Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Didactic Toan
  
Trang Chủ Đào tạo nghiên cứu Đào tạo Tiến sĩ
Chương trình và đối tượng đào tạo PDF. In Email

1. Các chuyên đề tiến sĩ

  • Chuyên đề 1: Đóng góp của lý thuyết Tình huống đối với việc phân tích hoạt động dạy học
  • Chuyên đề 2: Đóng góp của lý thuyết Nhân chủng học đối với việc phân tích hệ thống dạy học
  • Chuyên đề 3 : Phương pháp luận nghiên cứu trong khoa học Lý luận và Phương pháp dạy học Toán
  • Chuyên đề 4 : Phân tích khoa học luận trong các nghiên cứu về didactic toán
  • Chuyên đề 5 : Hoạt động của học sinh trong dạy học toán
  • Chuyên đề 6 : Môi trường tin học đối với việc dạy học toán
  • Chuyên đề 7: Vấn đề đánh giá

2. Chương trình và kế hoạch đào tạo dành cho NCS có trình độ thạc sĩ đúng chuyên ngành

2.1. Chương trình đào tạo

NCS có trình độ thạc sĩ đúng chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học toán phải học và thi 3 chuyên đề, trong đó có 2 chuyên đề bắt buộc và 1 chuyên đề tự chọn.

Chuyên đề 1 và 2 là những chuyên đề bắt buộc. Chuyên đề tự chọn được lấy trong 5 chuyên đề còn lại, tùy theo hướng nghiên cứu của luận án tiến sĩ.

2.2. Kế hoạch đào tạo

Năm Học kỳ Kế hoạch dự kiến
Năm thứ nhất I Hoàn thành 2 chuyên đề bắt buộc
II

Hoàn thành 1 chuyên đề tự chọn

Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết

Nghiên cứu cơ sở lý luận cho đề tài

Năm thứ hai
I Thực hiện nghiên cứu đề tài ; Báo cáo xêmina ở tổ bộ môn
II
Năm thứ ba I

Hoàn thiện luận án

Bảo vệ luận án cấp cơ sở

II Bảo vệ luận án cấp Nhà nước

3. Chương trình và kế hoạch đào tạo dành cho NCS có trình độ thạc sĩ chuyên ngành gần

3.1. Chương trình đào tạo

NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần phải học và thi 3 chuyên đề như những nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành, ngoài ra còn phải hoàn thành thêm 3 chuyên đề chuyển đổi. Ba chuyên đề này được chọn trong nhóm các môn chuyên ngành thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học toán của ĐHSP TP HCM :

  • Chuyên đề Gợi mở vấn đề và phương pháp luận nghiên cứu
  • Chuyên đề Xây dựng và hoạt động của kiến thức
  • Chuyên đề Hợp đồng didactic

3.2. Kế hoạch đào tạo

Năm Học kỳ Kế hoạch dự kiến
Năm thứ nhất I Hoàn thành 2 chuyên đề bắt buộc và 2 chuyên đề chuyển đổi
II Hoàn thành 1 chuyên đề tự chọn và 1 chuyên đề chuyển đổi
Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết
Năm thứ 2 III Thực hiện nghiên cứu đề tài ; Báo cáo xêmina ở tổ bộ môn
IV
Năm thứ 3 V Hoàn thiện luận án
Bảo vệ luận án cấp cơ sở
>VI Bảo vệ luận án cấp Nhà nước

4. Chương trình và kế hoạch đào tạo dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ

4.1. Chương trình đào tạo

NCS chưa có bằng thạc sĩ phải học và thi các chuyên đề theo khung chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Toán, đồng thời hoàn thành 2 chuyên đề bắt buộc (chuyên đề 1, 2 nêu ở mục 4.1.) và 1 chuyên đề tự chọn (lấy trong số 4 chuyên đề 4, 5, 6, 7 nêu ở mục 4.1.) như những nghiên cứu sinh khác.

Bảng dưới đây trình bày khung chương trình đào tạo thạc sĩ. Đề cương chi tiết các môn học được trình bày được trình bày ở phần 4.4.3.

CÁC MÔN CHUNG (16 đvht)

STT
Mã số
môn học
Tên môn học Số
đvht
Phụ trách
1 THĐC - 501 Triết học 8 Khoa Giáo dục - Chính trị
2 NNKC - 502 Ngoại ngữ
Khoa Ngoại ngữ

CÁC MÔN CƠ BẢN : 4 chuyên đề bắt buộc (12 đvht)
STT Mã số
môn học
Tên môn học Số đvht Cán bộ giảng dạy
3 ĐSMĐ - 503 Lý thuyết mô đun 4 PGS. TS Bùi Tường Trí
PGS. TS Mỵ Vinh Quang
> ĐSPT - 504 Lý thuyết phạm trù 4 PGS. TS Bùi Tường Trí
PGS. TS Mỵ Vinh Quang
5 PTVP - 505 Phép tính vi phân 4 PGS. TS Nguyễn Bích Huy
PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn

6

GTH - 506 Giải tích hàm nâng cao 4 PGS. TS Đậu Thế Cấp
PGS. TS Nguyễn Bích Huy

CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH
Phần 1 : Các môn Giáo dục chung
Học viên chọn 2 trong các chuyên đề sau (các chuyên đề phân thành 2 nhóm, mỗi nhóm phải được chọn 1 chuyên đề) :
STT Mã số
môn học
Tên môn học Số đvht Phụ trách
7 KHGD - 511 Tâm lý học nâng cao 3 Khoa tâm lý giáo dục
Thống kê và Trắc nghiệm trong nghiên cứu giáo dục 3 Khoa tâm lý giáo dục
8 LSGD - 512 Xã hội học giáo dục ­3 Khoa tâm lý giáo dục
Lịch sử giáo dục Việt nam và thế giới 3 Khoa tâm lý giáo dục

 

Phần 2 : Lịch sử toán và Lý luận dạy học môn toán
Các chuyên đề bắt buộc
STT Mã số
môn học
Tên môn học Số đvht Cán bộ giảng dạy
9 DTST - 521 Lịch sử toán 3 TS. Trần Văn Tấn
PGS. TS. Lê Thị Hoài Châu
PGS. TS. Lê Văn Tiến
10 DTKT- 522 Xây dựng và hoạt động của kiến thức trong toán học 3 PGS. TS. Lê Thị Hoài Châu
TS. Đoàn Hữu Hải
11 DTTH - 523 Lý thuyết tình huống 3 PGS.TS. Lê Thị Hoài Châu
PGS. TS. Lê Văn Tiến
12 DTHD – 524 Hợp đồng didactic : một sự mô hình hoá quá trình dạy học 3 PGS.TS. Lê Thị Hoài Châu
TS. Đoàn Hữu Hải
13 DTTT - 525 Lý thuyết nhân chủng học 1
(Chyển đổi didactic và Tổ chức toán học)
3 PGS. TS. Lê Văn Tiến
TS. Đoàn Hữu Hải
14 DTPP - 526 Phương pháp luận nghiên cứu trong didactic toán 3 PGS.TS. Lê Thị Hoài Châu
PGS. TS. Lê Văn Tiến
Các chuyên đề tự chọn : Học viên chọn 2 trong các chuyên đề được đề nghị. Những chuyên đề đề nghị dưới đây có thể sẽ được thay thế trong tương lai để đảm bảo tính cập nhật của chương trình đào tạo.
STT Mã số
môn học
Tên môn học Số đvht Cán bộ giảng dạy
15 DTTD - 527 Lý thuyết nhân chủng học 2
(Tổ chức didactic)
3 PGS.TS. Lê Thị Hoài Châu
PGS.TS. Lê Văn Tiến
16 PPGD - 528 Tích cực hóa quá trình học tập môn toán của học sinh 3 PGS.TS. Lê Thị Hoài Châu
PGS. TS. Nguyễn Văn Lộc
PGS.TS. Lê Văn Tiến
TS. Đoàn Hữu Hải
TS. Lê Văn Phúc
Tư duy và hoạt động toán học 3
Rèn luyện tư duy logic

3

Lý luận dạy học phát triển 3

4.2. Kế hoạch đào tạo

Năm Học kỳ Kế hoạch dự kiến
Năm I

1

Hoàn thiện các môn học dành cho hệ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Toán. Hoàn thành 2 chuyên đề bắt buộc (CĐ 1 và 2) của NCS
2
Năm II 3
4
Năm III 5 Hoàn thành 1 CĐ tự chọn của NCS
Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết cho đề tài
6 Nghiên cứu cơ sở lyư luận cho đề tài
Năm IV 7 Tiếp tục thực hiện nghiên cứu đề tài
Báo cáo xêmina ở tổ bộ môn
8
Năm V

9

Hoàn thiện luận án
Bảo vệ luận án cấp cơ sở
10 Bảo vệ luận án cấp Nhà nước
 
Mục tiêu, đối tượng đào tạo PDF. In Email

1. Mục tiêu đào tạo

Việc đào tạo tiến sĩ Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Toán có những mục tiêu sau :

  • Đào tạo ra những cán bộ có hiểu biết sâu và rộng về khoa học giáo dục, về những lý thuyết mới thuộc chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Toán hiện đã phát triển ở nhiều nước do tính khoa học cũng như lợi ích của chúng đối với việc nghiên cứu và cải tiến thực tế dạy học. Đội ngũ cán bộ này sẽ có thể đảm nhận tốt công tác đào tạo giáo viên trong các khoa sư phạm, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học sư phạm ;
  • Trang bị cho họ các yếu tố phương pháp luận, nâng cao khả năng thực hành, vận dụng lý luận vào giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn giáo dục. Sau khi được đào tạo, họ có thể tham gia vào công cuộc cải tiến chất lượng dạy học Toán trong nước thông qua các công trình nghiên cứu và hoạt động giảng dạy ;
  • Chẳng những thế, họ còn có khả năng tập hợp một số cử nhân, thạc sĩ để lập thành những nhóm nghiên cứu do họ chủ trì, phát triển ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Toán, củng cố các nhóm nghiên cứu khoa học ở Việt Nam về chuyên ngành này, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong nước.

2. Đối tượng, nguồn tuyển sinh

  • Giảng viên các trường Trung học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm, Đại học Sư phạm, hay khoa Sư phạm của các trường Đại học trong cả nước ;
  • Cán bộ nghiên cứu hay quản lý giáo dục ;
  • Giáo viên phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) ;
  • Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành toán, hệ chính quy, loại xuất sắc.

3. Yêu cầu chung đối với người dự tuyển

Ứng viên dự tuyển phải có đủ các yêu cầu sau đây :

  • Về thời gian công tác: người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm giảng dạy (kể từ khi tốt nghiệp đại học, tính từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi), trừ trường hợp được chuyển tiếp nghiên cứu sinh.
  • Về văn bằng: người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có trình độ thạc sĩ đúng chuyên ngành (bằng Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Toán) hoặc chuyên ngành gần (bằng Thạc sĩ Toán). Nếu chưa có bằng Thạc sĩ đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần thì thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành Toán, hệ chính quy, loại xuất sắc.

Ghi chú : Trong những năm đầu tuyển sinh ưu tiên cho những thí sinh đúng chuyên ngành (có bằng thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy toán).

  • Về công trình nghiên cứu : thí sinh là thạc sĩ đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần phải có ít nhất 01 bài báo công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi. Thí sinh chưa có bằng Thạc sĩ đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần phải có ít nhất 02 bài báo công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

Lưu ý : Nội dung các bài báo phải phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài đăng ký khi dự thi.

Ứng viên thỏa mãn các điều kiện trên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh tuân thủ mọi quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do trường ĐHSP TPHCM tổ chức. Nếu trúng tuyển, những thí sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần phải học và thi bổ sung 3 chuyên đề chuyển đổi (xem chương trình đào tạo), những thí sinh chưa có bằng thạc sĩ phải học và thi các chuyên đề nằm trong chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Toán.

  • Có đủ sức khỏe để học tập và nghiên cứu.

4. Các môn thi tuyển

  • Thí sinh có bằng thạc sĩ đúng hoặc gần chuyên ngành đào tạo sẽ thi :
    • Môn ngoại ngữ (trình độ C) : được chọn 1 trong 5 loại ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức.
    • Môn chuyên ngành : Lý luận và Phương pháp dạy học Toán
    • Bảo vệ đề cương nghiên cứu.
  • Thí sinh chưa có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần sẽ thi :
    • Môn ngoại ngữ (trình độ C) : được chọn 1 trong 5 loại ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức.
    • Môn cơ bản : Đại số và Giải tích (trình độ đại học)
    • Môn cơ sở : Lý luận và Phương pháp dạy học Toán
    • Bảo vệ đề cương nghiên cứu.
  • Miễn thi ngoại ngữ cho thí sinh thuộc các trường hợp sau:
    • Có bằng Đại học, Thạc sỹ hoặc Tiến sĩ ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là một trong năm thứ tiếng (Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung);
    • Có chứng chỉ IELTS 6.0, TOEFL quốc tế 550 điểm trở lên trong thời hạn 1 năm kể từ ngày lấy chứng chỉ đến ngày dự thi tuyển sau đại học ;
    • Có bằng Đại học hệ chính quy ngành ngoại ngữ phù hợp với một trong năm thứ tiếng kể trên.

5. Điều kiện trúng tuyển

  • Để được xét tuyển, thí sinh phải đạt từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10) trong tất cả các môn thi.
  • Điểm chuẩn được xác định theo chỉ tiêu đào tạo được giao hàng năm và tổng điểm thi các môn (trừ ngoại ngữ) của thí sinh.
  • Nếu có nhiều thí sinh đạt chuẩn và cùng tổng điểm các môn thi thì sẽ lần lượt xét đến mức điểm cao hơn của môn chuyên ngành, cơ bản và ngoại ngữ.
  • Miễn thi đối với các thạc sĩ đủ tiêu chuẩn chuyển tiếp sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Số lượng nghiên cứu sinh có thể tiếp nhận hàng năm

Trong những năm đầu tiếp nhận từ 2 đến 3 nghiên cứu sinh (NCS). Số lượng này sẽ tăng lên khi những cán bộ của Trường đang được đào tạo ở Pháp trở về nước (cuối 2007).

7. Điều kiện tốt nghiệp

Học viên nhận bằng Tiến sỹ Giáo dục chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Toán trong điều kiện sau đây :

  • Hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ giáo dục :
    • Đối với các NCS đã có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành : phải hoàn thành 3 chuyên đề tiến sĩ (xem chương trình đào tạo) và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
    • Đối với các NCS đã có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần : phải hoàn thành 3 chuyên đề chuyển đổi (xem chương trình đào tạo), 3 chuyên đề tiến sĩ và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
    • Đối với các thí sinh chưa có bằng thạc sĩ đúng hoặc gần chuyên ngành : phải hoàn thành các môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Toán (xem chương trình đào tạo), 3 chuyên đề tiến sĩ và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
  • Chấp hành đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường ĐHSP TP HCM về nhiệm vụ, trách nhiệm của nghiên cứu sinh.

8. Thời gian đào tạo

  • Chính quy không tập trung từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng thạc sĩ đúng hoặc gần chuyên ngành đào tạo ;
  • Chính quy không tập trung 5 năm đối với người chưa có bằng thạc sĩ đúng hoặc gần chuyên ngành (nhưng có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Toán, loại xuất sắc).

9. Văn bằng được cấp

Tiến sĩ Giáo dục học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Toán.

 




 Đăng Nhập 




bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học