TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT THUẬN AN
  
Home CAN THIỆP SỚM Luyện nghe cho trẻ
Luyện nghe cho trẻ
Thứ ba, 04 Tháng 10 2011 00:06

1. Phát hiện âm thanh:

a. Phát hiện âm thanh (Âm thanh do dụng cụ, đồ chơi phát ra, ÂT tự nhiên, ÂT lời nói)

Tập cho trẻ nghe âm thanh ¨ giơ tay".

 

b. Phát hiện chuỗi âm thanh/ âm tiết liên tục:

Cho trẻ nghe chuỗi âm thanh/ âm tiết liên tục như O--------. Trẻ di chuyển 1 đồ chơi khi bắt đầu nghe thấy ÂT và dừng lại khi ÂT chấm dứt.

c. Phát hiện âm thanh/ âm tiết lặp đi lặp lại:

Cho trẻ nghe tín hiệu ÂT là ÂT/ 1 âm tiết nào đó được lặp đi lặp lại như tùng - tùng-tùng. Yêu cầu trẻ vận động theo.

d. Phát hiện âm thanh trong tình huống tự nhiên:

Giáo viên/ Cha mẹ có thể ghi lại sự phản ứng của trẻ khi được gọi tên hay phản ứng của trẻ đối với ÂT của môi trường trong tình huống tự nhiên.

2. Phân biệt âm thanh:

a. Phân biệt âm thanh khác nhau:

Ví dụ: Tiếng còi, kèn, trống…

Cho trẻ nghe rồi tìm đồ vật/ thẻ hình tương ứng

b. ÂT liên tục và ÂT đơn lẻ:

Ví dụ: Mooooooooooo và bóng. Khi nghe trẻ sẽ chỉ vào con bò hay quả bóng

c. ÂT liên tục và ÂT không liên tục.

Ví dụ: Tuuuuuuuuuu và ba/ba/ba

Trẻ di chuyển 1 đồ chơi cầm trên tay hay bước đi như chú gấu.

d. Câu dài và câu ngắn.

Ví dụ: “Đi chơi”. Và  “Em thích ăn kem sôcôla”.

GV có thể sử dụng băng chữ có gạch chân những câu ngắn và câu dài đang luyện cho trẻ.

e. Lời nói có các cường độ khác nhau: Các âm tiết hay từ có cường độ lớn và các âm tiết hay từ có cường độ nhỏ.

Ví dụ: A và a- Trẻ vẽ hoặc miêu tả bằng tay quả bóng to hay quả bóng nhỏ

f. Lời nói có các tần số khác nhau: Các âm tiết hay từ có tần số cao và các âm tiết hay từ có tần số thấp.

Trẻ có thể đặt chú khỉ ở dưới gốc cây hat trên ngọn cây khi nghe thấy âm thanh có tần số thấp hay âm thanh có tần số cao.

- ÂT liên tục có tần số tăng dần và ÂT liên tục có tần số giảm dần.

Trẻ có thể đưa tay làm chiếc máy bay cất cánh hoặc máy bay hạ cánh

g. Lời nói có ngữ điệu và độ dài khác nhau:

i. Một từ- một cụm từ- một câu

Ví dụ: “mẹ”, “quả cam”, “Em bé đá bóng.” Trẻ có thể chỉ vào thẻ từ tương ứng.

j. Câu có ngữ điệu khác nhau:

Ví dụ: Không được! Bố giận đấy.

Chú mèo nhảy lên.

Cậu bé có quả bóng xanh rất đẹp.

2.      Những nhân tố quan trọng đối với việc luyện nghe:

- Máy trợ thính: Sau khi đánh giá được sức nghe và khả năng tiếp nhận lời nói của trẻ điều quan trọng là hiệu chỉnh máy trợ thính phù hợp với thính lực đồ của trẻ.

- Sự tham gia của cha mẹ: Vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Cha mẹ cần tin tưởng rằng khả năng nghe của trẻ có thể được cải thiện.

- Sự thống nhất của các nhà chuyên môn: Giáo viên và nhà thính học cần thống nhất là tận dụng phần thính lực còn lại để phát triển giao tiếp cho trẻ.

 

TIN TỨC TRUNG TÂM

THÔNG BÁO


 AI ĐANG ONLINE 

Hiện có 1406 khách Trực tuyến