Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Lịch Sử
Bạn biết quá khứ, bạn hiểu hiện tại, bạn tiên đoán tương lai
 

 
Trang Chủ ĐỌC BÁO GIÚP BẠN THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI Sai lầm của NASA trong thảm họa tàu con thoi Columbia
Sai lầm của NASA trong thảm họa tàu con thoi Columbia PDF. In Email
Thứ tư, 15 Tháng 12 2010 16:17


Phi hành đoàn trên tàu con thoi Colombia.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã cho công bố trên trang web chính thức của mình một bản báo cáo dày tới 400 trang, trong đó kể lại chi tiết về bi kịch của tàu con thoi Columbia hồi năm 2003.

Để có được bản báo cáo hết sức chi tiết này, các chuyên gia của NASA đã phải chuẩn bị trong suốt 6 năm trời. Quan trọng hơn là báo cáo này đã vạch ra rất nhiều sai sót về kỹ thuật và nguyên tắc an toàn của NASA để làm bài học cho những chuyến bay trong tương lai...

Còn nhớ là tàu con thoi Columbia trong sứ mạng thứ 28 của mình đã gặp nạn trong khi chuẩn bị hạ cánh xuống trái đất vào ngày 1/2/2003, khiến cho toàn bộ phi hành đoàn gồm 7 nhà du hành vũ trụ bị thiệt mạng - đó là Chỉ huy trưởng phi hành đoàn Rick Husband; các phi công Willie McCool và Michael Anderson; các chuyên gia tham gia sứ mạng là David Brown, Kalpana Chawla, Laurel Clark; phi hành gia đầu tiên của Israel, Đại tá không quân Ilan Ramon.

Để tổng hợp được bản báo cáo này, các tác giả đã phải liên hệ trực tiếp với gia đình các phi hành gia xấu số để tìm hiểu nhiều chi tiết. Trong nhiều trường hợp, những thân nhân này đã giúp đỡ rất nhiều cho các chuyên gia trong quá trình hoàn tất báo cáo. "Đây là một cách để chúng tôi vượt qua nỗi đau buồn từ thảm kịch trên - Pam Melroy, Phó giám đốc dự án, đồng thời cũng là một cựu chỉ huy trưởng tàu con thoi, cho biết - Đó quả thật là một công việc khó khăn nhất mà tôi từng làm".

Bản báo cáo lần này đã mô tả rất tỉ mỉ mọi chi tiết của thảm kịch, trong đó có cả những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời của các phi hành gia trên tàu Columbia. Cụ thể theo như nội dung của báo cáo, các phi hành gia đã biết được rằng, họ đã đánh mất khả năng kiểm soát con tàu khoảng 41 giây trước khi bị ngất, rồi con tàu nổ tung sau đó.

Phân tích sâu hơn, các tác giả của bản báo cáo nhận xét rằng, các phi hành gia đã không có đủ những trang thiết bị cần thiết, đồng thời không được huấn luyện các phương án đặc biệt để có thể giúp tăng thêm cơ hội sống của họ trong những trường hợp gặp biến cố như trên.

Những hình ảnh cuối cùng của tàu con thoi Colombia.

Theo các chuyên gia, các phi hành gia trong thời gian hạ cánh cũng mặc những bộ đồ phi công chuyên dụng, nhưng 1 người không thèm đội mũ, 3 người khác không đeo găng tay. Ngay cả khi họ biết rằng con tàu đã có khe hở, không ai áp dụng thêm bất cứ biện pháp phòng ngừa nào.

Phi hành đoàn trước đó đã được huấn luyện kỹ về cách giải quyết các vấn đề liên quan tới chuyến bay, nhưng không được huấn luyện các kỹ năng đảm bảo tồn tại trong những tình huống khẩn cấp. Trong khi đó, các chuyên gia của NASA lại không đề nghị bất cứ thay đổi nào trong thủ tục bay hiện nay dành cho loại tàu con thoi.

Các tác giả bản báo cáo còn tập trung phê phán nhiều trang thiết bị của tàu con thoi, cũng như mũ và dù của các phi hành gia. Theo họ, tất cả hệ thống còn rất nhiều điểm yếu kém và chưa hoàn thiện. Chẳng hạn như dù cho các phi hành gia chỉ mở được bằng tay, một tính năng chẳng có ý nghĩa gì đối với các phi công đã bị ngất. Thiết kế của ghế ngồi và mũ trong nhiều tình huống khẩn cấp không thể bảo vệ được cho các phi hành gia, thậm chí còn làm hại họ.

Dù sao theo các tác giả thì mục tiêu chính của bản báo cáo là giúp vạch ra những thiếu sót nhằm hoàn thiện khả năng giúp đỡ cho các thế hệ phi hành gia sau này. Cùng với phương châm này, báo cáo cũng đề xuất chế tạo những mẫu bộ đồ phi công vũ trụ mới. Nguyên nhân là do những bộ đồ phi công vũ trụ hiện nay không thích hợp cho khả năng hoạt động thuận tiện cũng như bảo đảm an toàn trên quỹ đạo.

Như trong trường hợp của tàu Columbia, những bộ đồ này đã không thể bảo vệ các phi hành gia khi hiện tượng giảm áp diễn ra quá nhanh, khiến tất cả mọi người bị tê liệt chỉ sau vài giây, không kịp điều chỉnh những bộ đồ này sang chế độ bảo vệ đầy đủ chống lại việc mất áp suất trong cabin.

Điều tra cho thấy, nguyên nhân tàu con thoi Columbia gặp nạn chính là do trong quá trình cất cánh tại mũi Canaveral (Florida), một mảnh bọt cách nhiệt vỡ ra từ thùng nhiên liệu bên ngoài đã làm thủng cánh con tàu.

Trong các điều kiện như vậy, chuyến bay của con tàu trong khoảng không vũ trụ không có không khí trên thực tế lại không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong giai đoạn hạ cánh, khi con tàu đi vào các lớp khí quyển dày đặc phải chịu độ ma sát rất cao, những tổn hại như vậy lại cực kỳ nguy hiểm. Cả thế giới đã quan sát thấy con tàu bị vỡ làm nhiều mảnh sau khi không khí với sức ép rất lớn đã lọt vào lỗ hổng này, phá vỡ mọi cấu trúc của con tàu.

Nói cách khác, tàu con thoi Columbia đã bị nổ tung là do NASA ngay từ giai đoạn trước đó đã không thể dự đoán được nguy cơ của tai nạn nhỏ trên. Điều quan trọng nhất từ bản báo cáo, theo các tác giả của nó, chính là đã giúp đánh giá lại toàn bộ những ưu khuyết điểm của hệ thống cơ sở hạ tầng trong tàu con thoi, từ những chi tiết nhỏ nhất như dây lưng an toàn cho tới mũ phi công cho từng thành viên đội bay, nhờ đó đưa ra các đề xuất để cải thiện thiết kế của những con tàu còn lại và trong tương lai, cũng như xây dựng và ban hành những nguyên tắc an toàn bay nghiêm ngặt hơn.

"Bằng cách học tập nghiêm túc từ những bài học trên, cũng như tiếp bước nhiệm vụ của các phi hành đoàn Apollo 1, Challenger và Columbia, chúng ta sẽ khiến sự hy sinh của họ và của gia đình họ trở nên có ý nghĩa hơn - bản báo cáo kết luận - Đây là việc làm rất cần thiết cho họ, cho các thế hệ khai phá trong tương lai, theo hướng phấn đấu của chúng ta là tốt đẹp hơn và vươn xa hơn".

Dù sao NASA được đánh giá là còn rất nhiều thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện những yêu cầu quan trọng từ báo cáo trên. Hiện cơ quan này đã quyết định tạm gác chương trình tàu con thoi từ năm 2010, chuyển sang tập trung nỗ lực cho một chương trình mới có tên "Constellation" nhằm đưa các phi hành gia quay trở lại mặt trăng. Những kế hoạch phóng tàu con thoi được hy vọng sẽ tái khởi động sớm nhất vào năm 2015

Linh Nga (tổng hợp)

http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=68500

 


 Đăng Nhập 




bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học