giả Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Tươm - Nguyễn Văn Bằng (1998:191ff) cho rằng lượng từ rưỡi có thể ở vào vị trí 1', ví dụ một điểm rưỡi, hai cân rưỡi. Chúng tôi không đưa chúng vào sơ đồ vì đấy chỉ là cách nói có tính biểu thức của toán học, thường chỉ dùng khi tính toán đo lường. Chẳng hạn so sánh: (a) chín điểm rưỡi, năm triệu rưỡi, hai quyển rưỡi, hai mét rưỡi với (b) ??? chín cái bánh rưỡi, ??hai quyển sách rưỡi, *hai mét vải rưỡi,… ta thấy, cách nói ở (a) tự nhiên hơn nhiều.

 

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

ASHER, R.E. (Editor-in-Chief) 1994. The Encyclopedia of Language and Linguistics , volume 6. Oxford · New York · Seoul · Tokyo : Pergamon Press.

CAO XUÂN HẠO

  • 1986 [1998]. Một số biểu hiện của cách nhìn châu Âu đối với cấu trúc tiếng Việt . Đăng dưới dạng tóm tắt trong Những vấn đề ngôn ngữ học của các ngôn ngữ phương Đông (Nguyễn Tài Cẩn ed.). Hà Nội: Khoa học Xã hội. In lại dưới dạng đầy đủ trong Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa . Hà Nội: Giáo dục, 1998.
  • 1992. Về cấu trúc danh ngữ tiếng Việt . In Tiếng Việt và các ngôn ngữ phía Nam , Viện Khoa học tại Tp. Hồ Chí Minh. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
  • 1998. Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa . Hà Nội: Giáo dục.
  • 1999. Nghĩa của "loại từ". Ngôn ngữ : số 1 và 2.

D'ANDRADE, Roy 1995. The Development of Cognitive Anthropology . New York · Melbourne : Cambridge University Press.

DIỆP QUANG BAN - HOÀNG VĂN THUNG 1991. Ngữ pháp tiếng Việt , tập 1. Hà Nội: Giáo dục.

DƯƠNG THANH BÌNH 1971. A Tagmemic Comparison of the Structure of English and Vietnamese Sentences . The Hague · Paris: Mouton.

ĐINH VĂN ĐỨC 1986. Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại) . Hà Nội: Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

EMENEAU, M. B. 1951. Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar . Berkeley & Los Angeles : University of California .

HOÀNG XUÂN TÂM - BÙI TẤT TƯƠM - NGUYỄN VĂN BẰNG 1998. Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Hà Nội: Giáo dục.

HỒ LÊ 1992. Cú pháp tiếng Việt , quyển 2. Hà Nội: Khoa học Xã hội.

JAKOBSON, R. 1961. Closing Statement: Linguistics and Poetics . In: Style in Language , Sebeok (ed.), New York .

JERPERSEN, O. 1924 [1958]. The Philosophy of Grammar. London : George Allen & Unwin Ltd.

LÊ CẬN - PHAN THIỀU 1983. Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt , tập 1. Hà Nội: Giáo dục.

LÊ VĂN LÝ 1972. Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam . Sài Gòn: Trung tâm Học liệu.

NGUYỄN TÀI CẨN

  • 1975. Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại . Hà Nội: Khoa học Xã hội.
  • 1976a. O konstrukcijax tipa “Sushchestvitel'noje so znachenijem jedinicy izmerenija + sushchestvitel'noje” . In Solnsev, V.M. (ed.) Vjetnamskij Lingvisticheskij Sbornik . Moskva.
  • 1976b. Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ . Hà Nội: Đại học và Trung học chuyên nghiệp. In lại năm 1996, Đại học Quốc gia Hà Nội.

NGUYỄN THỊ LY KHA 2001. Danh từ khối trong tiếng Việt hiện đại (so sánh với tiếng Hán hiện đại) , luận án tiến sĩ. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học KHXH & NV.

STANKIEVICH, N.V. 1976. O por'adke zavisimykh chlenov v attributivnom slovosochetanii . In Solnsev, V.M. (ed.) Vjetnamskij Lingvisticheskij Sbornik . Moskva.