Lịch công tác

 
Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 1 2 3 4 5

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Trang Chủ  
Giúp trẻ học ở nhà như thế nào? PDF. In Email
Chủ nhật, 13 Tháng 2 2011 07:18

Giúp trẻ tự học ở nhàCó nên giúp trẻ học ở nhà?

Ước đoán, các bậc phụ huynh dành trung bình 6 tiếng một tuần để giúp trẻ học ở nhà. Nếu bạn tỏ ra thích thú và có sự giúp đỡ kịp thời, trẻ sẽ có thái độ tốt hơn đối việc việc học trong và ngoài trường.

Và bạn cũng sẽ được lợi. Bạn sẽ biết được những mặt mạnh và khó khăn của trẻ, biết được trẻ học những nội dung gì. Trường học cũng được lợi nhờ có những học sinh có động cơ học tập và các bậc phụ huynh toàn tâm toàn ý đối với việc giáo dục trẻ.

Khi trẻ lớn hơn, tất nhiên chúng cần tự lập hơn. Giúp đỡ trẻ tổ chức việc học, cung cấp cho trẻ các dụng cụ học tập và góc học tập yên tĩnh, và đưa ra nhiều sự động viên khích lệ trẻ học.

Hầu hết các trường đều có sổ báo bài để trẻ ghi lại các nhiệm vụ phải làm ở nhà và thời điểm hoàn thành. Bạn nên kiểm tra chúng mỗi tuần (và ký xác nhận theo yêu cầu của nhà trường).

Giúp thế nào?

  • Chắc chắn rằng bạn hiểu các quan điểm, nguyên tắc của nhà trường về bài tập nhà.
  • Hỏi xin nhà trường các tờ bướm về cách hướng dẫn trẻ học ở nhà.
  • Chú ý tham dự các buổi họp phụ huynh, các thư thông báo của nhà trường đề cập đến các chủ đề đang được phụ huynh quan tâm. Đấy thực sự hữu ích để tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại.
  • Dành riêng cho trẻ một góc học tập có bề mặt phẳng, yên tĩnh, đủ ánh sáng và các dụng cụ học tập như bút, bút chì, thước, kéo, hồ, từ điển, sổ tay...
  • Tạo thói quen hàng ngày. Lập thời gian biểu để bạn có thể nắm được cả nội dung và thời gian trẻ học. Nếu trẻ đã học cấp hai, mỗi ngày bạn có thể hỏi trẻ những môn học nào có bài tập về nhà.
  • Trẻ nên được nghỉ ngơi và ăn uống trước khi bắt đầu việc học ở nhà.
  • Yêu cầu trẻ giải thích các bài tập về nhà và bài tập ấy có liên quan gì với những điều trẻ đã được học ở trường.
  • Tỏ ra thích thú và trao đổi với trẻ về những gì trẻ phải học tiếp.
  • Giúp trẻ có khả năng học tập độc lập. Hướng dẫn cách tìm kiếm thông tin, tra từ trong từ điển sẽ tốt hơn cung cấp ngay câu trả lời cho trẻ để hoàn thành bài tập.
  • Tắt ti-vi trong thời gian trẻ học nhưng có thể cho phép trẻ nghe nhạc nếu việc nghe nhạc giúp trẻ học tốt hơn.
  • Không nên dạy trẻ cách làm bạn đã sử dụng mấy chục năm trước khi bạn còn là học sinh.
  • Use home/school books to note how your child tackles the task, what is done well and where she has difficulties. (Remember, your child is probably one of 30 so keep your comments brief!) Read carefully any comments that your child's teacher makes in return.
  • Đọc kỹ sách bài tập nhà, sách giáo khoa để biết cách giải phù hợp với trẻ, chỗ nào trẻ làm tốt và chỗ nào trẻ gặp khó khăn. Nên nhớ, con bạn chỉ là một trong số mấy chục thành viên của lớp nên lời phê thường ngắn gọn. Tuy nhiên, cần đọc kỹ các lời phê của giáo viên dành cho trẻ.
  • Không cho trẻ sao chép từ sách giải trong khi học. Nói về các thông tin, tìm ra các điểm mấu chốt của bài tập và hướng dẫn trẻ viết tóm tắt chúng trên giấy, thật ngắn gọn.
  • Lạc quan đối với mọi sự cố gắng của trẻ. Nếu bạn quan tâm đến sự tiến bộ của trẻ, hãy có buổi làm việc với nhà trường.
  • Đừng xem nhẹ việc học ở nhà của trẻ. Hãy biến nó thành một khoảng thời gian đặc biệt mà gia đình bạn mong đợi.
  • Lời cảnh báo: Nhà trường luôn mong đợi cha mẹ quan tâm đến việc học của con cái, nhưng không nên giải bài tập rồi để trẻ chép lại. Nhà trường cần biết trẻ hiểu bài và có khả năng làm việc độc lập đến mức nào.

Các lớp phụ đạo

Nếu bạn cảm thấy bạn không đủ điều kiện để giúp trẻ, hãy liên hệ với nhà trường. Nhiều trường tổ chức các lớp học phụ đạo có sự tham gia của giáo viên hoặc cán bộ chuyên trách.

(A Suri, Lorna Smith; BBC;
thuantd lược dịch)