Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Thư thời @ PDF. In Email
Thứ ba, 13 Tháng 12 2011 09:00

Thư thời @


Nguyễn Thị Ly Kha

 

Những cánh thư

náo nức

bay nhanh

phím chữ

dẹt mắt

ngóng trông.

Màn hình

lặng ngắt

thinh không…

 

Đọc thêm...
 
Truyện viết trên đường PDF. In Email
Thứ năm, 21 Tháng 4 2011 01:16

Câu chuyện thứ ba (tiếp theo)

Từ đồng nghĩa

        Lần ấy, tôi cùng mấy người bạn xuống Cần Thơ có việc nhân tiện chiêm ngưỡng cây cầu mới. Khánh thành cả gần tháng nay mà người đổ về cầu vẫn nườm nượp. Thế mới biết dân mình khao khát trông chờ những công trình phục vụ cho an sinh và cho sự phát triển của đất nước đến nhường nào. Chúng tôi nghỉ ăn trưa ở nhà hàng Miền Tây II cùng mấy người bạn hiện đang làm việc tại địa phương. Cậy là dân thổ địa, công tác ở lĩnh vực kinh doanh tiền nhiều nên họ đãi chúng tôi khá thịnh soạn. Chủ yếu là món rùa, rắn – được xem là đặc sản của vùng. Nhìn những tia máu rắn đang loang dần ra trong chai rượu trắng, tôi rùng mình, cứ nghĩ sao con người ác thế, ăn thịt uống máu của muôn loài. Trong câu chuyện hỏi thăm nhau về người này người kia lâu ngày không gặp, T. hỏi B – chị bạn đi cùng nhóm tôi: Bà nhớ thằng M “gáy” không? Nhớ chứ. Hồi này vợ con sao rồi, còn hay “gáy” không? Lúc đầu tôi tưởng mình nghe nhầm ngáy thành gáy. Nhưng khi từ gáy được lặp lại, tôi ngạc nhiên hỏi: Gáy là thế nào? B cười giải thích: Gáy là nói nhiều cũng như một vài nơi gọi là nổ, hót ấy mà. Tôi ớ ra và nhớ lại sự việc cũng mới diễn ra cách đây chưa lâu. Hôm ấy, sau lễ phát bằng tốt nghiệp lớp ĐH của quận, chúng tôi được sinh viên mời dự tiệc. Mấy chị em khoa tôi được sắp xếp ngồi cùng bàn với các vị có chức sắc của Phòng và Trường BD, hiệu trưởng hiệu phó mấy trường trong quận. T. H – hiệu phó trường Z (có vợ trước là sinh viên của tôi, học khoa ngữ văn). Anh này nói liên tục, nói hết cả phần người khác. T ghé tai tôi thì thầm: Cô đừng lạ. Ông này “pháo” lắm. Trong cái trường biểu thị tính nói nhiều, nói quá lên hóa ra có nhiều từ độc đáo ấn tượng ghê. Nào là nổ, pháo và bây giờ phương ngữ miền Tây Nam Bộ lại có gáy. Quá hay. (ANVU. Còn nữa)

 

 
Giáo dục tiểu học - niềm tin của gia đình và xã hội PDF. In Email
Thứ năm, 21 Tháng 4 2011 01:05

            Giáo dục tiểu học – niềm tin của gia đình và xã hội

                        (Ghi lại tâm sự của một cô giáo trẻ)

         Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học được xem là nền tảng. Cũng như xây một ngôi nhà, cái nền có chắc ngôi nhà mới vững. Cái nền không cứng, chắp vá ngôi nhà ắt xộc xệch. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học như Bác Hồ đã ví như búp trên cành cần được nâng niu, săn sóc và dạy dỗ một cách đặc biệt. Ở đâu đó, thảng hoặc lúc này lúc kia vẫn có người cho rằng dạy trẻ tiểu học không khó. Đa phần, trong đó có tôi lại nghĩ khác: dạy tiểu học không dễ song vô cùng lí thú. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi chọn dạy trẻ ở cấp học này. Trong nhiều năm trở lại đây, giáo dục tiểu học ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, ngày càng củng cố được niềm tin trong mỗi gia đình và toàn xã hội bởi sự đầu tư của ngành, sự đổi mới về nội dung chương trình, về phương pháp dạy học, về yêu cầu chuẩn giáo viên v.v…Mỗi thầy cô giáo đều cố gắng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để dạy tốt hơn chất lượng hơn.

            Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của những năm học này là xây dựng trường học thân thiện. Mỗi thầy cô giáo đều cố gắng để làm sao mỗi ngày đến trường là một ngày vui của trẻ, cha mẹ trẻ yên tâm khi gửi con ở trường, cộng đồng xã hội ngày càng tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Để tạo được môi trường như thế, tôi nghĩ rằng cần quan tâm những vấn đề sau:

            - Thứ nhất: cần xác định rằng việc dạy học theo cá thể hóa là xu thế tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, tạo môi trường thân thiện trong hoàn cảnh hiện nay. Mặt bằng về trình độ của học sinh trong mỗi lớp học, ở mỗi trường học không đồng đều nhau, hoàn cảnh mỗi em không giống nhau, cá tính khác nhau, thế giới nội tâm của các em vô cùng phong phú, muôn sắc màu … Do đó, chúng ta phải gần gũi để khám phá và hiểu từng trẻ, mọi ý kiến của trẻ phải được tôn trọng để các em luôn cảm thấy khi đến trường cô giáo như mẹ hiền. Có thế, chúng ta mới tạo được niềm tin với trẻ khơi gợi được sự cởi mở sẵn sàng sẻ chia tâm sự của trẻ. Đó chính là động lực giúp trẻ thích học và học tốt hơn.   

         - Thứ hai: Trẻ em là tương lai của đất nước. Trách nhiệm ươm trồng, chăm sóc những mầm non này không phải chỉ của gia đình, cũng không phải chỉ của nhà trường mà của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, cần tạo mối quan hệ, hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Những hoạt động của trẻ ở trường, gia đình phải được biết, mỗi biểu hiện, mỗi đổi thay của trẻ ở nhà giáo viên phải được hay, mỗi lời ăn tiếng nói cách hành xử của trẻ phải được cộng đồng quan tâm chỉ dẫn, nhắc nhở.

         - Thứ ba: Trẻ em như tờ giấy trắng, trách nhiệm của người lớn là giữ cho nó luôn trong trắng không bị hoen ố trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trường học không phải chỉ dạy chữ mà còn dạy người, bồi dưỡng kĩ năng sống song song với dạy chữ. Bên cạnh việc chỉ cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán, chúng ta còn phải dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình, những người xung quanh, thầy cô giáo, bè bạn và rộng hơn là tình yêu thương quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, giữ gìn bản sắc dân tộc trước trào lưu hòa nhập. Chúng ta dạy trẻ biết cảm nhận trân trọng và bảo vệ cái đẹp và biết tự bảo vệ mình trước những mặt trái của xã hội hiện nay. Đồng thời, trước tốc độ phát triển của công nghiệp và sự biến đổi của khí hậu hiện nay, chúng ta phải giáo dục các em biết gìn giữ môi trường xanh, sạch đẹp bắt đầu từ mỗi việc làm nho nhỏ như không xả rác bừa bãi, không viết vẽ bậy lên tường lên bàn; tham gia lao động quét dọn trường lớp, chăm sóc và trồng cây xanh v.v..

        Để giáo dục tiểu học luôn luôn và mãi mãi là niềm tin của gia đình và xã hội, chúng ta – những thầy cô giáo, những nhà giáo dục phải góp phần thiết thực xây dựng mỗi ngôi trường là một mái nhà ấm áp tình yêu thương, tràn tiếng cười, tràn niềm vui: vui với kết quả dạy và học của thày trò, vui trước sự lớn khôn, chăm ngoan của học sinh.

         Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đang được góp sức lực và niềm đam mê của mình xây dựng những ngôi trường – mái nhà như thế.

                                                       TP Hồ Chí Minh, tháng 4.2011

                                                                        AV

 

 
Nhật kí về nguồn (tiếp theo) PDF. In Email
Thứ sáu, 15 Tháng 4 2011 01:31

Ngày thứ hai

        Chia tay với những rừng cọ, đồi chè của Thái Nguyên, chúng tôi đến với những đồi sắn, nương mía nương ngô của Bắc Cạn. Trời rét đậm, nhưng không mưa. Tuyệt thật. Chúng tôi nói với nhau: Bác phù hộ cho đấy. Những đám mây rong ruổi cùng chúng tôi trên con đường uốn lượn. Có những khúc quanh gần khép một vòng tròn. Chúng tôi qua những địa danh nghe chẳng thơ chút nào: chợ Đồn, chợ Rã, Nà Vì, Cáy Phặc…

Đọc thêm...
 
Nhật kí về nguồn PDF. In Email
Thứ tư, 13 Tháng 4 2011 03:57

NHẬT KÍ VỀ NGUỒN

         Hành trình về nguồn của đoàn chúng tôi – các cán bộ, giảng viên khoa GDTH – thật đặc biệt. Lúc này đang là mùa đông. Mùa đông năm nay rét hơn những năm gần đây. Dường như chẳng ai chọn thời điểm này để lên ngàn, vượt thác. Về nguồn, chúng tôi mang tâm trạng hồi hộp, xốn xang rạo rực, ăm ắp tình cảm mến thương với những địa danh khởi đầu của những nguồn nước tạo thành các con sông đất Việt, nơi khơi dậy ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của những người con đất Việt…

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi123Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 3

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội