French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Phòng Thanh tra đào tạo
  
Những nội dung cơ bản của luật thanh tra năm 2010 PDF. In Email
Thứ bảy, 07 Tháng 1 2012 08:38
Chỉ mục bài viết
Những nội dung cơ bản của luật thanh tra năm 2010
1
2
3
4
5
6
Tất cả các trang

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THANH TRA NĂM 2010

(Tài liệu tập huấn cho cán bộ, công chức ngành thanh tra)

I. Sự cần thiết và quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật Thanh tra năm 2010

1. Sự cần thiết xây dựng Luật Thanh tra năm 2010

Luật Thanh tra năm 2004 sau khi có hiệu lực đã góp phần tạo lập khung pháp lý quan trọng cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song công tác thanh tra những năm qua cũng cho thấy các quy định của Luật Thanh tra vẫn còn những hạn chế, bất cập. Cụ thể như sau:

Một là, Luật Thanh tra chưa thể hiện rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, các quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra còn những điểm chưa đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra và công tác quản lý, thêm vào đó có nơi, có lúc chỉ coi thanh tra đơn thuần là công cụ của thủ trưởng cơ quan quản lý.

Hai là, quyền hạn của cơ quan thanh tra chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Ngoại trừ Thanh tra Chính phủ, các cơ quan thanh tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật không có quyền ra quyết định thanh tra. Luật cũng chưa quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho các cơ quan thanh tra để thực hiện việc tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; chưa quy định các cơ quan thanh tra có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp thanh tra lại những vụ việc đã được cơ quan cấp dưới thanh tra và kết luận song có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Luật Thanh tra cũng chưa có những biện pháp hiệu quả nhằm bảo đảm việc thi hành các yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra. Chính vì vậy, nhiều sai phạm được cơ quan thanh tra phát hiện nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, làm giảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Điều này làm cho các cơ quan thanh tra không phát huy được vai trò của mình, tính chủ động, tính tự chịu trách trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bị ảnh hưởng, làm giảm chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra.

Ba là, để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Chính phủ đã đề cập đến hoàn thiện công tác thanh tra như. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020... Các Nghị quyết của Đảng đều xác định theo hướng nghiên cứu sửa đổi pháp luật về thanh tra theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước... tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra... tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận của cơ quan thanh tra. Tuy nhiên, việc tăng cường công tác thanh tra theo tinh thần các nghị quyết của Đảng chưa được thể hiện triệt để, kịp thời.

Thực hiện đường lối đổi mới về đối ngoại, Nhà nước ta đã có những thỏa thuận hợp tác quan trọng liên quan đến ngành thanh tra, như: Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Hiệp định thương mại thế giới, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ... Nội dung các văn kiện này có những yêu cầu liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, vì vậy cần phải được nghiên cứu để thể chế hóa trong Luật Thanh tra.

2. Quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật Thanh tra

1. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, phương thức hoạt động thanh tra và sự phối hợp của các cơ quan thanh tra, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.

2. Quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra.

3. Bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các công cụ giám sát, kiểm tra, thanh tra của bộ máy nhà nước và của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

4. Sửa đổi Luật Thanh tra lần này dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra; kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Thanh tra năm 2004; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới về công tác thanh tra.

 



 


 Kênh video TTĐT 

 SÁCH NGHIỆP VỤ 

 TIẾP CÔNG DÂN 

 Đăng nhập 




 Hoạt động Công đoàn 

 GIAO LƯU, TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ 

 BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ THANH TRA