Vietnamese-VN简体中文

Tuổi trẻ Khoa Trung
Năng động - Sáng tạo - Nhiệt huyết
 

 

Trang Chủ Biêu mẫu - Hướng dẫn Hướng dẫn CTTN - Công trình thanh niên là gì?
CTTN - Công trình thanh niên là gì? PDF. In Email
Thứ sáu, 02 Tháng 3 2012 14:47

CÔNG TRÌNH THANH NIÊN

1. Công trình thanh niên: là phương thức hoạt động do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện, nhằm tạo môi trường để đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia những việc làm thiết thực góp phần cùng địa phương, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị, khẳng định vai trò xung kích tình nguyện của tổ chức Đoàn - Hội; qua đó giúp đoàn viên, hội viên, thanh niên rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức chính trị, tư tưởng, ý thức vì tập thể, cộng đồng. Công trình thanh niên phải do tập thể đoàn viên thanh niên của đơn vị đăng ký thực hiện và phải có những sản phẩm cụ thể.

2. Phân loại công trình thanh niên:

2.1. Theo cấp quản lý:

Công trình thanh niên có thể chia thành các cấp chi đoàn, Đoàn cơ sở, quận – huyện Đoàn và tương đương, cấp Thành phố. Công trình thanh niên có thể được thực hiện với sự phối hợp của nhiều cơ sở Đoàn trong cùng 1 đơn vị hoặc thuộc các đơn vị khác nhau.

Đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm duyệt kế hoạch thực hiện công trình thanh niên của cơ sở nhằm xác định tính chất, mức độ khả thi, mục tiêu công trình trước khi cơ sở triển khai thực hiện. Cấp bộ Đoàn nào duyệt kế hoạch thực hiện công trình thanh niên của cấp trực thuộc thì có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đánh giá, công nhận kết quả thực hiện các công trình thanh niên đó.

2.2. Theo nội dung công trình:

+ Nhóm công trình tham gia thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, địa phương:

Tập trung các công trình thực hiện việc học tốt, dạy tốt; khuyến khích giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên tích cực nghiên cứu khoa học nâng cao chất lượng đào tạo, hình ảnh của nhà trường ra ngoài xã hội...

+ Nhóm công trình thực hiện việc xây dựng nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị:

Tập trung các công trình xây dựng lớp học sạch đẹp, văn minh, không nói tục chửi thề, xây dựng nếp sống văn minh học đường, các công trình tạo cảnh quan môi trường sư phạm sạch đẹp, xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên…

+ Nhóm công trình thực hiện an sinh xã hội: tập trung các công trình giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng Nhà tình bạn…

+ Nhóm công trình đồng hành cùng thanh niên trên đường mưu sinh lập nghiệp:

Tập trung các công trình hỗ trợ học sinh, sinh viên tự định hướng nghề nghiệp; hỗ trợ học bổng, nhà trọ, việc làm thêm…

+ Nhóm công trình xây dựng Đoàn - Hội  vững mạnh:

Nghiên cứu chọn lựa những vấn đề còn hạn chế trong công tác tổ chức xây dựng Đoàn – Hội để xây dựng công trình như phần mềm quản lý Đoàn viên – Hội viên; công tác tập hợp thanh niên; xây dựng chi đoàn kiểu mẫu, nâng cao năng lực cán bộ Đoàn – Hội…

3. Đảm bảo tính hiệu quả khi triển khai thực hiện công trình thanh niên:

3.1. Được việc: Thể hiện được vai trò xung kích của lực lượng đoàn viên, hội viên, thanh niên tại địa phương, đơn vị góp phần giải quyết những vấn đề khó, mới trong hoạt động chuyên môn tại địa phương, đơn vị.

3.2. Được người: Mỗi cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên có thể phát huy năng lực cá nhân, khả năng sáng tạo; rèn luyện nhận thức chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức và khả năng làm việc tập thể, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ.

3.3. Được tổ chức: Tập hợp được đông đảo đoàn viên, hội viên, thanh niên cùng tham gia thực hiện công trình. Qua đó có thể phát hiện những nhân tố tích cực để xây dựng đội ngũ kế thừa, lực lượng đoàn viên ưu tú, thanh niên tiên tiến tại địa phương, đơn vị.

Rèn luyện khả năng tổ chức, quản lý cho đội ngũ cán bộ góp phần củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn – Hội vững mạnh, đồng thời tạo uy tín và thể hiện vai trò xung kích của tổ chức đối với xã hội.

3.4. Hiệu quả về kinh phí (nếu có): Kinh phí làm lợi được từ công trình thanh niên có thể sử dụng để bổ sung cho hoạt động Đoàn tại cơ sở, kinh phí khen thưởng cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích tốt trong quá trình thực hiện công trình thanh  niên.

4. Quy trình tổ chức thực hiện công trình thanh niên:

4.1. Bước 1: Nghiên cứu chọn công trình và xây dựng kế hoạch thực hiện

- Căn cứ tình hình của địa phương, đơn vị trong năm, cơ sở Đoàn nghiên cứu khả năng thực hiện của lực lượng tham gia, các điều kiện đảm bảo để thực hiện công trình.

- Tiến hành thảo luận trong tập thể đoàn viên, thanh niên đơn vị về nội dung công trình.

- Trao đổi thống nhất cùng lãnh đạo đơn vị và các bộ phận có liên quan về yêu cầu, mục tiêu và điều kiện hỗ trợ thực hiện công trình.

- Bàn bạc và thống nhất nội dung cùng lực lượng tham gia.

- Phân công các cá nhân, bộ phận chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu để xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, sát với tình hình thực tế.

- Hoàn thành kế hoạch tổ chức thực hiện.

4.3. Bước 2: Ký kết hợp đồng trách nhiệm và đăng ký thực hiện

- Tổ chức ký kết cùng lãnh đạo đơn vị các nội dung:

+ Trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị là đảm bảo các điều kiện thực hiện công trình; có quy định về chế độ khen thưởng, động viên, cụ thể tiêu chuẩn khen thưởng khi có sáng kiến, hiến kế mang lại hiệu quả tốt.

+ Trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN, Hội sinh viên là tuyên truyền cổ động, thực hiện và hoàn thành mục tiêu của công trình; đôn đốc và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách kịp thời và hiệu quả.

+ Việc ký kết hợp đồng trách nhiệm chỉ thực hiện khi công trình thanh niên trực tiếp gắn với sự phát triển của đơn vị, kết quả công trình do đơn vị thụ hưởng; các công trình có nội dung khác có thể không thực hiện ký kết hợp đồng trách nhiệm.

- Thành lập bộ máy điều hành: căn cứ vào quy mô tính chất của công trình để thành lập các bộ phận như ban chỉ đạo, ban chủ nhiệm, ban giám sát công trình…

- Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết như vật tư, vốn, phương tiện, thiết bị và cơ chế thực hiện…

- Tổ chức đăng ký thực hiện với Đoàn cấp trên trực tiếp, hồ sơ gồm: bản đăng ký công trình thanh niên, kế hoạch tổ chức thực hiện, quyết định hoặc bảng phân công trách nhiệm, văn bản đề nghị hỗ trợ (nếu có).

4.3. Bước 3: Tổ chức thực hiện công trình

- Phát động phong trào thi đua, tạo động lực phấn đấu thực hiện mục tiêu đặt ra. Công bố các định mức chỉ tiêu phấn đấu từng chặng, các hạng mục của công trình, vận động các bộ phận, lực lượng đăng ký thực hiện chỉ tiêu.

- Ban hành quy trình và áp dụng hình thức khen thưởng khi bộ phận hoặc cá nhân hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, có giải pháp tích cực cho việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoặc mang lại năng suất, hiệu quả cao.

- Theo dõi tiến độ thực hiện và cung ứng các điều kiện đảm bảo yêu cầu theo chặng, huy động ý kiến góp ý của các chuyên gia khi có vấn đề khó khăn phát sinh

- Đánh giá, nhân rộng các kinh nghiệm, mô hình giải pháp tốt.

4.4. Bước 4: Giám sát và kiểm tra quy trình thực hiện Công trình thanh niên(thực hiện song song cùng bước 2 và 3)

Đối tượng thực hiện bước công tác này là Đoàn cấp trên trực tiếp cùng Ủy ban Kiểm tra cấp quận – huyện Đoàn và tương đương trở lên. Tổ chức giám sát, kiểm tra rõ các nội dung cơ bản: lý do chọn công trình thanh niên, công tác triển khai, đăng ký thực hiện công trình thanh niên, hình thức tổ chức đăng ký, số lượng từng loại công trình thanh niên; phương thức tổ chức thực hiện; xác định hiệu quả công trình thanh niên; nhận xét đánh giá của lãnh đạo đơn vị hoặc các đơn vị thụ hưởng kết quả về công trình thanh niên của cơ sở Đoàn.

Lưu ý: Nếu phát hiện việc tổ chức đăng ký thực hiện không đảm bảo tiêu chuẩn là công trình thanh niên thì Đoàn cấp trên trực tiếp không chấp thuận công trình thanh niên và yêu cầu thực hiện lại các nội dung đảm bảo theo tiêu chuẩn.

Đoàn cấp trên trực tiếp sau khi kiểm tra mục đích, tính khả thi của công trình phải xác nhận các công trình thanh niên thực hiện trong năm 2010 của cơ sở Đoàn và chỉ đánh giá công nhận những công trình thanh niên được xác nhận.

4.5. Bước 5: Tổ chức nghiệm thu, công nhận và tổng kết bàn giao

- Sau khi hoàn thành công trình theo tiến độ, cơ sở Đoàn báo cáo với lãnh đạo đơn vị và các bộ phận có liên quan kết quả thực hiện công trình, đề nghị nghiệm thu. Tiêu chí thẩm định, đánh giá và công nhận công trình thanh niên cần chú ý đến các yếu tố: hiệu quả về kinh tế, chuyên môn, xã hội, giáo dục, cơ chế.

- Tổ chức phân phối các nguồn lợi từ công trình, tổ chức họp đánh giá rút kinh nghiệm.

- Báo cáo, đánh giá kết quả gửi về Đoàn cấp trên đề nghị thẩm định và công nhận công trình.

- Tổ chức tổng kết đánh giá, khen thưởng và bàn giao công trình.

 

Nhạc Hot Việt Tháng 02/2014 - Various Artists

Chúc Mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3


 Văn hóa - Giải trí - Giáo dục 

 HỆ THỐNG VĂN BẢN ĐOÀN TRƯỜNG 

 Hệ thống văn bản Hội sinh viên 

 Trò chuyện cùng sv 

 Gương mặt tiêu biểu 

 Tin phòng đọc 

Mục lục sách phòng đọc 

Để dễ dàng hơn trong việc tìm sách, các bạn sinh viên có thể tham khảo mục lục sách phòng đọc tại...
 

  Du lịch Việt Nam  

 Danh ngôn cuộc sống 

  Nào ta cùng cười  

 Phần mềm luyện thi bằng lái xe Moto hạng A1 

 WebLinks 


 Tin tức - Sự kiện 

Khánh thành bảo tàng Côn Đảo tại Bà Rịa-Vũng Tàu


Ngày 6/9, tại huyện Côn Đảo, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức lễ khánh thành Bảo tàng Côn Đảo. Du khách tham quan khu di tích "chuồng cọp" ở Nhà tù Côn Đảo, nơi trước đây từng giam cầm những chiến sỹ cách mạng. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN) Công trình Bảo tàng Côn Đảo được khởi công xây dựng từ tháng 12/2009, với tổng kinh phí trên 62 tỷ đồng; trong đó 40 tỷ đồng...