Lựa Chọn Ngôn Ngữ

Vietnamese-VNEnglish (United Kingdom)

Lựa Chọn Site


Phòng Khoa học Công nghệ & Môi trường - Tạp chí Khoa học
  
Dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ và Hợp tác quốc tế PDF. In Email
Thứ ba, 06 Tháng 4 2010 02:54
Đơn vi: Trường
Số tham luận/đại biểu: 49/>200
Thời gian: 26-11-2005
Ghi chú:
TỔNG KẾT HỘI THẢO

Hội thảo Dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ và Hợp tác quốc tế đã nghe 12 báo cáo trong số 49 tham luận được gởi về cho Ban tổ chức. Hội thảo đã được nghe những ý kiến, những trao đổi xung quanh hai vấn đề đã đặt ra. Những vấn đề được đề cập đến là rất phong phú và được nêu ra với tất cả tâm huyết, nhiệt tình của những thầy cô giảng dạy ngoại ngữ không chuyên và những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Hợp tác quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu trên nhiều tỉnh thành của cả nước.

Sau đây là những nhận định quan trọng nhất của Hội thảo :

1. Thời lượng dành cho bộ môn Ngoại ngữ không chuyên (NNKC) là không đủ để đảm bảo chất lượng giảng dạy, nhất là trong tình hình trình độ đầu vào của học viên là không đồng đều, cũng như điều kiện công tác ở các vùng miền là không giống nhau.

2. Trang thiết bị cho bộ môn NNKC còn hạn chế, không cho phép các trường tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy một cách có kết quả.

3. Các giáo viên dạy NNKC ít có cơ hội được học tập, bồi dưỡng ở trong nước cũng như ở nước ngoài, để có thể nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của mình.

4. Bộ môn ngoại ngữ thiếu một sự liên thông giữa phổ thông và đại học, khiến nhiều học viên gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ khi vào đại học hay cao đẳng.

5. Các cơ quan quản lý chưa có những tác động mạnh mẽ để sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay.

6. Phương thức kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của học viên còn quá cũ, lại thiên về kiến thức ngôn ngữ hơn là khả năng giao tiếp.

7. Những chuẩn mực mà chúng ta đề ra dạy và học ngoại ngữ còn rất xa so với những chuẩn mực quốc tế, vì vậy khó đảm bảo khả năng hội nhập.

8. Công tác hợp tác quốc tế của những trường đại học và cao đẳng trong những năm gần đây có khởi sắc. Chính sách mở cửa và trao quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo đã cho phép các trường thiết lập những quan hệ hợp tác về giảng dạy và nghiên cứu khoa học với nhiều đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra không đồng đều ở các trường, và chưa thực sự mạnh mẽ để có khả năng hội nhập theo kịp tốc độ phát triển của thế giới.

Căn cứ vào những nhận định cơ bản trên, Hội thảo thống nhất một số phương thức hành động sau đây.

1. Tăng thời lượng cho bộ môn NNKC.

2. Thống nhất chương trình và các hệ đào tạo ở phổ thông để trình độ đầu vào của sinh viên các trưởng đại học và cao đẳng không quá chênh lệch.

3. Tăng cường trang thiết bị cho các trường, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và giảm sự cách biệt giữa các vùng miền.

4. Bộ GD&ĐT nên có kế hoạch nâng cao trình độ cho các giáo viên NNKC dưới những hình thức khác nhau : bồi dưỡng thường xuyên, hội nghị, hội thảo, tu nghiệp ở nước ngoài, đồng thời cập nhật tài liệu giảng dạy.

5. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, giáo viên bộ môn NNKC cũng phải phát huy tính năng động, phát huy sáng kiến để làm cho bộ môn của mình trở nên sinh động hơn, lôi cuốn hơn đối với sinh viên.

6. Chúng ta phải dần chuẩn hóa những yêu cầu về chất lượng học tập, chuẩn hóa các phương thức kiểm tra, đánh giá theo những tiêu chuẩn quốc tế.

7. Các trường nên năng động hơn trong công tác hợp tác quốc tế. Đồng thời Bộ GD&ĐT cũng như Nhà nước nên có những chính sách thông thoáng, cho phép các trường hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với các đối tác nước ngoài, nhất là trong việc thực hiện các dự án quốc tế.

Ngoài những nhất trí cơ bản nêu trên, nếu như trong những tham luận và phát biểu tại hội thảo có một số khác biệt về quan điểm, đó là điều tất yếu của một hội thảo khoa học, cũng như của cả một lĩnh vự hoạt động trong xã hội. Vấn đề thống nhất giáo trình hay cho phép tồn tại nhiều giáo trình khác nhau, vấn đề vai trò của tiếng Trung quốc trong giai đoạn hiện nay, vấn đề dạy cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết hay chỉ 2 kĩ năng đọc, viết đối với sinh viên không chuyên ngữ, vấn đề bảo vệ luận án tiến sĩ bằng ngoại ngữ hay bằng tiếng mẹ đẻ, đó là những vấn đề mà ngành Giáo dục phải đối mặt và phải giải quyết trong quá trình phát triển của mình. Chúng tôi nghĩ rằng bằng cách tập hợp lực lượng và thẳng thắn trao đổi, chắc chắn chúng ta sẽ ngày càng hiểu rõ hơn những vấn đề của mình và có cơ hội tìm được tiếng nói chung, để có thể tạo một sự chuyển biến mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập và đi lên.

Ban tổ chức Hội thảo Dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ và Hợp tác quốc tế chân thành cám ơn quí vị đại biểu, các thầy cô đến từ những địa phương khác nhau của đất nước để làm nên thành cng của Hội thảo. Chúng tôi cám ơn Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi tổ chức Hội thảo này.
 


Dịch vụ cung cấp thông tin của Sở KH và CN TP.HCM

 Tìm Kiếm 

 Truy Cập 

 Trực tuyến 

Hiện có 2022 khách Trực tuyến

 Vụ KHCN 

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

 DƯ LUẬN 

Nâng cao chất lượng dạy học toán

TS. Nguyễn Thị Minh Hồng - Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc Hội thảo KHPTO - Trong hai ngày 19 và 20/4, Trường đại học sư phạm TP.HCM phối hợp với Trường đại học Grenoble Alpes (Pháp) tổ...