Thứ hai, 20 Tháng 10 2014 02:46 |

Tào Tuyết Cần, (1715?-1763?)
“Hồng lâu mộng là tiểu thuyết cổ điển vĩ đại nhất của Trung Hoa. Nó đã được học giả cả ở Trung Quốc lẫn nước ngòai nghiên cứu và tái nghiên cứu suốt hai thế kỷ”(2, tr84). Tiếp cận từ phương diện nào, tác phẩm cũng mở ra những chân trời ý nghĩa mới lạ. Nếu như quan niệm nhân sinh của nhà triết học thường được phát biểu dưới hình thức luận đề thì ở các nhà văn lại được biểu hiện thông qua thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú. Tiếng nói chung, riêng; cá nhân, cộng đồng; một thời hay muôn đời đều ít nhiều gặp gỡ trên những trang viết của Tào Tuyết Cần. Có được điều đó phần nhiều nhờ vào những khái quát, chiêm nghiệm cuộc sống mang tầm triết học của tác giả.
Hệ tư tưởng Trung Hoa rất đa dạng, giàu bản sắc. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới hai phương diện khá phổ biến trong quan niệm nhân sinh xuất phát từ hai truyền thống tư tưởng bản địa của Trung Quốc: Đạo giáo và Nho giáo, bao gồm quan niệm Nhân sinh như mộng và Thiên mệnh.
|
Đọc thêm...
|