French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Phòng Thanh tra đào tạo
  
(13/12/2011) Thi TN THPT năm 2012: Bỏ cụm thi, chấm chéo PDF. In Email
Thứ ba, 13 Tháng 12 2011 01:20

(ĐVO) Để công tác tổ chức thi bớt tốn kém, phức tạp, từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 có thể sẽ bỏ hình thức thi theo cụm, chấm chéo theo tỉnh. Bộ GD - ĐT vừa công bố dự thảo Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp. Theo đó, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, có thể sẽ bỏ hình thức thi theo cụm, chấm chéo theo tỉnh và trả về cho các tỉnh tự tổ chức theo hình thức phù hợp với điều kiện và năng lực địa phương. Các sở tự tổ chức chấm chéo trong tỉnh mình. Công tác thanh tra thi cũng được Bộ ủy quyền cho các Sở giáo dục từ khâu chuẩn bị, tổ chức thi, chấm thi đến phúc khảo bài thi. Bộ sẽ bỏ lực lượng thanh tra chéo giữa các tỉnh, thanh tra ủy quyền, thanh tra điều động từ các trường ĐH. Thay vào đó, tùy mỗi tỉnh, nếu thấy cần thiết, có thể ký hợp đồng trách nhiệm với trường đại học trên địa bàn của mình về hỗ trợ thanh tra. Bộ sẽ tăng cường các đoàn thanh tra lưu động kiểm tra bất ngờ các địa phương. Để đảm bảo tính chính xác của đề thi, Bộ GD - ĐT chủ trương bổ sung thành phần ra đề thi gồm cả giáo viên THPT và giảng viên ĐH. Ngoài ra, đề thi bám sát các điều chỉnh về giảm tải của Bộ trong đầu năm học. Bên cạnh kiến thức cơ bản, đề cũng dành một tỷ lệ thích hợp cho vận dụng kỹ năng.

Khánh Tường

 
Thi tốt nghiệp THPT 2011: Bộ GD-ĐT cử 10-15 thanh tra đến mỗi địa phương PDF. In Email
Thứ ba, 19 Tháng 4 2011 02:44

TT - Theo hướng dẫn về thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2011 của Bộ GD-ĐT, bộ sẽ cử đến mỗi tỉnh thành một đoàn thanh tra bao gồm: trưởng đoàn, một cán bộ giám sát sao in đề thi và 5-10 thanh tra coi thi. Riêng Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Thanh Hóa sẽ có 10-13 thanh tra coi thi.

Các tỉnh thành chịu trách nhiệm bố trí thanh tra thi tại chỗ theo quy định ít nhất 10 phòng thi/thanh tra. Ngoài ra, ban chỉ đạo thi các tỉnh thành phải thành lập các đoàn thanh tra lưu động để kiểm tra đột xuất, xử lý các tình huống khẩn cấp.

Về thanh tra chấm thi sẽ bao gồm cán bộ của sở GD-ĐT chấm thi và cán bộ thuộc sở GD-ĐT thứ ba (không phải đơn vị có bài thi và đơn vị chấm thi). Bộ phận thanh tra chấm thi có trách nhiệm giám sát quy trình chấm thi và trực tiếp chấm thanh tra 5% tổng số bài thi (sau khi đã được chấm hai vòng độc lập và thống nhất mức điểm).

VĨNH HÀ

 
Cảnh báo "phao" mới cho mùa thi PDF. In Email
Thứ năm, 31 Tháng 3 2011 03:04

 

TT - Trên thị trường hiện xuất hiện một loại bút bên ngoài bút ghi “Guang Xi University” (có nghĩa “Đại học Quảng Tây”) và không có gì khác với các loại bút bi của Việt Nam.

Nó cũng có kiểu dáng và công dụng như các loại bút hiện hành. Nhưng ngoài mục đích để viết, bút Guang Xi còn có chức năng giấu tài liệu tuyệt đối thuận lợi và an toàn.

Toàn bộ bên trong thân bút được cấu tạo trục quay cực nhạy và có sẵn cuộn giấy 8 x 16cm. Đây là loại giấy được cán bằng hóa chất để in quảng cáo, nhưng khi cần làm “phao” có thể viết bằng mực thường và tẩy xóa dễ dàng.

 

Photobucket

Nếu sĩ tử có nhu cầu làm “phao” cứ viết lên mặt giấy hoặc “đính kèm” tài liệu, trục cuốn sẽ tự động cuộn tròn vào bên trong thân bút. Khi sử dụng chỉ cần kéo gờ cứng bọc kẽm lộ bên ngoài, cả trang giấy sẽ hiển thị trong lòng bàn tay.

 

Nếu người sử dụng thấy dấu hiệu bị theo dõi chỉ cần đẩy ngón tay, tức khắc cuộn giấy chui vào bên trong thân bút.

Có lẽ sau loại bút có mực “tàng hình” thì loại bút mới này “nhất cử lưỡng tiện” cho những ai lười học vẫn làm bài tốt. Để tránh tác động tiêu cực cho học sinh sinh viên, các ngành chức năng nên sớm vào cuộc để kiểm định và giáo viên cũng cần biết để ứng phó kịp thời.

P.T. (TP Tam Kỳ, Quảng Nam)

Nguồn: tuoitre.vn

New layer...
New layer...
 
"Tôn sư, trọng đạo" xưa và nay PDF. In Email
Thứ hai, 28 Tháng 3 2011 07:43

Photobucket

Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo xếp sau vua nhưng trước cha mẹ:  “Quân – Sư – Phụ”.

Với vinh dự và trọng trách ấy, nhiều nhà giáo đã làm rạng rỡ non sông đất nước như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Tất Thành, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến của chúng ta.

Dưới chế độ mới, nhà giáo được vinh danh “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Lớp lớp nhà giáo đã đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp “trồng người” và khi Tổ quốc cần họ cũng sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do.

Tuy nhiên, do đất nước trải qua chiến tranh, qua nhiều thời kỳ với nhiều khó khăn, thử thách, nhà giáo VN cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Thời bao cấp, cũng như các nghề khác, nhà giáo không thể sống được bằng nghề, phải làm thêm nhiều công việc khác không liên quan gì đến dạy học để kiếm sống.

Xã hội không mặn mà với sự học, sinh viên  thi vào trường sư phạm chỉ là “chuột chạy cùng sào”. Nền kinh tế khủng hoảng kéo theo đạo học suy vi, nhiều nhà giáo bỏ dạy về nhà nuôi heo gà, vá xe đạp, đạp xích lô… Hình ảnh người thầy có phần bị mai một.

Đất nước đổi mới, kinh tế phát triển, nghề dạy học được trả lại đúng vị trí. Đời sống nhà giáo ngày càng khá giả, sinh viên sư phạm được miễn học phí, trường sư phạm thu hút tài năng do đó chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng cao. Nhà nước, xã hội lấy ngày 20/11 hằng năm làm Ngày nhà giáo VN để tôn vinh nhà giáo.

Là nhà giáo dù giảng dạy ở cấp học nào thì cũng đã từng là học trò trước khi bước lên bục giảng. Nhờ có công lao của bao thế hệ thầy cô giáo mới có thế hệ nhà giáo hôm nay. “Trọng thầy mới được làm thầy”. Nếu để mất đi sự kính trọng đó thì phải tự trách mình trước.

Trong cơ chế thị trường, không ít nhà giáo đánh mất nhân cách, lòng tự trọng, tự biến mình thành “người bán chữ” lạnh lùng, sòng phẳng có khi đến mức tàn nhẫn. Có giáo viên coi học sinh như cái máy ATM để thoả sức rút tiền; họ bán điểm, bán đề thi, đáp án, bán danh hiệu thi đua, gạ tình đối với học sinh...

Có người nói đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Là người trong ngành, tôi thấy không phải chỉ là một con sâu nữa mà có nhiều con sâu. Vì thế,  một số học sinh, cha mẹ học sinh nhìn nhà giáo với con mắt khác, truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị tổn thương. Nguyên nhân do đâu? Rõ ràng phải tìm nguyên nhân chủ quan từ phía nhà giáo.

Nhưng theo tôi, cũng phải kể đến nguyên nhân khách quan từ phía học sinh và cha mẹ học sinh đã góp phần làm hư hỏng thầy cô giáo. Có người coi dạy học cũng như nghề đi buôn, cũng mặc cả, trả treo, thêm bớt.

Có người đặt giá với thầy cô giáo: “Thầy làm sao cho con tôi đậu tốt nghiệp loại giỏi, tôi xin gửi thầy 5 vé”. Họ dùng tiền tài, vật chất để mua điểm, mua bằng.  Có “cầu” ắt có  “cung”, nhiều nhà giáo đã “bán linh hồn cho quỷ”…

Sự quý mến thầy cô vì thế cũng khác xưa, ngày 20/11 học sinh chỉ tặng quà cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy các môn chính còn giáo viên thể dục, quân sự không ai nhớ tới.

Quà tặng không chỉ hoa mà rất thực dụng:  Ấm chén, xoong nồi, bếp ga, mỹ phẩm, cả áo dài, quần lót… Có học sinh nọ thấy mọi người đối xử không công bằng với thầy cô, nên đã đến thăm và tặng quà cho thầy giáo dạy thể dục.

Lần đầu tiên được nhận quà, thầy giáo rất xúc động coi đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất. Tình cảm chân thành như em học sinh nọ không phải là ít nhưng tính thực dụng, vụ lợi khi tặng quà cho thầy cô cũng không phải là cá biệt. Vì thế, có giáo viên đã phải cầu xin trên báo chí: Ngày 20/11 xin đừng tặng quà cho chúng tôi.

Mong muốn của những người thầy chúng tôi là trả lại môi trường trong sáng, vô tư cho nhà trường và thầy cô giáo. Điều đó đòi hỏi sự phấn đấu của nhà giáo và sự hưởng ứng của học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội.

Chúng ta đang chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục bằng nhiều biện pháp như chấn chỉnh dạy thêm, học thêm, ngăn chặn “phao” trong các kỳ thi… nhưng đó chỉ mới là chống cái ngọn.

Xin hãy chống tiêu cực ngay trong tư tưởng giáo viên, trong tư tưởng học sinh, cha mẹ học sinh, trả lại tình cảm thầy – trò đúng nghĩa của nó.

Thùy Hương

Việt Báo (Theo_Tien_Phong

)

 




 Kênh video TTĐT 

 SÁCH NGHIỆP VỤ 

 TIẾP CÔNG DÂN 

 Đăng nhập 



 Liên kết 


 Hoạt động Công đoàn 

 GIAO LƯU, TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ 

 BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ THANH TRA