Lịch công tác

 
Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 1 2 3 4 5

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Lê Tống Ngọc Anh PDF. In Email

A. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Họ và tên: Lê Tống Ngọc Anh
Chức danh: Giảng viên
Học vị: Thạc sĩ
Chức vụ: Ủy viên Công đoàn Khoa Giáo dục Tiểu học
Lĩnh vực chuyên môn: Mĩ thuật và Phương pháp dạy học Mĩ thuật
--------------------------------------
+ Liên hệ: Văn phòng Khoa Giáo dục Tiểu học, A310, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
+ Ngày gia nhập Khoa Giáo dục Tiểu học: tháng 12/2014


 

B. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:

- Ngành học: Thiết kế đồ họa – Mĩ thuật công nghiệp

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Tôn Đức Thắng

- Năm tốt nghiệp: 2008

2. Sau đại học:

Thạc sĩ:

- Ngành học: Lí luận và lịch sử Mĩ thuật

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Mĩ thuật Thành phố Hồ Chinh

- Năm tốt nghiệp: 2015

 

3. Ngoại ngữ:

- Tiếng Anh: B2

C. QÚA TRÌNH CÔNG TÁC

- 2012 – 2015: Học viên cao học Đại học Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

- 12/ 2014 – Hiện nay: Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học

D. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các đề tài nghiên cứu khoa học

Các bài báo khoa học

1. Lê Tống Ngọc Anh (2015). Dạy mỹ thuật cho trẻ tiểu học theo dự án Hỗ trợ giáo dục mỹ thuật bậctiểu học (SAEPS) Việt Nam – Đan Mạch. Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt 06/2015, tr. 161-168, ISBN: 978-604-947-640-2

Tên bài báo tiếng Anh: Teaching art for primary students with Project "Support to art education in primary schools" (SAEPS) between Vietnam –Denmark (2015)

Tóm tắt: Dự án “Hỗ trợ giáo dục mỹ thuật ở bậc Tiểu học” (SAEPS) tại Việt Nam là một dự án trong chương trình hợp tác văn hoá Việt Nam – Đan Mạch. Dự án này với trọng tâm thay đổi phương pháp giảng dạy mỹ thuật theo hướng đổi mới đã bắt đầu được thực hiện áp dụng rộng rãi trên cả nước. Bài viết mô tả sơ lược Phương pháp giảng dạy mỹ thuật mới và một số vấn đề phát sinh, từ đó đưa ra một số ý kiến khắc phục để phương pháp và dự án này được thực hiện tốt hơn.

Abstract: Support to arts education in primary school" (SAEPS) in Vietnam is a project in cultural cooperation program between Vietnam & Denmark. This project focuses on changing ways of teaching art into new innovative methods which started to be widely adopted across the country. This paper describes briefly these new methods and related emerging issues, thereby gives some solutions for a better implementation of new teaching methods.

2. Lê Tống Ngọc Anh (2016). Đánh giá trong bộ môn Mỹ thuật bậc tiểu học theo hướng phát triển năng lực. Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên và cán bộ trẻ các trường đại học Sư phạm toàn quốc năm 2016, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 636-644, ISBN: 978-604-947-640-2

Tên bài báo tiếng Anh: Assessment of the Fine Arts Department in primary school towarded capacity development

Tóm tắt: Đánh giá trong bộ môn Mỹ thuật bậc Tiểu học theo hướng phát triển năng lực là một phần trong việc đánh giá năng lực học sinh Tiểu học. Tuy nhiên hiện tại việc nhận xét, đánh giá còn sơ sài và mang nhiều tính hình thức, không mang lại hiệu quả tích cực cho học sinh cũng như phản ánh đúng chương trình giáo dục mỹ thuật hiện tại. Bài viết đưa ra những quan điểm, mục tiêu và phương pháp nhận xét đánh giá bộ môn này theo hướng phát triển năng lực.

Abstract: Assessment of the Fine Arts Department in primary school towarded capacity development is an important part of the capacity assessment Primary students. But now, the assessment is too simple and had no quality, it doesn’t have positive results for students as well as reflection of the programs in the art education. The article provides the views, goals and methods of the assessment of the Fine Arts Department towarded capacity development.

3. Nguyễn Lâm Hữu Phước, Ngô Thị Phương, Lê Tống Ngọc Anh, Phạm Phương Anh (2018), Sử dụng các vật liệu tái chế để thiết kế các Dự án nhỏ STEM để dạy “Chủ đề không khí” ở trường Tiểu học, Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Giáo dục STEM kết nối cộng đồng, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Lê Tống Ngọc Anh (2019). Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Giáo viên dạy học Mĩ thuật tại Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu tham luận tại hội nghị “Nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học”, Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương, Hà Nội

Tóm tắt: Khái quát thực trạng giáo dục Mĩ thuật bậc Tiểu học tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và công tác đào tạo đội ngũ giáo viên có khả năng dạy Mĩ thuật bậc Tiểu học tại Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Mĩ thuật bậc Tiểu học và định hướng đào tạo giáo viên có khả năng dạy Mĩ thuật tích hợp với các môn học khác nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học phát triển năng lực theo chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Các danh hiệu, giải thưởng đạt được