French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
  
Trang chủ Đổi mới Giáo dục & Đào tạo Cần sớm sửa luật Giáo dục đại học
Cần sớm sửa luật Giáo dục đại học PDF. In Email
Thứ tư, 15 Tháng 2 2017 06:51

 

Theo nhiều chuyên gia, để giáo dục đại học tiếp cận được với xu hướng phát triển của thế giới thì cần phải sửa càng sớm càng tốt luật Giáo dục đại học.

Cần điều chỉnh luật cho cho phù hợp với những hoạt động thực tế ở trường ĐH  /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Gắn mác “phi lợi nhuận” để có lợi
Có nhiều ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT định nghĩa lại khái niệm trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận theo đúng thông lệ quốc tế. Theo đó, trường đại học (ĐH) không vì lợi nhuận phải đúng là một tổ chức không vì lợi nhuận, nghĩa là không có cổ đông và không chia lời nếu có. Trong khi đó, luật Giáo dục ĐH hiện hành quy định cơ sở giáo dục ĐH mà các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn nếu được hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ thì vẫn được xem là ĐH không vì lợi nhuận.
Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Trường ĐH FPT, với định nghĩa trên và cùng một số quy định khác trong luật, việc “lách luật” của các trường là rất dễ. Thực tế nhiều trường đã tìm cách lách để lợi dụng, từ đó nảy sinh nhiều hệ lụy. Chẳng hạn trường tuyên bố phi lợi nhuận nhưng cổ đông vẫn được chia lãi, đồng thời chính các cổ đông lại được một số lợi ích khác. Đã vậy, các trường phi lợi nhuận vẫn có thể lách chia lãi suất cho cổ đông cao hơn mức quy định bằng cách trả lương thưởng cao cho các cổ đông hoặc chuyển lợi nhuận thông qua các hợp đồng với công ty sân sau. Trước thực tế này, nhiều trường lợi nhuận đã bị cổ đông “ép” phải chuyển sang phi lợi nhuận. Đây là cơ sở nảy sinh những bất đồng nội bộ liên miên của các trường ĐH tư thục, làm ồn ào dư luận trong thời gian qua.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://thanhnien.vn/giao-duc/can-som-sua-luat-giao-duc-dai-hoc-791430.html

 

 


 Truy Cập 

 Giáo dục và Thời đại 

 Giáo dục Việt Nam 

 Giáo dục TP.HCM 

 Trường học kết nối 

 PISA - OECD