French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Phòng Thanh tra đào tạo
  


Vấn nạn bằng giả: Xử lý chưa nghiêm PDF. In Email
Thứ năm, 25 Tháng 10 2012 08:00

Mỗi năm, cả nước có hàng trăm vụ làm bằng giả bị phanh phui, hàng nghìn đối tượng mua bằng bị phát hiện. Tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng vẫn còn chưa nghiêm minh.



Hàng loạt bằng giả đã bị thu giữ và đang tiếp tục
xác minh. (Ảnh: PLTPHCM)

Với các cơ quan, khi phát hiện cán bộ, nhân viên sử dụng bằng giả vẫn chỉ dừng lại ở việc xử lý kỷ luật cảnh cáo, cao nhất là thôi việc. Thực tế này vẫn tạo "đất" cho các đối tượng mua bán bằng giả. 

Một nhân viên kế toán đã từng làm việc nhiều năm tại một công ty xuất nhập khẩu lớn với tấm bằng được cơ quan có chức năng chứng thực. Trong một đợt công ty xác minh lại bằng cấp của cán bộ, nhân viên đã phát hiện ra nhân viên này sử dụng bằng tốt nghiệp đại học giả để xin việc.

Hay trường hợp khác, một nhân viên hành chính và quản lý tài sản của một công ty vật tư ngân hàng đã sử dụng bằng giả để xin việc. Được nhận vào bởi chuyên ngành khá phù hợp: Tài chính ngân hàng. Tuy nhiên khi xác minh tại cơ sở đào tạo thì mới phát hiện, nhân viên này không hề theo học tại đây. Bằng cấp được sử dụng là bằng giả.

Tại Sóc Trăng, vừa qua cũng đã phát hiện 280 nhân viên sử dụng bằng giả. Có những người sử dụng bằng để xin việc, có những người sử dụng bằng giả với mục đích thăng quan tiến chức.

Theo PGS. Văn Như Cương, cùng hai người người có bằng Thạc sĩ sẽ được đề bạt, chúng ta vẫn đề cao bằng cấp hơn thực lực nên mới có tình trạng như vậy.

Hiện Việt Nam có khoảng trên 400 cơ sở đạo tạo Đại học, Cao đẳng, chưa kể đến các loại hình đào tạo khác. Chỉ riêng trường ĐH Kinh tế Quốc dân, mỗi năm cơ quan này đã nhận được vài trăm đề nghị của các doanh nghiệp, tổ chức về việc thẩm tra lại bằng cấp của cán bộ nhân viên và đã phát hiện khá nhiều trường hợp mạo danh sinh viên của trường thông qua việc mua bằng giả để để xin việc và các mục đích khác.

Tuy nhiên, đại diện nhà trường cũng cho biết, chưa bao giờ nhà trường nhận được sự phản hồi nào của các các doanh nghiệp, tổ chức về việc đã xử lý như thế nào đối với những đối tượng đã mạo danh theo học tại trường bằng cách mua bằng giả.

Đại tá Bùi Văn Đại, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa, đơn vị đã phá nhiều vụ án liên quan tội phạm làm và sử dụng bằng giả cũng cho biết, cơ quan này cũng chưa bao giờ được các đơn vị sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc xử lý những trường hợp nhân viên sử dụng bằng cấp giả.

Tình trạng chung là khi phát hiện, đơn vị cũng chỉ dừng lại ở việc xử lý nội bộ, như kỷ luật cảnh cáo, cao nhất là buộc thôi việc. Trong khi theo Bộ luật hình sự, tội danh mua bằng lừa dối các cơ quan, tổ chức phải chịu mức xử phạt hành chính cao, thậm chí là mức án từ 1 đến 5 năm tù.

Đại tá Bùi Văn Đại cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp nên thông báo để cơ quan chức năng điều tra. Vì nếu bị xử lý nghiêm thì họ sẽ không dám mua bằng.

Cũng theo các trường Đại học, hiện chỉ những công ty và các tổ chức lớn uy tín mới quan tâm tới việc thẩm tra lại bằng cấp của nhân viên đang làm việc, phần lớn các công ty TNHH, đơn vị ở vùng sâu vùng xa thường không quan tâm tới vấn đề này. Đây cũng là kẽ hở để các đối tượng  mua bằng sử dụng bằng giả để xin việc.


Theo VTV

 
Cần làm rõ danh tính, "xử nghiêm" người sử dụng bằng giả PDF. In Email
Thứ hai, 22 Tháng 10 2012 08:52

Ngày 10/10, Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án về đường dây mua bán các loại văn bằng giả sang Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị truy tố 3 đối tượng về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Điều đáng nói là vụ án mới chỉ dừng lại ở người sản xuất, bán văn bằng giả, còn người mua, sử dụng văn bằng giả vẫn chưa lộ diện.


Trong "nháy mắt" có ngay bằng cấp

Để sở hữu một tấm bằng, với nhiều người là cả một quãng đường "dùi mài kinh sử", ở đó  là cả trí tuệ và tâm huyết, mồ hôi và nước mắt. Còn với một số người thì trong "nháy mắt' lại là có ngay tấm bằng, chứng chỉ. mà không mất bất kì công sức nào ngoài tiền mua chúng...


Vào cuối tháng 6/2012, Công an quận Đống Đa vừa triệt phá đường dây mua bán các loại văn bằng giả, chứng chỉ từ bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp đại học đến các loại văn bằng "cao cấp" hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.


Cơ quan Công an cũng đã khởi tố các đối tượng gồm: Vũ Đình Quyền, 27 tuổi, quê ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa); Đào Anh Tuấn, 28 tuổi, quê ở huyện Kiến Xương (Thái Bình) và Nguyễn Đăng Đức, 25 tuổi, HKTT ở xã Xuân Canh (Đông Anh). Tại cơ quan điều tra, đối tượng Quyền khai nhận, ngoài chiếc bằng giả Quyền làm cho một người tên Bắc, Quyền còn làm khoảng 20 bằng tốt nghiệp các loại bán cho những người có nhu cầu, từ cử nhân đến cả thạc sĩ, tiến sĩ và giá tiền cũng cao hơn theo cấp độ học vị.

Các đối tượng và những tấm bằng, chứng chỉ giả.

Ngày 27/9/2012, Toà án nhân dân TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế  mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Đinh Hồng Đức (quê Hà Tĩnh) 2 năm tù, Lại Văn Quyết (quê Thanh Hóa; cùng tạm trú phường Tây Lộc, TP Huế) 3 năm tù và Bùi Nguyên Ánh (quê Nghệ An; tạm trú TP HCM) 2 năm 6 tháng tù, cùng được hưởng án treo về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Các đối tượng này nằm trong đường dây làm bằng giả liên tỉnh, bị Công an TP Huế bắt giữ vào tháng 5/2012 sau hơn 2 tháng điều tra phá án.

Theo cáo trạng, qua quen biết trên mạng, từ tháng 11/2011 đến ngày bị bắt, 4 đối tượng đã làm giả gần 1.000 tấm bằng đại học, bằng tốt nghiệp cấp 3, chứng chỉ Tin học, Anh văn. Nhiều người ở Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Nai… đã mua bằng giả với giá 4 - 8 triệu đồng/bằng, trong đó có một số cán bộ làm ở cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp.


Phải làm rõ và xử lý người mua bằng cấp giả


Nhiều đường dây làm bằng cấp giả bị cơ quan Công an triệt phá, đa phần người mua bằng vẫn chưa xác định được, nguyên nhân là do việc mua bán bằng chủ yếu thực hiện qua mạng. Các thông tin ghi lại trên bằng cấp khá sơ sài, nhất là với loại bằng tiến sĩ, thạc sĩ thậm chí không có ảnh, nên việc truy tìm ngược lại đối tượng mua bằng là rất khó khăn. Trong các tang vật mà Công an quận Đống Đa thu giữ có một chiếc bằng tiến sĩ được nhóm đối tượng làm theo đơn đặt hàng với giá 15 triệu đồng của người có tên Lê Thanh Minh  (35 tuổi), hiện đang cư trú tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh.


Theo khai nhận của Vũ Đình Quyền thì anh ta quen Lê Thanh Minh trên mạng. Minh tâm sự trước đây đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, sau đó do đi nước ngoài một thời gian, khi về nước đã quá thời hạn bảo lưu kết quả học tại trường nên anh ta không còn điều kiện học tiếp văn bằng thạc sĩ nên đã tìm đến Quyền. Tấm bằng này có số hiệu bằng và số hiệu vào sổ, tuy nhiên xác minh tại Đại học Kinh tế Quốc dân thì trong hồ sơ lưu không hề có tên Lê Thanh Minh đã từng theo học tiến sĩ tại trường.


Công an quận Đống Đa đã làm rõ một số người “nhờ” đường dây của Quyền làm bằng cấp giả trong đó có Khổng Văn Thắng (26 tuổi) ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Sau khi đọc được thông tin về "dịch vụ bằng cấp" mà Vũ Đình Quyền đăng trên mạng, Thắng liên hệ đặt làm tấm bằng tốt nghiệp đại học danh hiệu kỹ sư ngành điện - tự động hóa hệ chính quy với giá 8 triệu đồng. Trường hợp Hà Thế Quân (27 tuổi, ở Tam Nông, Phú Thọ), nguyên là sinh viên Trường Đại học Xây dựng nhưng do nợ môn nên gần 10 năm nay Quân vẫn là sinh viên.


Tháng 5/2012, Quân đặt hàng làm bằng "kỹ sư xây dựng cầu đường bộ", thời gian tốt nghiệp năm 2010 để "hợp lý" với thời gian trúng tuyển đại học. Còn "thạc sĩ rởm" Nguyễn Thế Tình (28 tuổi, ở Nam Trực, Nam Định) thì đặt làm bằng thạc sĩ giả mạo Đại học Bách khoa với giá 8 triệu đồng. Nhưng do những người này đều chưa sử dụng bằng cấp giả, không có dấu hiệu phạm tội hình sự theo điều luận Điều 267 BLHS nên không xử lý.


Hiện nay có một số người thích "đi tắt đón đầu", muốn khoe mẽ, háo danh… đã lên mạng hoặc thông qua điện thoại đã có thể tìm cho mình một tấm bằng "danh giá". Nhưng liệu những tấm bằng cấp ấy có "trường thọ" và giúp họ trên con đường thăng tiến sự nghiệp?

Theo Đại tá Bùi Văn Đại, Trưởng Công an quận Đống Đa cho biết, những người sử dụng bằng giả dùng vào mục đích cá nhân để lừa dối cơ quan tổ chức khi xin việc làm hay sử dụng vào mục đích khác sẽ bị xử lý nghiêm. Đặc biệt những ai đã và đang có ý định làm mua bằng  không phải từ lực học thật của mình, không nên tin vào những lời quảng cáo có "phôi bằng thật" "bảng điểm thật… của đối tượng xấu. Vì trước sau sẽ bị xử lý nghiêm. Qua vụ cơ quan Công an quận Đống Đa vừa triệt phá, khuyến cáo các ngành Giáo dục đào tạo cần phổ biến cho các trường đại học quản lí thật tốt chế độ thông tin cấp phát bằng cho từng người; nên bổ sung thêm thông tin như số chứng minh nhân dân, địa chỉ, họ tên bố, mẹ trên bằng cấp; ngoài những thông tin sơ sài như tên, năm sinh, ảnh (có bằng không có ảnh) rất dễ là nơi để các đối tượng lợi dụng làm giả; đối với cơ quan công chứng cần kiểm tra, đối chiếu kỹ bằng chính trước khi sao công chứng.


Đặc biệt khuyến cáo các cơ quan tuyển dụng người vào làm, không nên tin ngay vào bằng cấp, phải xác minh lại nơi đào tạo để không bị nhầm lẫn - Đại tá Bùi Văn Đại cho biết thêm.


Sau khi triệt phá các đường dây làm bằng giả, Công an phát hiện không ít cán bộ dùng bằng giả để tăng lương, lên chức... Theo Bộ luật Hình sự, hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không chỉ đối với người sản xuất, làm giả tài liệu đó mà cả người sử dụng tài liệu giả để lừa dối cơ quan, tổ chức đều là phạm pháp.


Tuy nhiên, thực tế, cơ quan tố tụng mới chỉ xử lý người sản xuất, bán văn bằng, chứng chỉ giả, trong khi hành vi của người mua thường không xác định được hoặc nếu xác định được thì chỉ xử lý hành chính… Do đó, phải có chế tài xử lý nghiêm cả với những người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mới làm giảm tình trạng mua bán bằng cấp như trên.

Hiền Thanh (CAND)
 
Triệt phá đường dây làm bằng giả PDF. In Email
Thứ hai, 10 Tháng 9 2012 07:20

Triệt phá đường dây làm bằng giả

 

Từ những chứng cứ của Báo Người Lao Động thu thập sau hơn một tháng thâm nhập, Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa triệt phá, bắt nhiều đối tượng trong đường dây làm bằng tốt nghiệp giả có quy mô lớn


Người xưng tên là Nguyễn Lực (phải) bị bắt quả tang khi giao nhận bằng giảTừ lời mời “nhận làm bằng thạc sĩ, ĐH…” được gửi qua email, phóng viên Báo Người Lao Động ở Quảng Ngãi đã lần theo và phát hiện một đường dây làm bằng tốt nghiệp giả khá tinh vi.

Rao bán trên mạng

Giữa tháng 7-2012, khi nhận được email từ nickname nguyen…@yahoo.com có nội dung: “Nhận làm bằng thạc sĩ, ĐH, cao đẳng, trung cấp…  với phôi thật 100%, có học bạ, bảng điểm, hồ sơ gốc” và cam kết sau khi bằng được công chứng mới nhận tiền, chúng tôi quyết định thâm nhập đường dây này.

Qua email, nickname nói trên giới thiệu là Nguyễn Lực, đang sống ở TP Đà Nẵng. Sau khi biết khách có ý định làm một bằng tốt nghiệp Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Lực cho biết: “Bằng ĐH có giá 13 triệu đồng, kèm bảng điểm và 5 bản sao đã công chứng, làm xong giao trực tiếp, không lấy tiền trước. Bảo đảm chất lượng, phôi bằng mua lại của các trường, không dùng phôi giả. Một số trường “quen” thì xin luôn chữ ký nên giá “hơi cứng”. Bằng sẽ giao trong một tuần và sẽ trực tiếp vào Quảng Ngãi giao bằng”. Lực giải thích thêm: “Riêng ĐH Công nghiệp TPHCM, bên mình làm nhiều rồi. Hiện giờ, giá trên mạng của những mối khác là 6,5 triệu đồng nhưng là phôi giả, dễ bị phát hiện. Nếu làm để xin việc thì nên cân nhắc. Mình làm 2 năm rồi, chưa gặp trục trặc gì. Một số vụ bị nơi tiếp nhận yêu cầu xác minh hồ sơ gốc, bên mình cũng có thể làm được nhưng giá không dưới 50 triệu đồng”.

Sau khi phóng viên đề nghị giảm giá, Lực cho biết đó là giá gốc nhưng nếu làm bây giờ sẽ được giảm 1 triệu đồng vì đang có người đặt bằng ĐH Công nghiệp TPHCM nên làm chung giảm được chi phí. Lực hướng dẫn: “Nếu đồng ý thì scan CMND, ảnh 3x4 cùng tên họ, tên trường, số điện thoại nhà, địa chỉ …  rồi gửi qua email”.

Sau đó, để thuyết phục khách hàng, Lực còn cho xem ảnh bằng mẫu của nhiều trường ĐH lớn trong cả nước.

Sau khi nhận được đầy đủ thông tin theo yêu cầu, đến ngày 29-7, Lực nhắn tin qua điện thoại với nội dung: “Khoảng 2 ngày nữa là có bằng, em báo trước để anh chuẩn bị, làm xong sẽ mail để kiểm tra trước. Ok, thì gặp”. Hai ngày sau, chúng tôi yêu cầu Lực cho xem bằng, Lực cho biết bằng đã làm xong và đang trên đường chuyển từ TPHCM ra nên không chụp được ảnh để gửi. Sau đó, Lực nhắn tin: Ngày 2-8 sẽ giao bằng ở Quảng Ngãi.

Lên phương án triệt phá

Từ những thông tin, chứng cứ do phóng viên cung cấp, Phòng CSĐT tội phạm trật tự xã hội (PC45) - Công an tỉnh Quảng Ngãi nhận định: Có thể đây là một đường dây làm bằng giả có quy mô lớn, với hệ thống nằm ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Vì vậy, ngày 1-8, PC45 quyết định thành lập tổ chuyên án và lên kế hoạch triệt phá với sự tham gia trực tiếp của phóng viên Báo Người Lao Động.

Khoảng 9 giờ, ngày 2-8, qua điện thoại, Lực cho biết chiều tối hôm đó, Lực mới có thể đến Quảng Ngãi. Đến 14 giờ cùng ngày, Lực gọi điện báo khoảng 2 giờ nữa sẽ đến Quảng Ngãi. Sau đó, 16 giờ 30 phút, Lực thông báo đã đến TP Quảng Ngãi và đề nghị thay đổi nơi gặp so với giao hẹn trước đó. Đến 17 giờ cùng ngày, Lực đến một quán cà phê như đã hẹn.

Sau một hồi lòng vòng, ngó trước nhìn sau “thăm dò”, Lực đưa ra một xấp giấy được gói kỹ trong bao ni lông, trong đó có bằng của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM cùng bảng điểm với các môn đạt điểm khá trở lên và giao “hàng”. Phôi bằng mang số hiệu 00086513, có chữ ký của TS Tạ Xuân Tề, phía trên ghi rõ chức danh “Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM” (thực tế thời điểm này TS Tạ Xuân Tề đã không còn đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TPHCM - PV). Theo lời của Lực, phôi bằng và chữ ký là thật, sở dĩ có được chữ ký là do bên Lực có “tay chân” trong trường”. Cũng theo Lực, ngoài ĐH Công nghiệp TPHCM, bằng tốt nghiệp nhiều trường khác cũng có phôi và chữ ký thật, ngay cả hiệu trưởng trường đó cũng khó phát hiện được đó là bằng giả…

Khi 2 bên giao nhận bằng và tiền, các trinh sát PC 45 ngồi bàn bên cạnh xông vào bắt quả tang.

Theo Người lao động (Chủ nhật 09/09/2012)

 
Đơn kiến nghị, phản ánh trong khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay PDF. In Email
Thứ hai, 26 Tháng 3 2012 16:28

Trong thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo hai loại đơn (vụ việc) khiếu nại và tố cáo đã được nêu khái niệm cũng như quy định khá cụ thể về thời hạn, thời hiệu, và trình tự, thủ tục giải quyết theo luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan quản lý còn phân ra 02 loại đơn (vụ việc) khác đó là đơn (vụ việc) kiến nghị và phản ánh.

- Đây là những loại đơn (vụ việc) phát sinh trong thực tiễn (thường chiếm tỷ lệ từ 10 đến 15%) mà cơ quan quản lý hành chính nhà nước không thể xếp cùng với hai loại đơn (vụ việc) khiếu nại hay tố cáo bởi chúng có những tính chất và đặc điểm riêng. Có thể nói đơn (vụ việc) kiến nghị, phản ánh là một kênh thông tin giúp nhà quản lý làm tốt hơn nhiệm vụ của mình đồng thời nó thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước về các lĩnh vực. Cho đến nay chưa có văn bản nào chính thức nêu ra khái niệm cũng như quy định về trình tự thủ tục và thời hạn, thời hiệu giải quyết các loại đơn (vụ việc) này. Vì vậy, chưa có sự thống nhất giữa các địa phương, mỗi nơi có thể phân loại và xử lý khác nhau, làm hạn chế nhất định đến chất lượng và kết quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung. Việc đưa ra khái niệm cơ bản và quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết 02 loại đơn nói trên trong văn bản pháp luật theo chúng tôi là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc phân định tính chất và đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai loại đơn này để nêu ra một khái niệm cụ thể đang sự là vướng mắc nhất hiện nay đối với các nhà làm luật và các nhà quản lý. Trong bày viết này chúng tôi xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến trao đổi trong việc đưa ra khái niệm và đề xuất việc xử lý, giải quyết 2 loại đơn (vụ việc) nêu trên. Rất mong được sự quan tâm của bạn đọc.

I. KHÁI NIỆM

1. Về Kiến nghị:

Là việc công dân hoặc tổ chức đề nghị với cá nhân, hoặc cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền cần xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó đã được triển khai thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước; các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý đó mà chủ thể kiến nghị cho rằng sẽ không hiệu quả, không phù hợp, không khả thi, có thể gây hoặc đã gây hậu quả xấu đến hoạt động bình thường và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tập thể. Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng xấu (có thể bị thiệt hại cụ thể về vật chất) ở đây không nhất thiết là của chính người hoặc tổ chức kiến nghị mà có thể ảnh hưởng đến lợi ích chung của nhiều người, của cộng đồng dân cư theo khu vực hoặc của nhiều cơ quan, tổ chức.

Như vậy, các giải pháp, biện pháp, và các hình thức quản lý điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó gây hậu quả hoặc có thể gây hậu quả không tốt đến quyền, lợi ích hợp pháp và hoạt động bình thường của công dân, tổ chức, tập thể  là do ý chí chủ quan của người và cơ quan có thẩm quyền ban hành, hoặc triển khai thực hiện nhằm đạt được mục đích quản lý. Các giải pháp, biện pháp và các hình thức điều hành bị kiến nghị đã được ban hành hoặc đã được triển khai trên thực tế.

Ví dụ: Những hậu quả xấu ở đây do chính người có thẩm quyền hoặc cơ quan thực thi nhiệm vụ gây ra như việc triển khai thực hiện các dự án thuỷ điện làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, sinh hoạt và văn hoá của khu vực dân cư vùng hạ lưu; các biện pháp triển khai thực hiện các chương trình của Chính phủ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số còn có những mặt hạn chế…. Vụ việc được kiến nghị cũng có thể xuất phát từ việc ban hành các quy định không phù hợp, không khả thi của cơ quan quản lý, có thể gây ra những hậu quả không tốt trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, như quy định phương tiện xe máy mang biển số ngoại tỉnh không được vào thành phố…

2. Về phản ánh:

Là việc công dân, tổ chức nêu lên và đề xuất với cá nhân, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời những sự việc phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của cá nhân, tổ chức và tập thể.

Sự việc được phản ánh không nhất thiết do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tạo nên mà có thể do nhiều đối tượng gây nên, trong đó có thể có cả con người, thiên nhiên và thậm chí cả động vật…

Ví dụ:

- Những vụ việc phát sinh có thể do con người gây nên, như quá trình thi công công trình giao thông, một đơn vị sau khi thi công xong tuyến đường đã bỏ lại nhiều vật liệu dư thừa trên vỉa hè, việc lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, việc xả rác bừa bãi… làm cản trở giao thông, gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, đi lại, kinh doanh buôn bán, cảnh quan và ô nhiễm môi trường của khu vực và các hộ dân khu dân cư; tình trạng một khu dân cư nào đó có hiện tượng tập trung các đối tượng xấu như hút chích xì ke, ma tuý.

- Có thể do thiên tai gây nên như: Lũ lụt cầu cống bị hỏng, gây ách tắc giao thông, mưa gió làm hỏng đường dây dẫn điện có thể gây nguy hiểm cho con người…

- Có thể do động vật gây nên, như thú dữ phá hoại hoa màu, nhà cửa, gieo rắc dịch bệnh…

3. Điểm khác nhau cơ bản giữa đơn kiến nghị và phản ánh:

- Đối với đơn kiến nghị, vụ việc phát sinh kiến nghị chủ yếu do con người, cơ quan có thẩm quyền tạo nên và thường đã được các cơ quan chức năng biết nhưng chưa có biện pháp khắc phục hoặc đã khắc phục nhưng chưa đến nơi, đến chốn.

- Đối với đơn phản ánh, hầu hết những vụ việc phát sinh do công dân, tổ chức phát hiện và phản ánh với cơ quan chức năng; và qua phản ánh của công dân, tổ chức thì cơ quan chức năng mới nắm bắt được. Vụ việc phát sinh phản ánh có thể  do con người(chủ thể quản lý) hoặc do khách quan như thiên tai…gây ra.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT

Do tính chất đặc thù của hai loại đơn kiến nghị và phản ánh nói trên, nên chúng ta không thể áp dụng trình tự, thủ tục giải quyết như đối với đơn khiếu nại, tố cáo.

Khi đã xác định được đơn (vụ việc) thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cá nhân, cơ quan phải căn cứ nội dung và tính chất từng vụ việc để đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, đúng pháp luật. Chúng ta nên phân ra 02 loại như sau:

1. Những nội dung vụ việc kiến nghị, phản ánh mang tính sự vụ, cấp thiết:

Tập trung do khách quan gây nên như thiên tai, bão lụt làm cầu cống, đường sá bị hỏng, nhà cửa bị hư hại…. Những vụ việc này người và cơ quan có trách nhiệm chỉ cần cử cán bộ có chuyên môn kiểm tra cụ thể; nếu thấy đúng như sự việc kiến nghị, phản ánh thì có thể cho triển khai ngay các biện pháp như huy động phương tiện kỹ thuật, nhân công khắc phục mà không cần thiết phải thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra theo trình tự thủ tục

2. Những nội dung vụ việc cần có thời gian xác minh làm rõ:

Đây là những vụ việc nếu chỉ kiểm tra, xác minh trong thời gian ngắn thì chưa thể xác định sự việc đúng hay sai, cần có thời gian xác minh, kiểm chứng, đánh giá mới đi đến kết luận cụ thể, chính xác, như kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi các biện pháp triển khai thực hiện một chương trình, một lĩnh vực chuyên môn nào đó; như phản ánh có hiện tượng buôn bán, hút chích ma tuý ở một khu dân cư nào đó. Những nội dung vụ việc nêu trên cơ quan quản lý hoặc cá nhân có trách nhiệm cần thành lập các tổ chuyên môn, có thể có sự phối hợp của nhiều bộ phận chuyên môn, kiểm tra, xác minh cụ thể để kết luận và đưa ra biện pháp giải quyết.

Theo chúng tôi, dù vụ việc kiến nghị hay phản ánh ở trong trường hợp nào thì việc xem xét xử lý, giải quyết cần thực hiện kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả. Các biện pháp đưa ra để xem xét, giải quyết không nhất thiết phải theo một trình tự thủ tục nhất định, cơ quan, người có thẩm quyền cần căn cứ tính chất, nội dung vụ việc để đưa ra các giải pháp, biện pháp giải quyết phù hợp.

Tô Văn Huyên, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột

 
Luật khiếu nại, tố cáo và những vướng mắc trong thực tế áp dụng PDF. In Email
Thứ sáu, 23 Tháng 3 2012 12:05
Trong những năm qua, Luật Khiếu nại, tố cáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết khiếu nại, góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả công tác này. Tuy nhiên, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Khiếu nại, tố cáo vẫn còn một số quy định thiết nghĩ cần phải được nghiên cứu xem xét, điều chỉnh

Về ban hành quyết định giải quyết khiếu nại

Theo quy định thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản… Quy định như vậy, mới nghe thì có vẻ cụ thể và chi tiết, nhưng khi tiến hành thụ lý giải quyết khiếu nại (đối với cấp huyện) lại nảy sinh những vấn đề mà nếu không thực hiện thì trái pháp luật, nhưng nếu thực hiện theo quy định thì nhiều trường hợp trở thành thủ tục cứng nhắc, thiếu tính khả thi.

Quyết định hành chính nhất thiết phải là một văn bản hành chính và để có một quyết định hành chính, người có thẩm quyền cũng phải thực hiện một số hành vi hành chính (xem xét, ký ban hành…), cùng với nhiều hành vi hành chính của các cơ quan khác nhau. Theo quy định thì việc giải quyết khiếu nại phải ban hành quyết định, mà không được sử dụng các hình thức khác, tức là bất luận quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị khiếu nại đều phải được giải quyết thông qua một quyết định.

Những năm qua cho thấy, số lượng vụ việc giữa quyết định hành chính và hành vi hành chính bị khiếu nại đều khác nhau - thường thì hành vi hành chính bị khiếu nại có tỷ lệ nhiều hơn, trong đó nhiều hành vi hành chính bị khiếu nại là những hành vi rất đơn giản, khi xem xét giải quyết nếu không thực hiện đúng quy trình sẽ vi phạm pháp luật khiếu nại, nhưng với những vụ việc như vậy mà thực hiện đúng quy trình, thủ tục thì sẽ không cần thiết, thiếu thực tế.

Ví dụ: Ông A có đơn khiếu nại hành vi không thực hiện việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Phòng tài nguyên môi trường huyện B vì cho rằng mình đã gửi đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hơn hai tháng (quá thời hạn) mà vẫn chưa được giải quyết, nhưng ông A không gửi kèm theo giấy tờ cần thiết; trong khi thủ tục, quy trình cấp giấy không chỉ có riêng đơn đề nghị, chưa nói đến việc tại thời điểm phát sinh khiếu nại, các cơ quan có thẩm quyền chưa nhận được đơn đề nghị của ông A. Xét về tính chất và nội dung vụ việc, trường hợp này chỉ cần có một công văn trả lời ngắn gọn, nhưng theo quy trình giải quyết khiếu nại phải đảm bảo thủ tục (thông báo thụ lý giải quyết, tiến hành đối thoại, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại…).

Trong khi chúng ta đang triển khai quyết liệt từ trung ương đến cơ sở thực hiện việc đơn giản hoá, loại bỏ tối đa các thủ tục hành chính không cần thiết để tránh phiền hà, rườm rà khi giải quyết công việc, do vậy đây là yêu cầu đòi hỏi cần được xem xét điều chỉnh hợp lý để mỗi loại khiếu nại (về nội dung, tính chất, yêu cầu của thực tiễn từng giai đoạn) lại có biện pháp xem xét, giải quyết cho phù hợp, vừa đảm bảo được tính kịp thời, chính xác, vừa tránh được thủ tục rườm rà không cần thiết, gây khó khăn cho việc giải quyết.

Về gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại và người bị khiếu nại...

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005: “Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại...” Quy định này hoàn toàn khác so với nội dung quy định trong Luật KNTC năm 1998 là: “khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần đầu gặp gỡ đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại” là nhằm phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Song, như chúng ta đã biết, về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, Luật Khiếu nại, tố cáo chỉ điều chỉnh các khiếu nại về quyết định hành chính và hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

Vì vậy, khi có khiếu nại, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét lại quyết định hành chính và hành vi hành chính theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định. Qua việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đã có nhiều thuận lợi, đạt kết quả tích cực hơn và giảm được đáng kể những bức xúc của người dân. Cũng qua việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, người giải quyết khiếu nại hiểu rõ hơn bản chất sự việc; tính chất, mức độ, nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và yêu cầu của người khiếu nại, tháo gỡ những vướng mắc, hạn chế được khiếu kiện phức tạp, kéo dài,... giải quyết tốt nguyện vọng mong muốn được gặp gỡ đối thoại của người khiếu nại, người bị khiếu nại với người giải quyết khiếu nại. Đồng thời, cũng thông

Theo Viện Khoa học thanh tra

 
«Bắt đầuLùi12Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 2


 Kênh video TTĐT 

 SÁCH NGHIỆP VỤ 

 TIẾP CÔNG DÂN 

 Đăng nhập 



 Liên kết 


 Hoạt động Công đoàn 

 GIAO LƯU, TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ 

 BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ THANH TRA