Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Nghiên cứu Nghiên cứu khoa học Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt - Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt - Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt PDF. In Email
Thứ tư, 28 Tháng 2 2007 01:36
Chỉ mục bài viết
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Tất cả các trang
2. Thành tố kết thúc danh ngữ

Theo Emeneau, Nguyễn Tài Cẩn cũng như nhiều tác giả khác, vị trí kết thúc danh ngữ do những từ chỉ trỏ [13] (trực chỉ) đảm nhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không hẳn như vậy. So sánh các trường hợp:

(14) a. Quyển sách ấy của cô (còn mới).

b. Tất cả những cái con mèo đen ấy trong chuồng (đều bị bệnh).

c. Tất cả những con cá rô béo ngậy ấy (mà) anh vừa ăn (đều là cá rô Đầm Sét).

với:

(15) a. * Quyển sách của cô ấy (còn mới) .

b. ?? Tất cả những cái con mèo đen trong chuồng ấy (đều bị bệnh) .

c. ?? Tất cả những con cá rô béo ngậy ( ) anh vừa ăn ấy (đều là cá rô Đầm Sét).

ta thấy là không thể gạt của cô, trong chuồng, (mà) anh vừa ăn trong các ví dụ (14) a, b, c ra khỏi cấu trúc danh ngữ; nói cách khác, những tổ hợp vừa nêu hoàn toàn có đủ tư cách làm thành tố phụ sau cho từ trung tâm, tức làm định ngữ. Mặt khác, rõ ràng sau ấy có thể có tổ hợp chỉ vị trí ( trong chuồng ) , hoặc tổ hợp chỉ sở hữu ( của cô ), hoặc tiểu cú ( anh vừa ăn ). Hơn nữa, cách dùng ở ví dụ (14) tự nhiên hơn nhiều so với cách dùng ở ví dụ (15). Kể ra, nếu các tổ hợp đó kết thúc bằng một danh từ, như trong ví dụ (14) a, b thì không phải không thể bắt gặp cách dùng ấy ở cuối tổ hợp ( Quyển sách của cô ấy ; Tất cả những cái con mèo đen trong chuồng ấy ) nhưng trong trường hợp này ấy chỉ có thể làm định ngữ cho danh từ đứng ngay trước, chứ không phải cho danh từ hữu quan [14]. Để có thể hình dung rõ hơn về mối quan hệ giữa chúng, ta có thể quan sát qua các sơ đồ chúc đài sau:

Định ngữ, ví dụ 1

Định ngữ, ví dụ 2[15]

Định ngữ, ví dụ 3

Tất cả những cứ liệu trên dường như cho thấy rằng từ trực chỉ không phải có chức năng kết thúc danh ngữ, mà sau đó có thể còn có tổ hợp chỉ vị trí , hoặc tổ hợp chỉ sở hữu, hoặc tiểu cú. Tuy nhiên, nếu ta thay ấy bằng những từ trực chỉ khác như đó, kia chẳng hạn, thì vẫn nghe tự nhiên:

Tất cả những con cá rô béo ngậy ( ) anh vừa ăn đó/kia (đều là cá rô Đầm Sét)

Như thế, cứ liệu đã dẫn chỉ ra rằng khả năng kết hợp của ấy có khác với đó , kia , chứ từ đấy chưa thể kết luận vị trí của các tổ hợp hữu quan là sau các từ trực chỉ. Nhưng những chứng cứ này hoàn toàn đủ để khẳng định từ trực chỉ không thể là yếu tố duy nhất có thể đứng cuối danh ngữ. Như thế, vị trí 3' kết thúc danh ngữ có thể do một trong bốn loại định ngữ sau đây đảm nhận: định ngữ trực chỉ, định ngữ sở hữu, định ngữ vị trí và định ngữ tiểu cú. Có thể gọi đây là ô của những định ngữ trực chỉ vị trí vì ít nhiều chúng đều có nghĩa trỏ vào vị trí của vật. [16]

3. Tóm lại, có thể sắp xếp vị trí các yếu tố làm thành tố phụ sau cho từ trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt như sau:

CÁC THÀNH TỐ PHỤ TRƯỚC

TRUNG TÂM

CÁC THÀNH TỐ PHỤ SAU

LNTT

LNSL

TCX

TCĐV

ĐN hạn định

ĐN miêu tả

ĐN chỉ trỏ vị trí

3

2

1

0

1'

2'

3'

1'a

1'b

ĐNPS/ĐNTT/ĐNCX…
ĐNTC/ĐNSH/ĐNVT/ĐNTC

tất cả

những

cái

bầy

đông đúc

bé tí xíu

cuối cùng

ấy

của

Đầm Sét


mà anh vừa thấy

tất cả

những

cái

người

buôn người

đông đúc

bạc ác

cuối cùng

ấy


trong xã hội TK


Đại từ

ST/

PTCL

QT

DT đơn vị

DK

DT/VT ST +DT

VT

VT

VT/DN

ĐT

GN

GN

TC

(LNTT = lượng ngữ chỉ toàn thể, LNSL = lượng ngữ chỉ số lượng, TCT = từ chỉ xuất, TCĐV = từ chỉ đơn vị, ĐN = định ngữ, ĐNPS = định ngữ hàm ý phức số, ĐNTT = định ngữ trang trí, ĐNCX = định ngữ chỉ xuất, ĐNTC = định ngữ trực chỉ, ĐNSH = định ngữ sở hữu, ĐNVT = định ngữ chỉ vị trí, ĐNTC = định ngữ là một tiểu cú, ST = số từ, PTCL = phụ từ chỉ lượng, QT = quán từ, DT = danh từ, DK = danh từ khối, VT= vị từ, ngữ vị từ, DN = danh ngữ, GN = giới ngữ, TC = tiểu cú).

Bài đã đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ 2004



 

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội


 Đăng Nhập 



 Lịch công tác 

Không có sự kiện nào