Ngôn ngữ

Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Khoa Học Giáo Dục
Cơm cha áo mẹ chữ thầy. Gắng công mà học có ngày thành danh.
  

Home Phát triển năng lực tự học Khu vực chuyên ngành Khoa học GD Bài tập thực hành GDHPT-Công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông
Bài tập thực hành GDHPT-Công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông PDF. In Email
Thứ tư, 13 Tháng 4 2016 09:13

Bài tập 1: Có ý kiến cho rằng: “Giaó viên chủ nhiệm là “linh hồn” của một lớp học”. Hãy phân tích ý kiến đó...

Bài tập 2: Giaỉ thích và chứng minh nhận định: “Giaó viên chủ nhiệm ở trường phổ thông là “cầu nối” giữa tập thể học sinh với các mối quan hệ trong trường, đồng thời là người “cố vấn” cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh”

Bài tập 3: K.D.Usinxki nói: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt, trước hết, phải hiểu con người về mọi mặt”. Vận dụng câu nói trên vào công tác GVCN lớp như thế nào? Minh họa bằng tình huống cụ thể mà giáo viên đã giáo dục thành công nhờ hiểu biết sâu sắc học sinh (hoặc ngược lại).

Bài tập 4: Khi nghiên cứu đặc điểm của HS và tập thể HS lớp CN cần dựa trên những tiêu chí nào? Bạn hãy trình bày những cách thức nghiên cứu học sinh mà bạn biết.

Bài tập 5: Giaỉ thích và chứng minh nhận định: Xây dựng tập thể học sinh vững mạnh là con đường giáo dục có hiệu quả.

Bài tập 6: Phân tích nhận định: Tập thể HS vừa là môi trường, vừa là phương tiện trực tiếp góp phần tác động tói sự phát triển nhân cách của học sinh. Từ đó, trình bày những biện pháp xây dựng tập thể học sinh vững mạnh.

Bài tập 7: Lập mẫu phiếu điều tra cơ bản đối với học sinh ở giai đoạn tiếp cận học sinh lớp chủ nhiệm. Lập mẫu thống kê phân loại học sinh lớp chủ nhiệm.

Bài tập 8: Xây dựng biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng các mặt giáo dục toàn diện cho học sinh ở lớp chủ nhiệm (theo từ mặt: học tập, đạo đức, lao động – hướng nghiệp, thể chất, thẩm mỹ)

Bài tập 9: Phân tích ý nghĩa của sự phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong công tác giáo dục học sinh ở trường phổ thông.

Bài tập 10: Xây dựng những biện pháp phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với Chi đoàn học sinh trong lớp để giáo dục học sinh.

Bài tập 11: Xây dựng những biện pháp phối hợp của GVCN với GV bộ môn để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh trong lớp chủ nhiệm.

Bài tập 12: Xây dựng những hình thức và biện pháp phối hợp của GVCN với gia đình HS.

Bài tập 13: Tìm hiểu những kinh nghiệm GD học sinh cá biệt thành công của một GVCN mà bạn biết.

Bài tập 14: Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục, hãy nêu và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (theo quan điểm của bạn) những phẩm chất, năng lực quan trọng nhất của người GVCN lớp. Từ đó vạch kế hoạch rèn luyện những phẩm chất và năng lực đó.

Theo tài liệu của PGS.TS Trần Thị Hương

 


 Lượng Truy Cập