Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Nghiên cứu Nghiên cứu khoa học


Hội nghị "Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2014 - 2015" PDF. In Email
Thứ năm, 14 Tháng 5 2015 02:23

Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2014 - 2015, Khoa Giáo dục Tiểu học sẽ tổ chức vào 7h00 sáng thứ 3 ngày 12 tháng 5 năm 2015 tại Giảng đường D với chương trình cụ thể như sau:

  • 7g00 – 7g30 : chuẩn bị, đón tiếp đại biểu.
  • 7g30 – 7g40: Chủ tọa thông báo chương trình Hội nghị.
  • 7g40 – 7g55: Báo cáo “Trò chơi học tập hỗ trợ hình thành biểu tượng số và phép cộng trong phạm vi 10 cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập” – Nguyễn Minh Khôi (nhóm trưởng) – K38.
  • 7g55 – 8g10: Báo cáo “Xây dựng bài tập trò chơi đọc hiểu có ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh lớp 1” – Lê Thị Lan Thanh – K37.
  • 8g10 – 8g25: Báo cáo “Trò chơi học tập hỗ trợ đọc viết cho học sinh lớp 1 thiểu năng trí tuệ học hòa nhập” – Nguyễn Thị Quế Thanh – K37.
  • 8g25 – 8g40: Báo cáo “Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Giáo dục tiểu học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” – Nguyễn Thị Kiều Oanh (nhóm trưởng) – K39.
  • 8h40 – 8h55: Báo cáo “Đặc điểm âm lời nói của trẻ em 5;0 – 6;11 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh” – Nguyễn Trần Diễm Kiều (nhóm trưởng) – K38.
  • 8h55 – 9h10: Báo cáo “Việc tiết kiệm tiền của học sinh trường tiểu học Lê Văn Sỹ, Thành phố Hồ Chí Minh” – Bùi Nguyễn Bích Thy (nhóm trưởng) – K39.
  • 9h10 –  9h25: Giải lao.
  • 9h25 – 9h40: Báo cáo “Lỗi chính tả Tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc Chăm (ở một số trường tiểu học Thuận Nam, Ninh Thuận) – Phạm Thị Thu Nga ( nhóm trưởng) – K39.
  • 9h40 – 9h55: Báo cáo “Lỗi chính tả của học sinh lớp 2 người K’ho” – Touneh Sang Hồng Nguyện (nhóm trưởng) – K39.
  • 9h55 – 10h10: Chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của cựu sinh viên.
  • 10h10 – 10h25: Báo cáo “xu hướng đọc sách của học sinh cuối cấp tiểu học” – Trần Thị Thiên Thanh (nhóm trưởng) – K39.
  • 10h25 – 10h40: Báo cáo “Xây dựng trò chơi học tập hỗ trợ mở rộng vốn từ cho hs lớp 1 theo hướng tích hợp” –  Nguyễn Thị Quý (nhóm trưởng) – K37.
  • 10h40 – 10h55: Báo cáo “Bài tập đa giác quan cho trẻ chậm phát triển trí tuệ” – Mai Vũ Phương Thanh – K37.
  • 10h55 – 11h30: Chủ tọa nhận xét, công bố kết quả, trao giải, phát thưởng.

 
Chuyên đề "Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc" PDF. In Email
Thứ ba, 08 Tháng 10 2013 15:00

Ngày 6 tháng 10 năm 2013, Khoa GDTH tổ chức lớp chuyên đề "Dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc" tại phòng C. 10.09 (cơ sở An Dương Vương). Dưới sự hướng dẫn và chia sẻ của PGS. TS . Nguyễn Thị Ly Kha, các thành viên của lớp đã cùng nhau thảo luận, trao đổi các vấn đề liên quan đến việc dạy học cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc cũng như thực hành soạn các phiếu bài tập âm, vần hỗ trợ trẻ khó đọc.
Trong thời gian sắp tới, Khoa GDTH tiếp tục mở các lớp chuyên đề với nhiều nội dung phong phú, thiết thực với mong muốn trao đổi chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm cùng giáo viên tiểu học, phụ huynh học sinh, sinh viên chuyên ngành giáo dục tiểu học và mọi người quan tâm.

Sau đây là một vài hình ảnh của buổi học:

 
THÔNG BÁO: V/v. Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp năm học 2013 – 2014 PDF. In Email
Thứ ba, 17 Tháng 9 2013 00:32

Những sinh viên có kết quả học tập khá giỏi có thể đăng ký làm khóa luận tốt nghiệp (thay thế cho các học phần tốt nghiệp) năm học 2012 – 2013. Cụ thể như sau:

I. Tiêu chuẩn đối với ứng viên

Để đăng ký làm khóa luận, sinh viên cần :

  • Tích lũy đủ ít nhất 100 tín chỉ ;
  • Có điểm trung bình tích lũy các học kì (GPA) từ 3.0 trở lên (có bảng điểm do Phòng Đào tạo cấp);
  • Có đơn đề nghị làm khóa luận tốt nghiệp kèm theo chữ kí xác nhận đồng ý của giáo viên hướng dẫn

II. Các hướng đề tài khóa luận và giảng viên tham gia hướng dẫn

Hướng đề tài

Giảng viên

Tiếng Việt và PPDH Tiếng Việt ở tiểu học

PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha

TS. Hoàng Thị Tuyết

TS. Vũ Thị Ân

ThS. Trương Thị Thu Vân

ThS. Lê Văn Trung

ThS. Lê Ngọc Tường Khanh

ThS. Nguyễn Lương Hải Như

Toán và PPDH Toán ở tiểu học

ThS. Trần Hoàng

ThS. Trần Đức Thuận

ThS. Phan Thị Hằng

ThS. Nguyễn Thị Hà Thanh

Giáo dục tiểu học

TS. Lê Thị Thanh Chung

ThS. Nguyễn Lương Hải Như

ThS. Lê Ngọc Tường Khanh

ThS. Trần Thanh Dũng

LLDH Tự nhiên - Xã hội

ThS. Đỗ Thị Nga

ThS. Nguyễn Minh Giang

Dạy học Văn ở tiểu học

TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

ThS. Hoàng Trường Giang

Ngoài các giảng viên và hướng nghiên cứu đã nêu trên, sinh viên có thể tự liên hệ với các giảng viên khác trong và ngoài Khoa để làm khoá luận về dạy học / giáo dục ở bậc tiểu học.

III. Kế hoạch thực hiện

  • Sinh viên chủ động liên hệ với cán bộ, giảng viên để đề xuất nguyện vọng được thực hiện khóa luận. Sinh viên làm đơn đề nghị được thực hiện khóa luận (xem file đính kèm), xây dựng đề cương nghiên cứu, gửi bản in về Văn phòng Khoa (ngăn tủ Cô Phạm Phương Anh), đồng thời gửi email đính kèm file về Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. . Nội dung đơn cần có các thông tin: Mã số sinh viên, họ tên sinh viên, điểm trung bình tích lũy, hướng nghiên cứu mong muốn và họ tên giảng viên hướng dẫn. Với bản in, cần có ý kiến đồng ý hướng dẫn, chữ ký xác nhận của giảng viên. Hạn chót nhận đơn và đề cương nghiên cứu: 05/10/2013.
  • Khoa xét chọn, công bố danh sách sinh viên được thực hiện khóa luận trước ngày 20/10/2013. Tùy theo điều kiện cụ thể, Khoa sẽ tổ chức cho sinh viên thuyết trình, bảo vệ đề cương trước tổ chuyên môn để xét chọn.
  • Sau khi Khoa thông báo danh sách những sinh viên được chấp thuận, sinh viên chính thức triển khai công tác nghiên cứu với giảng viên hướng dẫn.
  • Sinh viên được chọn phải hoàn thành khóa luận và nộp về Khoa 03 bộ sản phẩm (bản in khóa luận, bản tóm tắt, các đĩa sản phẩm đi kèm - nếu có), đơn đề nghị bảo vệ khóa luận về Văn phòng Khoa và gửi kèm files DOC (MS Word) bản in khoá luận về email của Khoa. Khoa sẽ làm thư đề xuất Ban Giám hiệu Trường ra quyết định thành lập hội đồng bảo vệ cho những sinh viên đã hoàn thành đúng hạn. Hạn chót: 05/5/2014.
  • Từ 05/5/2014, sinh viên chuẩn bị nội dung cho buổi bảo vệ (theo lịch của trường, dự kiến trong khoảng 15/5 đến 30/5/2014).
  • Sau khi bảo vệ, sinh viên nộp 01 bộ sản phẩm hoàn thiện (bản in giấy và lưu trên CD-ROM, gửi vào mail Khoa) về Văn phòng Khoa và 01 bộ về Thư viện trường.

 
Về việc đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học năm 2013 - 2014 của sinh viên PDF. In Email
Thứ ba, 03 Tháng 9 2013 08:57

Theo các quyết định, công văn của Trường về việc triển khai hoạt đột SV NCKH cho năm học 2013 - 2104, SV quan tâm cần lưu ý một số thông tin sau đây:

- Các Khoa tổ chức cho SV, giảng viên hướng dẫn đề xuất đề tài NCKH, sau đó SV và GVHD đăng ký đề tài kèm theo thuyết minh đề tài nghiên cứu với Khoa (theo mẫu 2 - SV NCKH - QĐ số 1673/QĐ-ĐHSP ngày 11-9-2012). Mỗi đề tài NCKH của SV chỉ do một người hướng dẫn và tối đa không quá năm SV tham gia thực hiện, trong đó phải xác định một SV chịu trách nhiệm chính.

- Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa tổ chức nhận xét, góp ý, đánh giá đề tài và đề cương NCKH của SV; xác định danh mục đề tài NCKH của SV và gửi hồ sơ, văn bản báo cáo tổng hợp kết quả xét duyệt về Phòng KHCN&MT - TCKH (theo mẫu 7-SV NCKH)

- Tiến độ thực hiện:

+ Trước ngày 30/9/2013, các Khoa nộp hồ sơ đăng ký NCKH của SV năm học 2013 - 2014 bằng văn bản (kèm theo file, gửi theo địa chỉ email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ) về Trường qua Phòng KHCN&MT-TCKH.

+ Tháng 10/2013: Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường tổ chức xét duyệt, thông qua đề cương đề tài NCKH của SV. Phòng KHCN&MT-TCKH hoàn thành việc xác định danh mục đề tài NCKH của SV và kinh phí trình Hiệu trưởng phê duyệt.

+ Từ tháng 11/2013 đến tháng 4/2014:

** SV ký hợp đồng thực hiện đề tài NCKH với Phòng KHCN&MT-TCKH, tiến hành triển khai thực hiện đề tài theo đề cương đã được duyệt.

** Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện đề tài (theo mẫu 4-SVNCKH)

** Các Khoa tổ chức Hội nghị SV NCKH cấp Khoa; xét chọn đề tài gửi tham gia giải thưởng SV NCKH cấp Trường.

** Kết quả thực hiện đề tài NCKH xủa SV được trình bày trong báo cáo tổng kết đề tài (xem Phụ lục).

Ghi chú: Hồ sơ, biểu mẫu, thủ tục, dự toán kinh phí thực hiện... xem tại website: http://phongkhcn.hcmup.edu.vn/.

 
Báo cáo đề dẫn và tóm tắt các báo cáo của HTKHQT: DẠY HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC PDF. In Email
Thứ ba, 25 Tháng 6 2013 17:32

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

“DẠY HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC”

Preface International Conference

“Teaching first year students with special needs in reading”


PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha

Trưởng Khoa Giáo dục Tiểu học,Trường ĐHSP TPHCM.

Kỹ năng đọc có ảnh hưởng quyết định đối với kết quả học tập. Hội Dyslexia của tổ chức UNESCO ước tính trong tổng số trẻ đang đi học có 8% đến 10%, cá biệt có những nơi lên đến 17% (trong đó 90% là trẻ em nam) có khó khăn về đọc, mặc dù chỉ số IQ của những HS này từ mức trung bình trở lên và trẻ không bị dị tật gì về cơ quan phát âm, lẫn cơ quan thị giác, thính giác [6]. Các nhà nghiên cứu cũng ước tính chứng khó đọc ảnh hưởng tới 3% - 10% dân số thế giới (dẫn theo [1], [3]). Có những nhà giáo dục học cho rằng thực trạng HS Việt Nam “ngồi nhầm lớp”, như báo chí vẫn thường đề cập, có nguyên nhân từ thực tế: nhiều HS mắc chứng khó đọc nhưng không được phát hiện và can thiệp trị liệu kịp thời [2], [6]. Khó đọc là một chứng tật bẩm sinh. Trẻ mắc chứng khó đọc sẽ có cơ hội và điều kiện thuận lợi để có thể khắc phục được tật này, đồng thời giảm được nguy cơ suy kém các kỹ năng xã hội nếu chứng khó đọc ở trẻ được phát hiện và can thiệp sớm ngay từ những năm đầu tiểu học, thậm chí ngay ở giai đoạn trẻ học mẫu giáo [6]. Việc tìm kiếm và thực hiện các giải pháp trị liệu chứng khó đọc đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới từ thế kỷ trước và càng ngày càng có nhiều phương tiện, biện pháp hỗ trợ trị liệu chứng khó đọc một cách kịp thời và có hiệu quả đáng ghi nhận. Song ở Việt Nam ngoài các nghiên cứu của các tác giả Trần Trọng Thuỷ, Võ Thị Minh Chí (2009), Bùi Thế Hợp (2013) cho đến nay hầu như chưa có một nghiên cứu nào cung cấp một bức tranh toàn cảnh về chứng khó đọc của HS lớp 1 nói riêng và chứng khó đọc của HS Việt Nam nói chung; cũng chưa có một nghiên cứu nào công bố một hệ thống bài tập thực hành khắc phục chứng khó đọc từ phương diện ngôn ngữ đến phương diện tâm lý. Trong khi theo các thống kê của các y bác sĩ tâm lý tại các bệnh viện nhi đồng ở TPHCM, ngày càng có nhiều phụ huynh mang con đến khám và điều trị do trẻ mắc chứng khó học, trong đó có tới 70-80% trẻ mắc chứng khó đọc (Phạm Ngọc Thanh, 2007, 2010).

 

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi1234Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 4

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội