Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Nghiên cứu Nghiên cứu khoa học


Cách viết đề cương nghiên cứu khoa học PDF. In Email
Thứ tư, 24 Tháng 10 2012 21:46

Thí nghiệm cần phải có qui trình và kế hoạch. Những qui trình và kế hoạch này phải được hoạch định (trước khi tiến hành nghiên cứu) trong một tài liệu mà tiếng Anh gọi là Research Proposal, và dịch sang tiếng Việt là “Đề cương nghiên cứu”. Tôi muốn hiểu hai chữ đề cương như sau: “Đề” là đề nghị, đề xuất; và “cương” là cương lĩnh. Đề cương nghiên cứu, do đó, là một tài liệu mà trong đó nhà khoa học đề nghị cương lĩnh hay chương trình làm việc. Đây là tài liệu quan trọng nhất trong một công trình nghiên cứu, vì qua đó mà cơ quan tài trợ có thể xét duyệt cấp kinh phí.

Đọc thêm...
 
Tạm ứng kinh phí, hợp đồng đề tài KHCN năm 2011 PDF. In Email
Thứ năm, 14 Tháng 4 2011 10:11

Ngày 08 tháng 4 năm 2011, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã có công văn số 106/ĐHSP-KHCN&TCKH về việc thông báo kí tạm ứng kinh phí, hợp đồng đề tài KHCN năm 2011. Theo đó, từ ngày 18/4/2011 đến hết ngày 22/4/2011, các cán bộ giảng viên có đề tài KHCN đã được phê duyệt, cấp kinh phí, cần liên hệ với Trường qua Phòng KHCN&TCKH để kí hợp đồng thực hiện đề tài, kí tạm ứng kinh phí.

Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ chuyên viên Nguyễn Vĩnh Khương, Phòng KHCN&TCKH (C804), cơ sở 280 An Dương Vương, Quận 5.

Đọc thêm...
 
Việc dạy học ngữ pháp cho học sinh tiểu học - nhìn từ SGK PDF. In Email
Thứ năm, 24 Tháng 2 2011 13:20

TS. Nguyễn Thị Ly Kha, ĐHSP TP HCM [Bài đã đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, số 6-2009, tr.54-65]

Chương trình là cốt lõi của nền giáo dục còn sách giáo khoa là tài liệu pháp lí hiện thực hoá chương trình. Có thể nói rằng sách giáo khoa (SGK) và sách giáo viên (SGV) tham gia trực tiếp vào quá trình, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên (GV). Qua SGK và SGV, ta có thể thấy được nội dung, chương trình; đồng thời ta cũng có thể hình dung được logic hình thức tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức... Ở bài viết này, chúng tôi bàn về việc hình thành khái niệm ngữ pháp, cung cấp và rèn luyện quy tắc ngữ pháp cho học sinh (HS) tiểu học, việc xây dựng một mô thức cho SGK Tiếng Việt bậc tiểu học, từ góc nhìn về SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5( ) hiện hành, dưới bình diện quan hệ giữa nội dung kiến thức ngữ pháp cung cấp cho HS với logic trình bày và mục đích yêu cầu HS cần đạt, bằng phương pháp quan sát, phân tích, so sánh.( )

Đọc thêm...
 
Một giải pháp cho chính tả phương ngữ PDF. In Email
Thứ năm, 24 Tháng 2 2011 12:24

TS. Nguyễn Thị Ly Kha, ĐHSP TP HCM [Bài đã đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, số 3-2009, tr.30-37]

Chữ viết tiếng Việt hiện đại thuộc loại hình chữ viết ghi âm âm vị, có rất nhiều điểm tiện dụng. Nhưng tình trạng học sinh viết sai chính tả, nhất là ở mảng chính tả phương ngữ, vẫn rất phổ biến. Lâu nay, tình trạng này thường được xem có nguyên nhân từ ảnh hưởng phương ngữ, từ phương pháp dạy học: giáo viên (GV) dạy chính tả thông qua dạy chính âm; và không ít người cho rằng sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) môn Tiếng Việt – phương tiện dạy học của GV – thể hiện nguyên tắc dùng chính âm để giải quyết chính tả. Bài viết này bàn đến một giải pháp cho chính tả phương ngữ. Đó là giải pháp luyện tập chính tả dựa trên danh sách từ - chữ cần rèn luyện về chính tả. Giải pháp này dựa trên những kết quả nghiên cứu về nội dung dạy học chính tả và hệ thống bài tập chính tả trong SGK, SGV, sách bài tập (SBT) Tiếng Việt tiểu học hiện hành; về khả năng phân tích âm vị - tự vị, khả năng chính tả của học sinh (HS) tiểu học([1]).

 

Đọc thêm...
 
Hiện tượng bỏ âm đệm của trẻ PDF. In Email
Thứ bảy, 16 Tháng 6 2007 03:27

 

VỀ HIỆN TƯỢNG BỎ ÂM VỊ - TỰ VỊ
CỦA HỌC SINH LỚP 1

TS. Vũ Thị Ân,
Khoa GDTH, ĐHSP TP HCM

Tóm tắt :

Lâu nay khi bàn về lỗi chính tả của HS, hiện tượng thường được đề cập là các loại lỗi do ảnh hưởng của phát âm của từng vùng phương ngữ. Và hệ quả kéo theo là khi xây dựng hệ thống bài tập chính tả, các tác giả thường dồn trọng tâm chú ý vào các loại lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm theo vùng phương ngữ, mà hầu như chưa chú ý tới loại lỗi bỏ sót tự vị. Bài viết này đưa ra một cách lí giải khác, có tính chất là một giả thiết khoa học. Đó là tính chất phức tạp của hệ thống kí tự, đặc điểm tâm lí tiếp nhận ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng mắc lỗi chính tả ở trẻ. Giả thiết trên được dựa trên 2 tiền đề khoa học chính : những đặc điểm của hệ thống âm vị - tự vị tiếng Việt hiện đại và những nghiên cứu về khả năng chính tả của HS tiểu học.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi1234Tiếp theoCuối»

Trang 3 trong tổng số 4

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội