Get Adobe Flash player

 

 

Website Liên kết

Chỉ mục bài viết
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
CHƯƠNG II: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG
CHƯƠNG III: CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG Ở CẤP TRUNG ƯƠNG
CHƯƠNG IV: CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG Ở CÁC CẤP ĐỊA PHƯƠNG
CHƯƠNG V: TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG VÀ ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP
CHƯƠNG VIII: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
CHƯƠNG IX: ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
CHƯƠNG X: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG XI: TÀI CHÍNH CỦA ĐẢNG
CHƯƠNG XII: CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG
Tất cả các trang

CHƯƠNG VIII: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Ðiều 34:
Tổ chức đảng và đảng viên có thành tích được khen thưởng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. 
Ðiều 35:
1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời. 
2. Hình thức kỷ luật: 
- Ðối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán; 
- Ðối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; 
- Ðối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo. 
Ðiều 36:
Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm: 
1. Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao). Ðảng ủy cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp ủy viên cấp dưới. Ðảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý. 
2. Cấp ủy tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên cùng cấp. Ban thường vụ cấp ủy quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp và cấp trên. 
3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị. Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, nhưng không phải là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. 
4. Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý và cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp. 
5. Cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới quyết định. 
6. Ðảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức thì tùy mức độ, tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ.
Ðiều 37:
Thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm: 
1. Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng cấp dưới. 
2. Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng do cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy cấp trên cách một cấp quyết định. Quyết định này phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên trực tiếp và Ủy ban Kiểm tra Trung ương. 
3. Chỉ giải tán một tổ chức đảng khi tổ chức đó phạm một trong các trường hợp: có hành động chống đường lối, chính sách của Ðảng; vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật của Nhà nước. 
Ðiều 38:
1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị lên cấp có thẩm quyền quyết định. 
2. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên quyết định các hình thức kỷ luật theo thẩm quyền, đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đó. 
3. Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng và khai trừ đảng viên phải được ít nhất hai phần ba số thành viên của tổ chức đảng cấp dưới đề nghị và do tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định. 
Ðiều 39:
1. Ðảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật. 
2. Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên cấp ủy cấp trên quyết định. 
3. Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến. 
4. Quyết định của cấp dưới về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải báo cáo lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp; nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Ðảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên. 
5. Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; trường hợp cần thông báo rộng hơn thì do cấp ủy có thẩm quyền quyết định. 
6. Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định. 
7. Tổ chức đảng, đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng, kể từ ngày nhận quyết định, có quyền khiếu nại với cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương. Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật, thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. 
8. Khi nhận khiếu nại kỷ luật, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra thông báo cho tổ chức đảng hoặc đảng viên khiếu nại biết; chậm nhất ba tháng đối với cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương, sáu tháng đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại, phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng và đảng viên khiếu nại biết. 
9. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật. 
Ðiều 40:
1. Ðảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra khỏi Ðảng. 
2. Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, cấp ủy cấp trên trực tiếp lập tổ chức đảng mới hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng cho số đảng viên còn lại. 
3. Ðảng viên bị kỷ luật cách chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp ủy, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn. 
4. Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng phải được cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

 



Số lượt truy cập