Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Nghiên cứu Trao đổi chuyên môn - nghiệp vụ Định hướng thiết kế phiếu trắc nghiệm chính tả
Định hướng thiết kế phiếu trắc nghiệm chính tả PDF. In Email
Thứ năm, 08 Tháng 2 2007 19:34

 

ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ MỘT PHIẾU TRẮC NGHIỆM KĨ NĂNG CHÍNH TẢ

TS. Nguyễn Thị Ly Kha

Định hướng thiết kế1. Trong quá trình dạy học, đánh giá là một hoạt động càng ngày càng được chú trọng. Đánh giá đúng sẽ giúp giáo viên kiểm soát lại các nội dung, cách thức dạy học và tìm biện pháp điều chỉnh, bổ sung các vấn đề hữu quan một cách phù hợp và kịp thời.

Đánh giá xác thực và toàn diện về kĩ năng chính tả của học sinh không chỉ giúp giáo viên tìm được biện pháp, hình thức tổ chức dạy - học đúng với đối tượng, mà còn giúp cho người biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo có thêm cứ liệu thực tế để xây dựng hệ thống bài tập chính tả đáp ứng tốt các yêu cầu dạy học.

Chữ viết tiếng Việt hiện đại thuộc loại hình chữ viết ghi âm âm vị học. Loại hình chữ viết này làm cho phân môn chính tả của nhà trường Việt Nam càng gắn bó chặt chẽ với kĩ năng nghe - đọc và kĩ năng sử dụng từ. Khi viết chính tả, học sinh không những phải nghe các âm, tái hiện âm - chữ mà còn tái hiện ngữ nghĩa của âm - chữ tương ứng.

Thực tế học sinh phạm lỗi chính tả nhiều hơn lỗi đọc. Có thể nói bài tập chính tả trong sách giáo khoa, sách tham khảo, trong các đề thi, đề kiểm tra chất lượng dạy học chính tả bấy lâu nay chưa mang lại cho người đọc cảm giác: chúng đã được thiết kế trên cơ sở một sự tính toán, đo lường về tất cả các phương diện.

Bài viết này bước đầu bàn đến việc thiết kế một phiếu trắc nghiệm kĩ năng chính tả sao cho có được một thông tin tiệm cận nhất với thực tế.

2. Chính tả và đọc là hai kĩ năng tương hỗ. Nếu quá trình đọc diễn ra theo xu hướng khái quát: từ biểu tượng khái quát hoá về toàn bộ chữ, thì viết lại đi theo con đường phân loại: từ chữ cái ghi các âm đến toàn bộ chữ.

2.1. Xuất phát từ đặc điểm loại hình của chính tả tiếng Việt và từ thực tế dạy học chính tả hiện nay ở nhà trường tiểu học, theo người viết, những biến số cần áp dụng để đánh giá kĩ năng chính tả gồm:

  • Một, là đánh giá kĩ năng chuyển từ âm thành chữ

Để tiến hành thực hiện nội dung này cần phân loại và lựa chọn các nhóm như sau:

1/ Nhóm các từ - chữ trong đó có các âm vị có sự tương ứng một đối một giữa âm và chữ. Chẳng hạn, các từ - chữ: bà, mẹ, nó, học, xa, đủ, độ có các âm vị /b, m, n, h, s, u, o…/ tương ứng với các chữ cái b, m, n, h, x, u, ô . Đây là loại hình đơn giản nhất. Nhóm này thuộc loại quy tắc mặc định.

2/ Nhóm có những từ - chữ trong đó có âm vị được thể hiện bằng tổ hợp chữ cái, chẳng hạn, các từ - chữ : che, khẽ, trẻ, thẻ, pho có các âm / c , x , ÿ , t Û , f / tương ứng với các tổ hợp chữ cái ch, kh, tr, th, ph . So với nhóm 1/, nhóm 2/ có khó hơn. Do những trường hợp này không có sự tương ứng một đối một giữa âm và chữ. Mặt khác, trong tổ hợp chữ cái ghi cho mỗi âm lại là sự kết hợp giữa các chữ cái dùng ghi cho những âm vị khác, chẳng hạn tổ hợp chữ cái “ch” để ghi cho âm vị /c-/ gồm có chữ c ghi cho âm vị /k-/ và âm vị /-k/ trong các trường hợp tiêu thể và chữ h ghi cho âm vị /h-/, tổ hợp “kh” dùng để ghi cho âm vị /x-/ gồm có chữ k ghi cho âm vị /k-/ và chữ h ghi cho âm vị /h-/… Hiện tượng này gây khó khăn cho học sinh, vì học sinh phải phân biệt được tổ hợp chữ cái kh cho âm /x-/ với chữ cái k h ghi âm cho âm vị /k-/ và âm vị /h-/. Tuy có phức tạp hơn so với nhóm 1/ nhưng nhóm 2/ vẫn thuộc nhóm quy tắc mặc định giúp người đánh giá kiểm tra kĩ năng nhận biết mối tương quan giữa âm và chữ.

3/ Nhóm các từ - chữ trong đó có âm vị có nhiều sự thể hiện trên chữ viết, chẳng hạn, âm vị /k-/ được viết bằng các chữ cái k, q, c , như kí, quả, của; âm vị /ă/ được viết bằng chữ a và chữ ă như mau, may, chc chn. Bài tập thuộc nhóm này sẽ giúp người đánh giá kiểm tra được khả năng và kĩ năng nhận biết được âm chữ trong mối liên hệ với âm đứng trước hoặc sau nó.

  • Hai, là đánh giá kĩ năng “kích hoạt” vốn từ vựng của học sinh

Kiểm tra khả năng kích hoạt vốn từ vựng qua việc viết chính tả của học sinh sẽ cung cấp cho người nghiên cứu những số liệu xác thực về khả năng nắm âm - chữ - nghĩa , vốn từ của học sinh. Vì thực tế, trong tiếng Việt có những từ muốn viết đúng chính tả, người viết phải nắm được âm - nghĩa dạng thức chữ viết tương ứng. Chẳng hạn, những trường hợp có âm đầu là /z-/, ví dụ: dằng dặc , hoang dã , giằng xé, giặc giã , dì ruột, cái gì , hung dữ , giữ lấy, dành dụm, giành giật , ẩn dật , dám làm, giám thị, dàn dựng, giàn bầu, v.v.. [1]

Để đánh giá được khả năng này, bài trắc nghiệm chính tả cần chọn những từ có các trường hợp đồng âm nhưng không đồng tự. Có thể xếp vào nhóm này ba trường hợp sau: Một là những trường hợp do chữ viết không theo nguyên tắc ghi âm âm vị học mà theo nguyên tắc truyền thống, như các âm tiết có phụ âm âm /z-/ (x. ví dụ đã nêu trên); Hai là các trường hợp do biến thể phương ngữ, chẳng hạn, với học sinh thuộc vùng phương ngữ Bắc, đó là các từ - chữ có các âm đầu / s -/ và / § -/ ( sa, xa, sinh, xinh, sâu, xâu... ), / c -/ và / ÿ -/ ( che, tre, chống, trồng... ), / z -/ và / ü -/ ( da, gia, ra, dạ, giạ, rạ... ); với học sinh thuộc vùng phương ngữ Nam đó là các từ - chữ có các âm cuối /-n/ và /- ÷ / ( lan, lang, than, thang... ), /-t/ và /-k/ ( mặt, mặc, chắt, chắc... ), có dấu hỏi, dấu ngã ( sẻ, sẽ, chẻ, chẽ, mẩu, mẫu... ) hoặc có vần /-  ÷ / và /- o ÷ ( song, sông, lòng, lồng ), /- µ F u » / và / µ u » / ( hươu, hưu ), /- i e m / và /- i m / ( kiêm, kim ),...; Ba là những trường hợp viết hoa, viết từ phiên âm (viết hoa tên riêng lẫn viết hoa chữ đầu câu, chữ đầu dòng thơ, viết hoa để biểu thị ý tôn trọng).

Vì có hai hướng chính tả: chính tả qua con đường phân tích âm à chữ à nghĩa và con đường kích hoạt vốn từ vựng âm - nghĩa - chữ , hai hướng chính tả này đều có một đích chung: viết đúng chính tả, thành thử có thể nên bố trí số lượng câu hỏi cho từng hướng tương đương với nhau.

2.2. Mỗi một nội dung khảo sát cần lựa chọn các dạng từ - chư thường dùng, từ - chữ ít dùng. Theo người viết, tỉ lệ cho ba nhóm đã nêu cũng nên bố trí tương đương nhau. Bởi lẽ, mỗi mẫu giúp người nghiên cứu tìm hiểu đối tượng nghiên cứu ở những góc độ khác nhau.

Từ điển tần số sẽ giúp người biên soạn quyết định về việc chọn mẫu theo hai yêu cầu thường dùng và ít gặp. Trước những mẫu từ - chữ có tần số xuất hiện cao, quen thuộc với học sinh, các em sẽ nhanh chóng thực hiện tốt bài chính tả. Từ xuất hiện với tần số thấp sẽ không tạo thuận lợi cho học sinh.

Đứng trên góc độ lí thuyết, theo phép loại suy, ta có thể suy đoán: nhóm mẫu đánh giá kĩ năng chính tả theo con đường kích hoạt vốn từ vựng âm à nghĩa à chữ hứa hẹn không chỉ dừng ở việc cung cấp những cứ liệu lí thú cho người nghiên cứu về việc đo lường kĩ năng chính tả và vốn từ của học sinh mà còn cung cấp những cứ liệu tin cậy về việc đánh giá kĩ năng chính tả và vốn từ của học sinh. Nhưng không vì thế mà không khảo sát những kĩ năng thuộc hướng chính tả qua con đường phân tích âm à chữ à nghĩa . Bởi lẽ, chính tả tiếng Việt chủ yếu là chính tả ghi âm âm vị học. Mẫu đánh giá hai hướng chính tả sẽ hỗ trợ cho nhau đểgiúp người đánh giá có được số liệu xác thực về kĩ năng chính tả của học sinh.

Với những mẫu có hai hoặc hơn hai hình thức chính tả, có thể theo hoặc không theo nguyên tắc ngữ âm học như viết các từ - chữ có âm đầu là /k-/, /z-/ (vd: kí, kìa, của, quả (theo quy tắc ngữ âm học) ; dì, gì, giếng, gìn, da diết, giết hại, dằng dặc, giặc giã (không theo quy tắc ngữ âm học)), người khảo sát sẽ đo lường được kĩ năng chính tả, vốn từ và cả những khó khăn của học sinh. Nếu học sinh nắm được âm - chữ - quy tắc, có vốn từ phong phú, học sinh sẽ viết được cả những trường hợp này và ngược lại.

Ngoài ra, theo chúng tôi, khi trắc nghiệm kĩ năng chính tả của học sinh khối lớp 4, 5 cũng nên đưa vào nội dung kiểm tra cả những trường hợp chấp nhận cả hai hoặc ba hình thức chính tả (như rập rờn, dập dờn; sum suê, xum xuê, sum sê; dúi dụi, giúi giụi; bóng bảy, bóng bẩy ;… ). Với nhóm này, từ điển tần số cũng sẽ là công cụ, giúp người thiết kế lựa chọn được các mẫu phục vụ tốt cho mục đích của mình.

2.3. Mức độ nội dung kiểm tra cũng như nguồn ngữ liệu đưa vào phiếu trắc nghiệm chính tả để kiểm tra đánh giá kĩ năng chính tả của học sinh dĩ nhiên không thể bỏ qua yếu tố khối lớp.

Như vậy, một phiếu trắc nghiệm chính tả cần được thiết kế sao cho người nghiên cứu có thể đo lường được kĩ năng chính tả của học sinh với những biến số, những nội dung và nguồn ngữ liệu cần và đủ.

NTLK , tháng 5-2005

 

[1] Việc xếp bài tập chính tả phân biệt d / gi vào nhóm chính tả phương ngữ của sách giáo khoa hiện nay, theo chúng tôi, chưa thật thoả đáng. Bởi lẽ đây là nội dung chính tả cần rèn luyện cho học sinh cả ba miền Bắc - Trung - Nam, phát âm địa phương ảnh hưởng tới chính tả của trường hợp này lại là nhóm r d / gi của vùng phương ngữ Bắc, nhóm v d / gi của vùng phương ngữ Nam.

-------

Xem Bảng đối chiếu ký âm: hàng trên là ký âm, hàng dưới là biến dạng do không có font ký âm

Bang bien doi ky am

 

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội


 Đăng Nhập 



 Những bài liên quan 

 Lịch công tác 

Không có sự kiện nào