Khoa Địa Lý
  

webmail

Lượt truy cập

Liên kết website

Học tập trực tuyến

nghiencuukhoahoc

album_hinh

Trang Chủ Nghiên cứu THỰC ĐỊA HỌC PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI
THỰC ĐỊA HỌC PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI PDF. In Email
Thứ năm, 27 Tháng 7 2017 15:21

Nhằm tăng cường tri thức thực tế và gắn kết mối quan hệ giữa đơn vị đào tạo với các tổ chức kinh tế - xã hội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh luôn coi trọng hoạt động nghiên cứu, học tập ngoài thực địa. Trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Địa lí, các học phần Địa lí kinh tế - xã hội chiếm vị trí quan trọng. Vì vậy, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành lập Đoàn nghiên cứu thực địa các học phần Địa lí kinh tế - xã hội tại địa bàn Duyên hải cực Nam Trung Bộ từ ngày 27 - 30/5/2017.

 

 

Phát triển tổng hợp kinh tế biển là thế mạnh của Duyên hải Nam Trung Bộ nối chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Vì vậy, Đoàn thực địa tập trung nghiên cứu, khảo sát hoạt động khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển, ngư nghiệp và các hoạt động công nghiệp - dịch vụ liên quan.

Đến với Công ty Yến Sào Khánh Hòa, đơn vị kinh tế nhà nước đầu tàu của Vùng, Đoàn khảo sát các hoạt động sản xuất của đơn vị, tập trung vào hoạt động khai thác hải sản kết hợp kinh doanh du lịch ở Hòn Nội. Tại đây, các bạn sinh viên được những người công nhân giới thiệu về các quy trình khai thác tổ Yến và được tham quan nơi Yến làm tổ ở sâu trong các khe núi. Qua đó các bạn sinh viên cũng hiểu thêm về cách thức tổ chức du lịch kết hợp với giới thiệu sản phẩm của Công ty Yến Sào Khánh Hòa.

Địa bàn nghiên cứu chính của Đoàn là Khu kinh tế Văn Phong, được Chính phủ xác  định là một trong các KKT ven biển quan trọng nhất nước ta trong tương lai. Khu kinh tế Vân Phong là khu kinh tế tổng hợp đa nghành, đa lĩnh vực, là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước. Nhờ sự giúp đỡ của Ban quản lý khu kinh tế, các bạn sinh viên đã có cái nhìn bao quát nhất về việc điều hành và quản lý khu kinh tế, cũng như hiểu thêm về cơ sở hạ tầng, lợi thế, các chính sách ưu đãi và hỗ trợ của khu kinh tế đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một trong những hoạt động nghiên cứu quan trọng của Đoàn là tìm hiểu tình hình phát triển công nghiệp năng lượng ở Vùng DHNTB, bao gồm Trng tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Nhà máy phong điện Thuận Bình. Đến nơi, đoàn được nhân viên của nhà máy tận tình hướng dẫn và cho xem những đoạn phim ngắn về lịch sử hình thành, quy trình sản xuất điện và những sản phẩm làm từ sỉ than của nhà máy. Các bạn sinh viên được mặc đồ bảo hộ khi đi tham quan bến cảng và khu nhà điều hành.

Chuyến đi thực địa rất hữu ích và thiết thực, nó không chỉ giúp củng cố những kiến thức đã học mà còn bổ sung những kinh nghiệm thực tiễn thông qua việc tham quan thực tế phục vụ cho việc giảng dạy sau này. Ngoài ra, các bạn sinh viên đã thấy được sự vận hành chuyên nghiệp của những kỹ sư trên dây chuyền sản xuất tự động hóa, phong cách làm việc hiện đại và được trải nghiệm những bài học lý thuyết vào môi trường làm việc thực tế tại nhà máy.

Một số hình ảnh của Đoàn nghiên cứu thực địa

1/ Khảo sát và nghe cán bộ KKT Văn Phong báo cáo ngoài thực địa (Đầm Môn)

2/ Khảo sát cầu cảng nhà máy  nhiệt điện Vĩnh Tân 2

3/ Xem phim giới thiệu nhà máy

4/ Tham quan khu vực điều khiển

 

5/ Chụp hình lưu niệm với lãnh đạo nhà máy

 



bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học