Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Nguyễn Thị Thu Thủy PDF. In Email
Nguyễn Thị Thu Thủy

A. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Thủy
Chức danh: Giảng viên chính
Học vị: Tiến sỹ
Lĩnh vực chuyên môn: Văn học
---------------------------------------
+ Liên hệ: Văn phòng Khoa Giáo dục Tiểu học, A310, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
+ Ngày gia nhập Khoa Giáo dục Tiểu học: 01/01/2010

 

 

B. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:

- Ngành học: Sư phạm Ngữ Văn

- Nơi đào tạo: Đại học sư phạm Vinh

- Năm tốt nghiệp: 1990

2. Sau đại học:

Thạc sĩ

- Ngành học: Khoa học Xã hội và Nhân văn

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Vinh

- Tên luận văn: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết “ Chiến tranh và hòa bình” của Lev. Tolstoi.

- Năm cấp bằng: 1997

Tiến sĩ

- Ngành học: Văn học

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội

- Tên luận án: Điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam (giai đoạn 1930 – 1945)

- Năm cấp bằng: 2007

3. Ngoại ngữ:

- Tiếng Nga: C

B. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- 12/1990 - 12/2009: Giảng viên Khoa Xã Hội tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghệ An

- 1/2010 - 2020: Giảng viên Khoa Giáo Dục Tiểu Học tại Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh

C. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các đề tài nghiên cứu khoa học

- Văn học nước ngoài trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, cấp trường năm 2013-2014

Các bài báo khoa học

1. Nguyễn Thị Thu Thủy (2003), Quá trình cá nhân hóa cá thể và xã hội hóa nhân cách qua văn học hiện thực phê phán 1930- 1945, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 2, tr 66- 70.

- The process of individual personalization and personal socialization through critically realistic literature 1930-1945

Tóm tắt: Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930- 1945 đánh dấu sự trưởng thành của ý thức con người trước nguy cơ bị tha hóa. Đây là tiền đề cho giai đoạn văn học 1945 -1975 nhằm phát triển quá trình xã hội hóa nhân cách theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa

Abstract: Critical realistic literature in the period of 1930-1945 marked the maturity of human when facing to the altruism. This is the premise for the literary in the phrase between 1945 and 1975 to develop the socialization of personality according to the socialist ideals.

2. Nguyễn Thị Thu Thủy (2004), Nghệ thuật góp phần hoàn thiện nhân cách, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 9, tr 78- 82.

- The contribution of Art to perfect personality

Tóm tắt: Văn học là một phương tiện quan trọng dùng ảnh hưởng của nó hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ

Abstract: Literature is an important means to use its influence to direct people to Truthfulness, Compassion, and  Beauty.

3. Nguyễn Thị Thu Thủy (2005), Tiến trình nhân thức vai trò nhân vật điển hình của văn học, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 8, tr 91- 94.

- The process of awareness of the typical character role of literature

Tóm tắt: Văn học hiện thực phê phán đã khắc họa được những kiểu nhân vật điển hình độc đáo. Vì vậy, đây là nền văn học có ý nghĩa như là “vũ khí của sự phê bình” có khả năng cải tạo cuộc sống

Abstract: Critical realism literature has portrayed typically unique types of characters. Therefore, this type of literature works like “the weapon of criticism" capable of changing  life.

4. Nguyễn Thị Thu Thủy (2005), Những tiền đề xã hội và văn học dẫn tới chủ nghĩa hiện thực phê phán 1930- 1945, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 10, tr 81- 85.

- The social and literary premises leading to critical realism 1930-1945

Tóm tắt: Văn hóa, văn minh phương Tây, hệ tư tưởng văn hóa dân chủ mới, tâm thế xã hội và khát vọng muốn khám phá đời sống theo phương thức của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa phê phán Việt Nam.

Abstract:  Western culture, civilization, the new democratic cultural ideology, social demands and the desire to explore life in the way of historical materialism leaded to the formation of criticism inVietnam

5. Nguyễn Thị Thu Thủy (2006), Cái tôi trong văn học hiên thực phê phán Việt Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 10, tr 74- 76

-  The ego in critically realistic literature in Vietnam

Tóm tắt: Cái hay của văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác là sự tự ý thức. Các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam khi khám phá điển hình đời sống bao giờ cũng đặt chúng vào cái “tôi” trải nghiệm đầy ý thức của mình để đi tới một ngày mai tốt đẹp hơn.

Abstract: The beauty of literature, like other art forms, is self-awareness. Writers of critically realistic literature in Vietnam always place work into their ego to express the hope for a better tomorrow.

6. Nguyễn Thị Thu Thủy (2013), Dạy học văn học nước ngoài cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học theo hướng tích hợp, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 45/2013, Đại học sư phạm TP HCM

- Teaching foreign literature for students in primary education in the direction of integration, Journal of Social Sciences

Tóm tắt: Bài viết đề cập vấn đề dạy học tích hợp (DHTH) liên môn trong dạy học văn học nước ngoài (VHNN) cho sinh viên (SV) ngành Giáo dục Tiểu học (GDTH). Sự tích hợp giữa các phân môn Văn học Việt Nam – Lịch sử – Văn hóa – Lí luận văn học và Mĩ học; tích hợp giữa bài giảng ở trường đại học với chương trình ở trường tiểu học sẽ đem lại hiệu quả tốt cho SV ngành GDTH trong nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, đáp ứng xu thế dạy học và hội nhập văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

Abstract: Innovations in teaching foreign  literature for students of primary education major through integration teaching

This article discusses the interdisciplinary integration in teaching foreign literature to students of primary education major. The integration between the subjects of Foreign Literature – History – Culture – Literature Theory and Aesthetics as well as the integration between lectures at universities with the syllabus in primary schools brings effective results for students of primary education major in terms of cognition, education and aesthetics to meet the trend of teaching and cultural integration nowadays.

Keywords: foreign literature, primary education, integration teaching.

 

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội


 Đăng Nhập 



 Lịch công tác 

Không có sự kiện nào