Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Nghiên cứu Nghiên cứu khoa học


Từ xưng hô thuộc hệ thống nào? PDF. In Email
Thứ tư, 06 Tháng 6 2007 22:38

Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 3 năm 2007 có bài Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô của TS. Nguyễn Thị Trung Thành. Trong bài báo này, TS. Nguyễn Thị Trung Thành khẳng định : “Khái niệm từ xưng hô có nội hàm rộng hơn khái niệm đại từ xưng hô. Từ xưng hô trong tiếng Việt gồm có các loại sau : đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp. Như vậy, đại từ xưng hô chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong từ xưng hô” (tr.2)... Từ nhận thức đó, tác giả cho rằng SGK Tiếng Việt 5, tập 1 nhầm lẫn từ xưng hô với đại từ xưng hô khi viết :“Bên cạnh các từ nói trên (tôi, chúng tôi ; mày, chúng mày ; nó, chúng nó,... NTLK chú), người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,...” (tr.3) – phần gạch chân nhấn mạnh là của TS. Nguyễn Thị Trung Thành.

Đọc thêm...
 
Lượng hoá nội dung chính tả PDF. In Email
Thứ tư, 07 Tháng 3 2007 00:19

MỘT CÁCH THỨC LƯỢNG HOÁ NỘI DUNG CHÍNH TẢ

Nguyễn Thị Ly Kha

Định tính và định lượng cho từng nội dung dạy học là điều kiện tiên quyết để xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu dạy học. Đồng thời việc định tính và định lượng nội dung dạy học cũng góp phần định hướng việc chọn lựa hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn phương pháp, biện pháp dạy học. Bài viết này muốn đề cập đến vấn đề định lượng trong dạy học chính tả ở nhà trường tiểu học hiện nay.

Đọc thêm...
 
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt PDF. In Email
Thứ tư, 28 Tháng 2 2007 01:36

Định ngữ, ví dụ 1Định ngữ trang trí chỉ xuất hiện trong điều kiện danh ngữ có danh từ trung tâm biểu thị thực thể được tri nhận như những vật rời, đếm được, tức danh từ đếm được. Bởi lẽ, ta chỉ có thể bổ sung thêm một phẩm chất cho vật, nếu vật đó có một đường viền đủ để tách rời với những vật cùng loại.

 

 

Đọc thêm...
 
Phiếm về chữ CHUỘT PDF. In Email
Thứ tư, 28 Tháng 2 2007 01:27

PHIẾM NGỮ VỀ CHỮ CHUỘT
TRONG CẢM THỨC NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI VIỆT

Nguyễn Thị Ly Kha

ChuộtCó thể từ cái thuở hồng hoang lửa còn bập bùng trong hang đá, CHUỘT đã có trong vốn ngôn ngữ của cộng đồng? Trải qua bao năm tháng họ hàng nhà CHUỘT sinh sôi nảy nở và họ hàng chữ CHUỘT cũng nảy nở sinh sôi trong kho từ của dân tộc. Làm một phép thống kê sơ bộ ta cũng có xấp xỉ 20 thành ngữ, tục ngữ có CHUỘT làm biểu trưng bên cạnh một loạt từ định danh họ hàng nhà CHUỘT từ Chuột chù, Chuột cống… đến Chuột đồng, Chuột khuy…

Đọc thêm...
 
"Nhất" và "Một" PDF. In Email
Thứ ba, 27 Tháng 2 2007 23:49

HAI CHỮ “ NHẤT” VÀ  “MỘT” TRONG TIẾNG VIỆT

Nguyễn Thị Ly Kha

Nhất và Một Là con số khởi đầu của số đếm, một xuất hiện từ rất sớm trong vốn từ của dân tộc Việt. Nhất của tiếng Hán – yếu tố đồng nghĩa với một – du nhập vào đất Việt từ khoảng hơn một ngàn năm trước. Song quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ không thể để hai yếu tố đồng nghĩa tuyệt đối cùng song song tồn tại.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi1234Tiếp theoCuối»

Trang 4 trong tổng số 4

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội