Lịch công tác

 
Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 1 2 3 4 5

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Lê Văn Trung PDF. In Email

A. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Họ và tên: Lê Văn Trung
Chức danh: Giảng viên
Học vị: Thạc sỹ
Chức vụ: Nguyên Chủ tịch Công đoàn
Lĩnh vực chuyên môn: Ngôn ngữ học
--------------------------------------------
+ Liên hệ: Văn phòng Khoa Giáo dục Tiểu học, A310, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
+ Ngày gia nhập Khoa Giáo dục Tiểu học: tháng 03/2014


 

 

B. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:

- Ngành học: Sư phạm Trung văn

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- Năm tốt nghiệp: 2003

2. Sau đại học:

Thạc sĩ:

- Ngành học: Ngôn ngữ học

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- Tên luận văn: Hiện tượng chuyển di ngôn ngữ (qua cứ liệu một số danh từ Hán Việt chỉ người)

- Năm tốt nghiệp: 2009

Tiến sĩ:

- Ngành học:

- Nơi đào tạo:

- Tên luận án:

- Năm tốt nghiệp:

3. Ngoại ngữ:

- Tiếng Anh: Chứng chỉ B

- Tiếng Trung: Cử nhân

C. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- 1999 – 2003: Sinh viên ngành Sư phạm Trung văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 2005 – 2007: Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 2007 – 2009: Học viên cao học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 2009 – hiện nay: Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học

D. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các bài báo khoa học

1. Lê Văn Trung (2011). Thử sơ đồ hoá khái niệm từ Hán Việt và một số thuật ngữ hữu quan. Tạp chí Khoa học, ĐH Sư phạm TP HCM, số 29 (63), tr. 142 – 148.

Tên bài báo tiếng Anh: Mapping concepts about the Sino-Vietnamese words and some of the relevant terms

Tóm tắt: Khi đọc các tài liệu nói về vốn từ gốc Hán trong tiếng Việt, ta thường gặp những thuật ngữ như: âm Hán Việt, từ Hán Việt, từ phi Hán Việt, từ bán âm Hán Việt, từ thuần Việt,… Nhằm giúp người học hiểu và sử dụng những thuật ngữ này được chính xác hơn, chúng tôi thử sơ đồ hoá khái niệm từ Hán Việt và một số thuật ngữ hữu quan.

Abstract: When reading the documents concerning Chinese-originated words in Vietnamese language, we often see terms such as: Sino-Vietnamese sounded words,  Sino-Vietnamese half-sounded words, Sino-Vietnamese words, Sino-Vietnamese non-related words, pure Vietnamese words,.... To help learners understand and use these terms more correctly, we try to map the concepts about the Sino-Vietnamese words and some of the relevant terms.

2. Lê Văn Trung (2012). Bước đầu tìm hiểu hiện tượng chuyển di ngôn ngữ từ Việt sang Hán. Tạp chí Khoa học, ĐH Sư phạm TP HCM, số 35 (69), tr. 123 – 130.

Tên bài báo tiếng Anh: Initial study of language transfer from Vietnamese to Chinese

Tóm tắt: Quá trình tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt đã để lại những nét tương đồng về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp... Sự tương đồng hay dị biệt giữa âm, từ Hán Việt và tiếng Hán hiện đại đều có thể gây “nhiễu” cho người học. Lí thuyết chuyển di khẳng định ngôn ngữ nào càng giống với tiếng mẹ đẻ của người học, thì càng giúp cho họ tiếp cận ngôn ngữ đó dễ dàng hơn. Bài viết này trình bày một số kết quả nghiên cứu  về hiện tượng chuyển di ngôn ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Hán qua những số liệu khảo sát và ngữ liệu cụ thể.

Abstract: The contact process between Chinese and Vietnamese has shown the similarities between these two languages in term of phonology, semantics, grammar, etc., All similarities or differences between sounds, words of Sino-Vietnamese and  modern Chinese can make people difficult to learn. Transference theory asserts that the language which is more similar to learner’s mother tongue, will help them approach and grasp it easier and more convenient. In this paper, we present some initial findings on the phenomenon of transference from Vietnamese into Chinese through survey data and specific corpus.

3. Lê Văn Trung (2015). Vấn đề phân loại từ theo cấu tạo ở tiểu học. Tạp chí Khoa học, ĐH Sư phạm TP HCM, số 6 (71), tr. 186 – 191.

Tên bài báo tiếng Anh: Classify vocabulary by structure in primary school

Tóm tắt: Bài viết đề cập việc dạy phân loại từ vựng ở tiểu học; từ đó đưa ra những nhận xét, phân tích nhằm giúp người học phân loại từ thuận lợi hơn.

Abstract: This article discusses the reality of teaching how to classify vocabulary in primary schools. Thence, it presents comments and analyses to help learners classify vocabulary more easily.