Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Lịch Sử
Bạn biết quá khứ, bạn hiểu hiện tại, bạn tiên đoán tương lai
 

 
Trang Chủ ĐỌC BÁO GIÚP BẠN THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI Bí mật trận chiến trên đại dương
Bí mật trận chiến trên đại dương PDF. In Email
Thứ năm, 16 Tháng 12 2010 14:15

13/04/2009 07:33

Ba tàu ngầm Đức: U-604 (phải), U-659 (trái) và U-409 đang tiếp cận nổi để tấn công đoàn tàu hộ tống SL 125 năm 1942.

(HNM) - Đêm 3-11-1942, khi bóng tối đã đặc quánh trên biển, hơn 1.400 chiếc tàu các loại của quân Đồng minh lặng lẽ rời Địa Trung Hải, hướng về vùng biển Bắc Phi. Điểm đến của hải đoàn khổng lồ này là cảng Ô-ran và cảng An-ghi-ơ của An-giê-ri. Để ra khỏi Địa Trung Hải vào Đại Tây Dương, đoàn tàu phải đi qua eo biển Ghi-bran-ta dài hơn 50km, rộng từ 12-37km, nối thông Địa Trung Hải với Đại Tây Dương.

Tuy không nắm được chính xác đoàn tàu đang rời Địa Trung Hải của quân Đồng minh sẽ cập bến nào, nhưng Nguyên soái Hải quân Đức Ê-rích Rết-đơ không khó khăn để biết chắc chắn rằng để ra được Đại Tây Dương và đến đích nào đó, hơn 1.400 con tàu kia ắt phải theo hải trình qua eo Ghi-bran-ta.

Hàng chục chiếc tàu ngầm của Đức được điều động tới eo biển Ghi-bran-ta và dựng lên trận địa mai phục trùng điệp suốt ngày đêm. Một trung đội chuyên phóng ngư lôi của Đức được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Trên thực tế, quân Đức đã phong tỏa toàn bộ eo biển Ghi-bran-ta.

Khi đoàn tàu của quân Đồng minh trên Địa Trung Hải chỉ còn cách Ghi-bran-ta khoảng 180km, những chiếc tàu ngầm của Đức trấn giữ eo biển được lệnh tiến gấp về phía Tây - Nam. Số là, lực lượng trinh sát kĩ thuật Đức vừa phá mã được bức điện mật thông báo có một đoàn tàu khác cũng của quân Đồng minh đang từ Xi-ê-ra Lê-ôn, một quốc gia nhỏ ở Tây Phi di chuyển đến cảng Li-vơ-pun (Anh). Trước đó vài ngày, không quân và các tàu trinh sát vô tuyến điện của phát xít Đức cũng đã giám sát 24/24 giờ mọi động tĩnh của một đoàn tàu khác cũng của quân Đồng minh xuất phát từ quần đảo Anh, một nhóm đảo ngoài khơi bờ biển phía Tây-Bắc của châu Âu có liên hệ với các nước như: Anh, Ai-len, Bắc Ai-len...

Hải quân Đức phải lựa chọn trong 3 mục tiêu: hoặc là 2 đoàn tàu của quân Đồng minh hay là tiếp tục mai phục tại Ghi-bran-ta để chờ đoàn tàu của quân Đồng minh rời Địa Trung Hải. Cuối cùng Hải quân Đức đã chọn mục tiêu dễ dàng nhất là tiêu diệt đoàn tàu được xác định chỉ là những tàu chở hàng và số lượng không đáng kể tàu hộ tống.

Chỉ khoảng 24 giờ sau khi nhận được điện báo, những chiếc tàu ngầm Đức bắt kịp đoàn tàu Đồng minh mà bức điện mật đề cập tới. Đó là đoàn tàu hộ tống SL 125, gồm một số tàu hộ vệ loại nhỏ và một số tàu vận tải không rõ số hàng hóa, do Thiếu tướng Hải quân Mỹ Rây-nơ chỉ huy.

Cuộc đụng độ giữa những chiếc tàu ngầm Đức và đoàn tàu hộ tống SL 125 diễn ra suốt 6 ngày 6 đêm. Theo tuyên bố của quân Đức sau đó, trong trận này, lực lượng tàu ngầm Đức đã đánh chìm 30 chiếc tàu các loại của quân Đồng minh, đúng bằng số tàu có mặt trong đội hình SL 125.

Tuy nhiên, Hải quân Đức không ngờ được rằng khi các tàu ngầm Đức rời trận địa mai phục ở eo biển Ghi-bran-ta thông ra Đại Tây Dương, thì hơn 1.400 chiếc tàu quân Đồng minh đã lặng lẽ thoát khỏi Địa Trung Hải.

Tại sao những chiếc tàu ngầm kia của Đức lại hành động như vậy? Vì lẽ gì mà chúng lại lao đi đánh đoàn tàu SL 125 ít giá trị hơn? Có thể quân Đồng minh đã phải dày công lập mưu làm cho người Đức tin rằng SL 125 đang chở một lượng lớn thiết bị và hàng hậu cần quan trọng, làm mồi nhử hải quân Đức. Phải chăng các tướng lĩnh quân Đồng minh đã cố ý để lộ SL 125 đúng thời gian, đúng địa điểm làm vật hi sinh để đội tàu kia thoát khỏi Địa Trung Hải qua eo Ghi-bran-ta?

Chỉ những quan chức cấp cao của quân Đồng minh mới biết được câu trả lời cho những câu hỏi trên, nhưng đến nay họ vẫn giữ kín câu chuyện này. Khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc, chỉ một lần tướng Rây-nơ của Mỹ hé lộ một chút ít manh mối khi ông nói với bè bạn rằng, trong cuộc đời binh nghiệp, lần đầu tiên vị tướng này nhận được lời chúc mừng khi để mất một loạt tàu. Đó là trận SL 125 đụng độ với tầu ngầm Đức.

Tuy nhiên, cho đến nay không có thêm chi tiết nào được hé mở thêm. Và như vậy, phỏng đoán về khả năng SL 125 là "vật tế thần" để nhử tàu ngầm Đức vẫn chỉ là phỏng đoán và bí mật về SL 125 vẫn thuộc về biển cả.


Minh Thành tổng hợp
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/69/203756/

 


 Đăng Nhập 




bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học