Lựa Chọn Ngôn Ngữ

Vietnamese-VNEnglish (United Kingdom)

Lựa Chọn Site


Phòng Khoa học Công nghệ & Môi trường - Tạp chí Khoa học
  
Quy định tạm thời của Trường về NCKH của sinh viên PDF. In Email
Thứ ba, 06 Tháng 4 2010 07:54
Trường ĐHSP Tp.HCM đã ra Quyết định số 1135/QĐ-ĐHSP-KHCN&SĐH, ngày 28/9/2005 về việc ban hành Quy định tạm thời về NCKH của sinh viên.
Các đơn vị, cá nhân căn cứ Quyết định trên để thực hiện. Phòng KHCN-SĐH hướng dẫn thực hiện Quy định này.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM
TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 1135/QĐ-ĐHSP-KHCN&SĐ

Tp.HCM, ngày 28 tháng 09 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy định tạm thời về tổ chức NCKH sinh viên


HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Quyết định số 426/TTg ngày 27.10.1976 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh ;

Căn cứ Điều lệ Trường đại học ban hành kèm Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30.07.2003 của Thủ tướng Chính phủ ;

Căn cứ Quy định về công tác Nghiên cứu khoa học và Lao động sản xuất trong các trường đại học ban hành theo quyết định số 901/QĐ ngày 04.08.1989 của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Căn cứ Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng ban hành theo Quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30.03.2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo;

Xét đề nghị của ông Trưởng phòng KHCN-SĐH,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành “Quy định tạm thời về tổ chức nghiên cứu khoa học sinh viên” trong Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

Điều 2. Bản Quy định này có hiệu lực trong phạm vi Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM kể từ ngày 01.10.2005. Giao cho phòng KHCN-SĐH theo dõi, hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trong Trường thực hiện Quy định này

Điều 3. Các Ông (Bà) Trưởng Phòng, Trưởng Khoa, Trưởng Bộ môn, Giám đốc các Trung tâm, cán bộ và sinh viên của Trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận :
- Như Điều 3 ;
- Lưu : TCHC, KHCN-SĐH.

HIỆU TRƯỞNG
(đã kí)
PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM            
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM
TP.HCM                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUI ĐỊNH TẠM THỜI
Về việc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học sinh viên Trường ĐHSP Tp.HCM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1135/QĐ-ĐHSP-KHCN&SĐH
ngày 28 tháng 9 năm 2005 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Tp.HCM )

Chương I

QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Mục đích nghiên cứu khoa học

  • Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
  • Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học.
  • Giải quyết một số vấn đề của khoa học và thực tiễn.

Điều 2.  Yêu cầu về nghiên cứu khoa học

  • Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên.
  • Phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và một số đòi hỏi của thực tiễn giáo dục và xã hội.
  • Phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của Trường.
  • Phục vụ cho học tập chuyên sâu, nâng cao kiến thức chuyên môn.

Điều 3.  Nội dung và hình thức nghiên cứu khoa học

  • Nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực được đào tạo.
  • Tham gia triển khai áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn dạy học ở Trường phổ thông và đời sống.
  • Tham gia Hội nghị, Hội thảo, Hội thi sáng tạo Khoa học Công nghệ Tuổi trẻ, Thông tin Khoa học Công nghệ, Câu lạc bộ Khoa học sinh viên.

Điều 4. Phạm vi áp dụng
Áp dụng đối với sinh viên của Trường.


Chương II

QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Điều 5. Kế  hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên

Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một phần trong hoạt động khoa học và công nghệ của Trường. Việc triển khai và quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện theo những qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT về hoạt động khoa học và công nghệ.

Điều 6.  Đề tài nghiên cứu khoa học

  • Đề tài nghiên cứu khoa học là do sinh viên tự chọn và được người hướng dẫn đồng ý, cũng có thể là một phần của đề tài do các giảng viên, cán bộ nghiên cứu chủ trì.
  • Mỗi sinh viên hoặc một nhóm sinh viên thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, cán bộ nghiên cứu hoặc nghiên cứu sinh.
  • Hiệu trưởng ban hành quyết định tuyển chọn và tổ chức đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Điều 7.  Kinh phí nghiên cứu khoa học

Hàng năm, Hiệu trưởng ra quyết định dành một khoản kinh phí thích hợp để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Kinh phí này được trích từ các nguồn sau:

  • Kinh phí KHCN (10%-12%): chi cho khen thưởng, tổ chức Hội nghị cấp Trường, cấp Khoa, hỗ trợ cho sinh viên.
  • Kinh phí đào tạo thường xuyên: chi cho công tác hướng dẫn, tổ chức bảo vệ, đánh giá đề tài tại Khoa đào tạo.
  • Tài trợ từ các các Trung tâm, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước.

Điều 8.  Trách nhiệm của các đơn vị trong Trường

Phòng KHCN-SĐH

  • Hàng năm, lập kế hoạch, tổ chức triển khai công tác nghiên cứu khoa học sinh viên trong toàn Trường.
  • Hướng dẫn hồ sơ thủ tục đăng kí nghiên cứu khoa học và hồ sơ sinh viên đăng kí dự thi “Sinh viên NCKH cấp Bộ”.
  • Cấp giấy giới thiệu cho sinh viên tham gia NCKH tham khảo tài liệu tại trung tâm thông tin và thư viện ngoài Trường.
  • Chịu trách nhiệm tổ chức Hội nghị sinh viên NCKH cấp Trường và in Kỷ yếu của Hội nghị.
  • Dự trù kinh phí hoạt động NCKH sinh viên hàng năm theo kinh phí KHCN do Bộ cấp để hỗ trợ sinh viên NCKH, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong NCKH và Hội nghị Khoa học của sinh viên.
  • Đề xuất phương án ứng dụng kết quả công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên vào thực tiễn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong phạm vi cho phép của Trường.
  • Đề xuất danh sách Hội đồng đánh giá khen thưởng và tuyển chọn đề tài NCKH sinh viên dự thi các cấp.

Phòng Đào tạo

  • Hàng năm, phổ biến nội dung, kế hoạch đào tạo và nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
  • Cộng điểm thưởng trong NCKH cho sinh viên vào điểm trung bình chung học tập của năm theo qui định 08/2000/QĐ BGD& ĐT.
  • Dự trù kinh phí cho hoạt động NCKH sinh viên, để chi cho công tác hướng dẫn và chấm đề tài NCKH sinh viên ở cấp Khoa, hỗ trợ sinh viên dự thi Olympic các Bộ môn.

Khoa

  • Phân công cán bộ hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
  • Tổ chức hướng dẫn phương pháp NCKH, chuyên đề theo chuyên môn của Khoa.
  • Dự trù kinh phí chi cho hoạt động của cán bộ hướng dẫn sinh viên NCKH và việc tổ chức Hội nghị NCKH cấp Khoa.
  • Tổ chức Hội nghị, hoạt động NCKH sinh viên cấp Khoa, in kỷ yếu các công trình NCKH của sinh viên.
  • Lựa chọn báo cáo khoa học và công trình NCKH sinh viên tham dự Hội nghị NCKH cấp Trường.

Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên

  • Đoàn, Hội Sinh viên Khoa chịu trách nhiệm cùng với Khoa tổ chức Hội nghị khoa học sinh viên cấp Khoa hàng năm.
  • Đoàn, Hội Sinh viên Trường chịu trách nhiệm cùng với Phòng KHCN-SĐH tổ chức Hội nghị Khoa học sinh viên cấp Trường hàng năm.
  • Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Khoa học, Câu lạc bộ học thuật trong Đoàn viên Thanh niên, sinh viên.
  • Tổ chức hướng dẫn hồ sơ cho sinh viên đăng kí tham dự giải EUREKA.

Thư viện

Giới thiệu tư liệu mới, tạo điều kiện cho sinh viên tham khảo tài liệu và mượn tài liệu.

Trung tâm tin học

  • Giảm học phí cho sinh viên học tin học nâng cao.
  • Bố trí thời gian cho sinh viên sử dụng máy vi tính để truy cập thông tin và đánh văn bản đề tài nghiên cứu.

Điều 9. Hội đồng tuyển chọn, đánh giá đề tài

  • Hội đồng Khoa học -  Đào tạo Khoa căn cứ tiêu chuẩn chấm điểm công trình Giải thưởng Sinh viên NCKH thực hiện việc tuyển chọn, đánh giá đề tài cấp Khoa.
  • Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP.HCM ra quyết định tuyển chọn, đánh giá đề tài cấp Trường và đề tài dự thi cấp Bộ.

Điều 10. Qui trình tổ chức và tiến độ triển khai hoạt động NCKH

Tháng 9 & 10:

  • Phòng KHCN-SĐH thông báo cho các Khoa về kế hoạch tổ chức NCKH của sinh viên trong năm.
  • Các Khoa tổ chức giới thiệu cho sinh viên các hướng nghiên cứu KHCN của Trường, của Khoa và đề tài thầy cô đang thực hiện ; phân công cán bộ hướng dẫn, dự trù kinh phí hoạt động NCKH cho sinh viên.
  • Đoàn, Hội sinh viên vận động sinh viên từ năm I đến năm V tham gia NCKH theo cá nhân hoặc nhóm.

Tháng 4:

  • Khoa lập danh sách sinh viên tham gia NCKH và kế hoạch tổ chức Hội nghị SV NCKH gửi về Phòng KHCN-SĐH.

Tháng 5:

  • Trong hai tuần đầu, Khoa tổ chức Hội nghị sinh viên NCKH cấp Khoa và đánh giá các đề tài theo qui định của Bộ. Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa gửi danh sách sinh viên tham dự Hội nghị “Sinh viên NCKH” cấp Trường.
  • Đối với các đề tài được tuyển chọn cho Hội nghị sinh viên NCKH cấp Trường, các Khoa thông báo cho sinh viên kí Hợp đồng với Phòng KHCN-SĐH.
  • Tuần thứ 3, tổ chức Hội nghị sinh viên NCKH cấp Trường. Ban Tổ chức Hội nghị cấp Trường tuyển chọn đề tài tham dự Giải thưởng sinh viên NCKH cấp Bộ.

Tháng 6 -> 8:

  • Sinh viên hoàn tất thủ tục tham dự Giải thưởng sinh viên NCKH cấp Bộ và nhận kinh phí hỗ trợ tại Phòng KHCN-SĐH.


Chương III

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN LỢI CỦA SINH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Điều 11. Trách nhiệm của sinh viên

  • Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học được giao theo đúng tiến độ và thời gian kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của Trường.
  • Chấp hành các qui định hiện hành về hoạt động khoa học và công nghệ.

Điều 12. Quyền lợi của sinh viên

  • Sinh viên NCKH được tạo điều kiện tham khảo tài liệu tại thư viện trong ngoài trường, trung tâm thông tin của thành phố, đồng thời sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
  • Kết quả nghiên cứu của sinh viên được xem xét chọn đăng trong kỷ yếu và Tạp chí Khoa học của Trường.
  • Các công trình nghiên cứu của sinh viên được Hội đồng Khoa học & Đào tạo Khoa chấm điểm chuyên môn. Hội đồng tuyển chọn xem xét gửi công trình tham dự Giải thưởng “Sinh viên NCKH cấp Bộ”, giải thưởng do Đoàn TN tổ chức.
  • Sinh viên được cộng điểm thưởng vào điểm trung bình chung học tập theo qui định 08/2000/QĐ-BGD& ĐT.

Điều 13. Các biện pháp khuyến khích

Khoa và Phòng Đào tạo căn cứ kết quả NCKH để cộng thêm điểm vào điểm trung bình chung học tập của năm đang học cho các sinh viên có công trình đạt Giải thưởng "Sinh viên Nghiên cứu Khoa học" do Trường, Bộ tổ chức.

Tổng số điểm tối đa cho 01 công trình:

Cấp

Bộ

Trường

Giải nhất:

0,4 điểm

0,3 điểm

Giải nhì

0,3 điểm

0,2 điểm

Giải ba

0,2 điểm

0,1 điểm

Giải khuyến khích

0,1 điểm

0,05 điểm

Điểm trung bình chung học tập là căn cứ để xét cấp học bổng, xét chuyển tiếp vào bậc cao học và các quyền lợi khác. (Nếu công trình đạt giải ở các cấp khác nhau, sẽ được cộng điểm của mức thưởng cao nhất).

Điều 14. Trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ hướng dẫn

  • Giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trách nhiệm hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (hướng dẫn xây dựng mục tiêu, nội dung và phương hướng nghiên cứu).
  • Phòng Đào tạo và các Khoa căn cứ vào kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên để tính thêm giờ nghiên cứu khoa học cho cán bộ hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (số giờ tối đa cho 01 công trình là 20 giờ).
  • Kinh phí chi 01 giờ hướng dẫn cho cán bộ hướng dẫn thực hiện theo Qui định tạm thời về chi tiêu nội bộ số 303/QĐ-ĐHSP-TCHC, ngày 29/04/2004).

Điều 15. Quyền lợi của các cá nhân và đơn vị chức năng

Các đơn vị và cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc tổ chức, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học sẽ được Trường xem xét khen thưởng.

Điều 16. Mức kinh phí hỗ trợ và thưởng

  • Hỗ trợ cho một công trình sinh viên nghiên cứu khoa học :

* Cấp Khoa          :                      200.000 đ
* Cấp Trường      :                       300.000 đ
* Cấp Bộ              :                      500.000 đ

  • Mức thưởng cho sinh viên đạt giải cấp Trường:

* Giải nhất           :                        300.000 đ
* Giải nhì             :                        250.000 đ
* Giải ba              :                       200.000 đ
* Giải KK            :                       150.000 đ

  • Mức thưởng đối với cán bộ hướng dẫn sinh viên đạt giải thưởng cấp Bộ:

* Giải nhất           :                        500.000 đ
* Giải nhì             :                        400.000 đ
* Giải ba              :                       300.000 đ
* Giải KK            :                       200.000 đ

Điều 17. Xử lý vi phạm

Trường hợp phát hiện thấy công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên thiếu trung thực, Hiệu trưởng căn cứ vào mức độ vi phạm đề ra quyết định kỷ luật đối với tác giả công trình.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Điều khoản thi hành

  • Bản Qui định tạm thời này có hiệu lực kể từ ngày kí. Những qui định trước đây trái với điều khoản ghi trong bản Qui định tạm thời này đều không còn hiệu lực.
  • Các phòng ban chức năng, các khoa đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Qui định tạm thời này.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã kí)
PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP. HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:          /ĐHSP-KHCN&SĐH

Tp. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng 01 năm 2006


HƯỚNG DẪN

Về việc thực hiện một số nội dung trong

"Quy định tạm thời về tổ chức Nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trường ĐHSP Tp.HCM"


Ngày 28 tháng 9 năm 2005, Hiệu trưởng đã ký Quyết định số 1135/QĐ-ĐHSP-KHCN&SĐH ban hành "Quy định tạm thời về Tổ chức Nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trường ĐHSP Tp.HCM". Quy định này có hiệu lực từ ngày 01.10.2005. Để thống nhất trong việc tổ chức thực hiện, Trường hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau :

1. Quản lý NCKH của sinh viên (điều 5, 6)

1.1.         Đối với các công trình do 2 sinh viên trở lên thực hiện, cần phải ghi rõ tên sinh viên chịu trách nhiệm chính, trường làm hợp đồng với sinh viên này (căn cứ theo danh sách tuyển chọn của Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa).

1.2.         Khoa lập và xác nhận danh sách sinh viên đã được Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa tuyển chọn gửi về Phòng KHCN-SĐH (kèm mẫu hợp đồng của các sinh viên). Thời gian gửi danh sách sinh viên NCKH chậm nhất là 20-01 hàng năm. Phòng KHCN-SĐH ký hợp đồng với sinh viên. Phòng KHTC cấp kinh phí hỗ trợ theo danh sách và hợp đồng do phòng KHCN-SĐH cung cấp và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về danh sách, hợp đồng này.

1.3.         Đối với những sinh viên thực hiện một phần đề tài NCKH của giảng viên, khoa tạo điều kiện cho sinh viên tham dự nghiệm thu đề tài để có điều kiện học tập rút kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu.

1.4.         Đối với đề tài NCKH không phải là luận văn tốt nghiệp, khoa có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và thực hiện công tác nghiệm thu, đánh giá theo đúng hợp đồng.

2. Đánh giá công trình

2.1.         Nội dung đánh giá

-        Phương pháp nghiên cứu

-        Nội dung khoa học

-        Hiệu quả kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học

-        Cách trình bày công trình.

2.2.         Cách tính điểm

-        Tổng cộng điểm đánh giá 4 nội dung tiêu chuẩn trên tối đa là 10 điểm, từng phần chấm đến 0.25 điểm và được phân bổ như sau :

  • Phương pháp nghiên cứu và nội dung khoa học của công trình: 7-8 điểm.
  • Công trình có ý nghĩa thực tiễn (giáo dục, sản xuất, quốc phòng, an ninh, … tuỳ theo tính chất công trình) và cách trình bày công trình (bố cục, diễn đạt, sơ đồ, hình vẽ, hình thực…): 2-3 điểm.
  • Điều kiện để một công trình được xem xét xếp giải nhất, nhì, ba và khuyến khích phải có điểm đánh giá trung bình tối thiểu lần lượt là 9.00, 8.50, 7.50 và 6.50.

2.3.         Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa tổ chức đánh giá kết quả NCKH sinh viên, hồ sơ theo mẫu (gửi kèm)

  1. Biên bản họp hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu sinh viên.
  2. Phiếu đánh giá kết quả đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.

3. Số lượng giải thưởng

3.1.         Trường xét giải thưởng theo 3 lĩnh vực nghiên cứu : Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Khoa học Giáo dục.

3.2.         Số giải thưởng : mỗi lĩnh vực nghiên cứu được xét 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba.

3.3.         Số lượng công trình mỗi khoa gửi tham dự giải thưởng cấp trường từ 1 đến 2 công trình.

4. Trách nhiệm, quyền lợi của sinh viên tham gia NCKH và của Hội đồng đánh giá, cán bộ hướng dẫn (điều 12, 13, 14)

4.1.         Cộng điểm thưởng

-        Điểm thưởng NCKH chỉ cộng vào điểm trung bình chung học tập của năm đang học.

-        Sinh viên tham gia nghiên cứu theo nhóm : điểm thưởng của mỗi cá nhân là phần điểm cân đối theo mức độ đóng góp của mỗi thành viên, sao cho tổng điểm bằng số điểm được điểm thưởng của mỗi công trình (Nhóm trưởng được hưởng mức lớn hơn hoặc bằng 50% tổng số điểm thưởng).

4.2.         Chính sách ưu tiên

-        Công trình NCKH của sinh viên là dân tộc ít người thuộc điện ưu tiên tuyển sinh đại học được cộng thêm 0.25 điểm vào điểm trung bình cuối cùng.

-        Công trình NCKH của sinh viên đang học năm thứ nhất, thứ hai (hệ đào tạo 4 năm) và công trình của sinh viên đang học năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba (hệ đào tạo 5 năm trở lên) đều được cộng thêm 0.25 điểm vào điểm trung bình cuối cùng.

4.3.         Qui định hỗ trợ kinh phí

-        Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa được hỗ trợ 01 lần cho hoạt động tuyển chọn, đánh giá công trình NCKH của sinh viên từ nguồn kinh phí KHCN :

+      Mức hỗ trợ 600.000đ đối với khoa có số công trình nghiên cứu của SV : ³ 10.

+      Mức hỗ trợ 400.000đ đối với khoa có số công trình nghiên cứu của SV : < 10.

-        Khoa căn cứ thời gian cán bộ hướng dẫn sinh viên để đề xuất tính giờ hướng dẫn cho cán bộ (số giờ tối đa cho một công trình là 20 giờ).

-        Phòng KHCN-SĐH xác nhận danh sách.

-        Phòng KHTC cấp kinh phí theo kinh phí đào tạo thường xuyên.

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:                           

- Các đơn vị trong trường ;                                                                   (Đã kí)

- Lưu: TC-HC, KHCN&SĐH.                                                                           TS. Huỳnh Thanh Triều

 


Dịch vụ cung cấp thông tin của Sở KH và CN TP.HCM

 Trực tuyến 

Hiện có 1279 khách Trực tuyến

 Vụ KHCN 

Tháng Ba 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
26 27 28 29 1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31