Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Tư liệu tham khảo Bài báo Liên kết đào tạo giáo viên tiểu học giai đoạn 2011 – 2015
Liên kết đào tạo giáo viên tiểu học giai đoạn 2011 – 2015 PDF. In Email
Thứ tư, 14 Tháng 12 2011 16:06

http://giaoduc.edu.vn/news/nhip-cau-su-pham-758/lien-ket-dao-tao-giao-vien-tieu-hoc-giai-doan-2011-2015-177135.aspx

 Liên kết đào tạo giáo viên tiểu học giai đoạn 2011 – 2015

Thứ Năm, 08 Tháng mười hai 2011, 07:12 GMT+7

Ngày 8/12, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Liên kết đào tạo giáo viên tiểu học giai đoạn 2011 – 2015”, do Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm thắt chặt mối quan hệ liên kết, tiếp tục tìm kiếm những giải pháp tốt, cụ thể, sát thực cho sự đổi mới toàn diện quá trình đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học.
PGS.TS Hoàng Văn Cẩn, Phó Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh cho biết: hiện nay, tại các tỉnh, thành khác trong cả nước, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam, đào tạo giáo viên tiểu học vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu cho các trường tiểu học. Chính vì vậy, sự phối hợp giữa ĐH Sư phạm thành phố và các đại học địa phương là điều kiện rất cần thiết để nâng cao đào tạo và chất lượng giảng dạy.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ly Kha, Khoa Giáo dục Tiểu học: mặc dù hệ vừa học vừa làm có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học trên cả nước, nhưng chương trình đào tạo hệ vừa học vừa làm hiện nay vẫn cần phải thay đổi và đổi mới theo những thách thức và yêu cầu của thời đại, đặc biệt cần nâng cao chất lượng đầu vào, đầu ra và liên kết đào tạo cần thống nhất, và nhận được sự đồng tình của nhiều trường.
Hầu hết các đại biểu cũng nhất trí cần tiếp tục tăng cường đào tạo giáo viên tiểu học hệ vừa làm vừa học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Sớm hoàn thiện chương trình đào tạo, chú ý nhiều đến đặc thù của người học trong giai đoạn mới để có quyết sách phù hợp; tiến tới áp dụng học chế tín chỉ trong hệ đào tạo đại học vừa làm vừa học; xây dựng đề án đào tạo giáo viên theo hướng liên môn và chương trình đào tạo cần có sự đón đầu tốt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Bên cạnh đó, để hệ vừa làm vừa học ngày càng thu hút sinh viên và đạt chất lượng đào tạo hơn, các trường cần tăng cường thông tin cho nhau để tổng hợp và cung cấp số lượng sinh viên, giáo viên muốn nâng chuẩn cho trường đào tạo. Thông tin gồm các đề nghị, đề xuất về chỗ đào tạo, cách thức di chuyển, cách thức học để người được đào tạo chọn lựa phù hợp theo hoàn cảnh, đồng thời, tăng cường các hoạt động quản lý sinh viên bằng công nghệ thông tin./.

Theo TTXVN  (cpv)

 

 

http://giaoduc.edu.vn/news/tin-tuc-667/dao-tao-giao-vien-tieu-hoc-doi-gio-chuong-trinh-de-hut-nguoi-hoc-177178.aspx

 

Đào tạo giáo viên tiểu học: “Đổi gió” chương trình để hút người học

Thứ Sáu, 09 Tháng mười hai 2011, 09:12 GMT+7

 

Giáo viên dạy tiết Anh văn tại Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM).

 Ảnh: N.Trinh

Đa dạng đối tượng đầu vào khiến cho việc liên kết đào tạo giáo viên tiểu học (hệ vừa làm vừa học) gặp không ít khó khăn…

Chưa toàn tâm toàn ý

ThS.Hoàng Trường Giang (Phó trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết, mô hình liên kết dành cho hệ đào tạo vừa làm vừa học tại khoa đã được nâng cao cả lượng và chất. Đối tượng tuyển sinh cũng được mở rộng, không chỉ là những học viên đã có bằng CĐ, TC sư phạm tiểu học (giáo viên đang dạy tại các trường tiểu học) còn có những người đã tốt nghiệp ĐH chuyên ngành khác hoặc tốt nghiệp THPT. Theo ThS.Giang, những giáo viên đang dạy tại các trường tiểu học tiếp cận nhanh nhạy với các nội dung chuyên môn nhưng lại thiếu thời gian đầu tư do còn bị chi phối bởi công tác ở đơn vị. Ngược lại, những học viên tốt nghiệp ĐH chuyên ngành, THPT thoáng về thời gian nhưng lại gặp hạn chế trong việc tiếp cận chương trình đào tạo. Nếu so sánh với hệ chính quy, hoạt động đào tạo cho hệ vừa làm vừa học càng bộc lộ những hạn chế. ThS.Nguyễn Minh Giang (giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) phân tích, sinh viên chính quy thường đồng đều về nhận thức, tuổi tác, kinh nghiệm sống và khả năng lĩnh hội kiến thức mới nên việc thiết kế, triển khai chương trình đào tạo được thực hiện chung. Trong khi đó, chương trình giảng dạy phải rất cân nhắc khi thiết kế cho phù hợp từng đối tượng đối với hệ liên kết đào tạo do học viên rất “chênh” nhau ở trình độ, tuổi tác... Chỉ đơn cử ở vấn đề tài liệu, sinh viên chính quy thường đảm bảo việc đọc tài liệu, thảo luận nhóm dễ dàng. Thông tin các em thu thập phục vụ chủ đề cũng đa dạng, góc nhìn, cách lập luận phong phú. Trong khi yêu cầu này không được đáp ứng bởi học viên các lớp liên kết đào tạo, người học chủ yếu chỉ “bám” tài liệu chính các môn học. TS.Nguyễn Thị Liên Tâm (Phó hiệu trưởng Trường CĐ Cộng đồng Bình Thuận) cũng nêu thực trạng, các giáo viên tiểu học rất có tinh thần học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn phục vụ giảng dạy. Tuy nhiên, trình độ học viên đa phần là trung cấp, không tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin, tri thức mới. Trong khi đó, điều kiện kinh tế gia đình không đảm bảo đủ kinh phí đi học xa, phần đông lớn tuổi, vướng bận gia đình… nên chưa toàn tâm toàn ý cho học tập.

Cần “đổi gió” cho chương trình

 

Giờ học tiếng Việt tại Trường TH Bình Trị 1, quận Bình Tân, TP.HCM. Ảnh: H.Triều

Để tạo hứng thú cho người học, nhiều ý kiến đề cập việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang tín chỉ. Theo các ý kiến này, một trong những nguyên nhân làm cho liên kết đào tạo chưa hút người học nằm ở chương trình đào tạo. ThS.Trần Hoàng (Tổ trưởng Tổ Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhấn mạnh: “Với giáo viên tiểu học, ngoài việc trang bị các kiến thức đáp ứng chuẩn đào tạo theo chương trình dạy học ở tiểu học của Bộ GD-ĐT còn cần nhiều kiến thức và kỹ năng mềm khác nhằm chuẩn bị được tâm lý vững vàng, tự tin và sẵn sàng đối mặt với các vấn đề phát sinh trong thực tế. Các học phần đào tạo cho học viên hệ liên kết đào tạo hiện đang tuân theo một cái khung cứng nhắc và áp đặt, toàn bộ học viên đều được trang bị kiến thức giống nhau từ các học phần giáo dục đại cương đến giáo dục chuyên nghiệp. Học viên không có quyền lựa chọn cho việc phát triển kỹ năng mềm do không có chương trình đào tạo”. Hệ quả, theo so sánh của ThS.Hoàng, giống như các nhà máy đồng loạt sản xuất những sản phẩm y chang nhau từ hình thức đến nội dung; chưa nhấn được vào điểm mạnh cũng chưa cải thiện được điểm yếu của người học. Khi chuyển đổi, hệ thống tín chỉ cho phép học viên chủ động lựa chọn các học phần, không nhất thiết là các kiến thức khoa học cơ sở ngành, chuyên ngành mà mở rộng ra cả mảng tri thức liên quan đến cuộc sống, sự phát triển của xã hội… Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển đổi này rất cần có thời gian.

Giảm sĩ số lớp học cũng là một vấn đề gây “đau đầu” và cần giải quyết đối với hoạt động đào tạo. Một đại diện Trường CĐ Bến Tre đề cập hướng tăng học phí nhằm giảm bớt sĩ số lớp, bởi chiêu sinh ít thì không đủ kinh phí đào tạo, tổ chức lớp quá đông lại gây khó cho việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Thực tế, có những lớp tập trung đến gần 200 em trong khi theo các nhà giáo dục, hiệu quả nhất khi sĩ số lớp không nên vượt con số 100. “Đối với những lớp có sĩ số lớn, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng như rèn luyện kỹ năng thực hành cho người học gần như là một nhiệm vụ bất khả thi”, ThS.Đỗ Thị Nga (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nêu quan điểm.

Mê Tâm

Trưởng phòng Giáo dục tiểu học - Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Ngọc Điệp cho biết, hiện thành phố rất thiếu giáo viên đại trà đồng thời đề nghị Trường ĐH Sư phạm và cả Trường ĐH Sài Gòn tăng chỉ tiêu đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thành phố trong vòng bốn năm tới. Cũng theo ông Điệp, việc đào tạo giáo viên hiện nay rất cần được hiện đại hóa.

 

 

 

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=232078

 

 

Liên kết đào tạo giáo viên tiểu học giai đoạn 2011 - 2015

16:10 | 08/12/2011

Ngày 8.12, tại TP Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo Liên kết đào tạo giáo viên tiểu học giai đoạn 2011 - 2015 nhằm thắt chặt mối quan hệ liên kết, tiếp tục tìm kiếm những giải pháp tốt, cụ thể, sát thực cho sự đổi mới toàn diện quá trình đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học.

Các ý kiến phát biểu tại hội thảo đã nhất trí cần tiếp tục tăng cường đào tạo giáo viên tiểu học hệ vừa làm vừa học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; sớm hoàn thiện chương trình đào tạo, chú ý nhiều đến đặc thù của người học trong giai đoạn mới để có quyết sách phù hợp; tiến tới áp dụng học chế tín chỉ trong hệ đào tạo đại học vừa làm vừa học; xây dựng đề án đào tạo giáo viên theo hướng liên môn và chương trình đào tạo cần có sự đón đầu tốt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Bên cạnh đó, để hệ vừa làm vừa học ngày càng thu hút sinh viên và đạt chất lượng đào tạo hơn, các trường cần tăng cường thông tin cho nhau để tổng hợp và cung cấp số lượng sinh viên, giáo viên muốn nâng chuẩn cho trường đào tạo. Thông tin gồm các đề nghị, đề xuất về chỗ đào tạo, cách thức di chuyển, cách thức học để người được đào tạo chọn lựa phù hợp theo hoàn cảnh, đồng thời, tăng cường các hoạt động quản lý sinh viên bằng công nghệ thông tin.

TD

 

 

 

 

http://www.voh.com.vn/news/NewsDetail.aspx?id=39056

 

Liên kết đào tạo giáo viên tiểu học giai đoạn 2011-2015
 
(VOH) - Sáng 8/12, trường Đại học Sư phạm TP.HCM tổ chức hội thảo “Liên kết đào tạo giáo viên tiểu học giai đoạn 2011-2015”.

Trong 16 năm qua, Khoa Sư phạm tiểu học trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã đào tạo gần 10.000 cử nhân giáo dục tiểu học hệ vừa học vừa làm cho TP.HCM, các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo các đại biểu thì muốn đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo liên kết thì cần thay đổi cách thức đào tạo trong giai đoạn sắp tới.

Một số giải pháp được đề ra như áp dụng học chế tín chỉ trong hệ đào tạo đại học vừa học vừa làm, xây dựng đề án đào tạo giáo viên tiểu học theo hướng liên môn, tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, mở chuyên đề bồi dưỡng ngắn hạn về những vấn đề giáo dục tiểu học mà giáo viên, học sinh, phụ huynh quan tâm…

Thùy Trang

 

 

http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/trang-tphcm/tindocnhanh/lien-k-t-ao-t-o-giao-vien-ti-u-h-c-1.324645#6xJHzef15qt7

 

Liên kết đào tạo giáo viên tiểu học

Cập nhật lúc 20:45, Thứ năm, 08/12/2011 (GMT+7)

Ngày 8-12, Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo "Liên kết đào tạo giáo viên tiểu học giai đoạn 2011-2015" với sự tham dự của cán bộ làm công tác giáo dục.

Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề: Ðổi mới công tác liên kết trong đào tạo đại học vừa học vừa làm, áp dụng học chế tín chỉ cho đào tạo hệ đại học này; xây dựng đề án đào tạo giáo viên tiểu học theo hướng liên môn... Theo các đại biểu, hiện nay ở hầu hết các địa phương đều trong tình trạng thiếu giáo viên tiểu học và một bộ phận giáo viên đang dạy tiểu học nhưng chưa đạt chuẩn, việc liên kết đào tạo giáo viên tiểu học cho những người vừa học vừa làm góp phần giải quyết tình trạng này.

N.N

 

 

http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1423&chitiet=43360&Style=1

 

TP. Hồ Chí Minh: Liên kết đào tạo để chuẩn hóa năng lực giáo viên tiểu học (09/12/2011)

(ĐĐK) Đề nghị này được Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nêu ra tại Hội thảo "Liên kết đào tạo giáo viên tiểu học giai đoạn 2011 – 2015” diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh ngày 8-12.

 

Tại Hội thảo, đại diện các nhà giáo, giảng viên đến từ các trường ĐH, CĐ phía Nam đã đóng góp nhiều ý kiến đề xuất giải pháp liên kết đào tạo để đổi mới toàn diện quá trình đào tạo giáo viên tiểu học hiện nay ở nước ta. Theo PGS.TS Hoàng Văn Cẩn, Phó Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP, đào tạo giáo viên tiểu học tại các trường ĐH, CĐ hiện nay vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Nhiều đại biểu cũng đề nghị Bộ GD-ĐT sớm hoàn thiện chương trình đào tạo các cấp học, trong đó có xây dựng đề án đào tạo giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

 T.L

 

 

 

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội