French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Công đoàn
Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm
  
Công Đoàn Kế hoạch và thông báo của các Ban


Những nhiện vụ của công đoàn trong tháng 6,7, 8.2012 PDF. In Email
Thứ tư, 30 Tháng 5 2012 08:26

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TP. HCM

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG ĐHSP

________________

 

Số:          /TB – CĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________

 

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2012

THÔNG BÁO

Về các hoạt động công đoàn trong tháng 3/2012, tháng 4/2012, tháng 5/2012 và một số nhiệm vụ trong tháng 6,7,8/2012

_____________

 

Ngày 23/5/2012, Ban Chấp hành CĐ Trường đã họp phiên thường kì nhằm kiểm điểm lại một số hoạt động công đoàn trong tháng 3/2012, tháng 4/2012, tháng 5/2012 và một số nhiệm vụ trong tháng 6,7,8/2012 như sau:

 

I. Các công tác đã thực hiện

 

  1. 1. Công tác tổ chức

-         Hoàn tất báo cáo tổng kết Quý I/2011 và các báo cáo đột xuất theo quy định của Công đoàn cấp trên.

-         Hoàn thành và báo cáo Ban chấp hành Đảng bộ danh sách CB quy hoạch BCH Công đoàn Trường nhiệm kỳ 2012-2014 theo đúng yêu cầu và chỉ đạo của Đảng ủy.

-         Kết nạp được 41 đoàn viên công đoàn.

  1. 2. Công tác thi đua

-         Triển khai chấm điểm thi đua tới các các Công đoàn bộ phận năm học 2011-2012.

-         Phối hợp với Ủy ban kiểm tra tiến hành kiểm tra 05 Công đoàn bộ phận Công đoàn Khoa GDTC, Công đoàn K.GDQP, Khoa CNTT, Khoa Vật lý, Khoa Tiếng Nga.

 

  1. 3. Công tác tuyên giáo

-         Hoàn thành và nộp cấp trên báo cáo công tác tuyên giáo năm học 2011-2012 cho Công đoàn GD Việt Nam, báo cáo 6 tháng đầu năm 2012 cho LĐ LĐ TP.HCM.

-         Tham gia giao lưu thể thao 5 Trường ĐH phía Nam tại trường ĐHSP Kĩ Thuật TP.HCM đạt giải nhất toàn đoàn. Nhận Cờ đơn vị đăng cai tổ chức hoạt động giao lưu năm 2013.

-         Triển khai cho đoàn viên đăng ký thực hiện năm an toàn giao thông. Có 95% đoàn viên đăng ký.

 

 

  1. 4. Công tác tài chính- chính sách- công tác xã hội

-         Tiến hành quyết toán quý I/2012.

-         Ban hành quy chế thu chi của Công đoàn Trường.

-         Chăm lo cho đoàn viên và người lao động, tặng quà sinh nhật cho các đoàn viên có ngày sinh từ tháng 1 đến tháng 6/2012. Đây là lần đầu tiên Công đoàn Trường thực hiện việc này nên còn chậm.

-         Thường xuyên thăm hỏi, hỗ trợ các đoàn viên khi gia đình có tang ma.

-         Từ đầu năm đến nay, Công đoàn Trường đã xét trợ cấp khó khăn cho 30 trường hợp, số tiền là: 9000.000 đ

-         Đón và làm việc với Ban tài chính – Chính sách Liên đoàn LĐ TP. HCM về Trường duyệt quyết toán tài chính năm 2012.

-         Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho CBVC trong Trường.

-         Triển khai quyên góp Quỹ “ mái ấm công đoàn” và Hỗ trợ giáo dục vùng sâu vùng xa. Số tiền: 58.665.000 đ (Năm mươi tám triệu sáu trăm sáu mươi lăm ngàn đồng).

 

  1. 5. Công tác nữ công

-         Tổ chức thành công Lễ hội 8/3 (vào ngày 7/3/2012) với 02 nội dung: Vui khỏe và Giới thiệu món Việt. Có 100% Công đoàn Bộ phận tham gia với hơn 400 vận động viên và 36 gian hàng. Lễ hội đã đem lại không khí vui, khỏe, gắn bó giữa các đoàn viên trong toàn Trường.

-         Vận động 8 đoàn viên hưởng ứng viết bài “ Từ hình ảnh người mẹ, suy nghĩ về vai trò người phụ nữ Việt Nam trong gia đình”. Cuộc thi do LĐLĐ TP. HCM phát động. Hiện nay, số lượng bài nêu trên đã được chuyển lên LĐLĐ TP.HCM (tổng số 13 bài).

-         Cử 10 cháu tham gia Trại hè Thanh Đa do LĐLĐ TP.HCM tổ chức.

II. Một số công tác trong thời gian tới

  1. 1. Công tác tổ chức

-         Đôn đốc các Công đoàn Bộ phận kết nạp đoàn viên khi đủ điều kiện và tổ chức cấp thẻ đoàn viên ngay sau khi kết nạp.

-         Cập nhật, theo dõi tăng giảm đoàn viên công đoàn từng quý. Cập nhật danh sách các cháu con VC trong độ tuổi từ 15 tuổi trở xuống kịp thời.

-         Thực hiện các báo cáo đúng thời gian quy định.

-         Chuẩn bị tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kì 2012-2014. Dự kiến: ĐH Công đoàn Bộ phận sẽ tổ chức vào trung tuần tháng 9/2012. ĐH Công đoàn trường nhiệm kỳ 2012-2-14 vào trung tuần tháng 10/2012.

  1. 2. Công tác thi đua

-         Xây dựng và ban hành Quy định về công tác thi đua khen thưởng của Công đoàn Trường.

-         Hoàn thiện báo cáo gửi Ban thường vụ kết quả các Công đoàn bộ phận sau khi tiến hành kiểm tra.

-         Thực hiện việc xét thi đua năm học theo thời gian như sau:

11/6: hạn chót các đơn vị nộp hồ sơ về VP Công đoàn, 15/6: Ban thi đua họp xét và đề xuất, 20/6 BCH Công đoàn họp duyệt kết quả.

  1. 3. Công tác tuyên giáo

-         Chuẩn bị bài vở ra Thông tin Công đoàn vào tháng 6/2012.

-         Nhắc nhở đoàn viên tích cực hoàn thành nhiệm vụ coi thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh.

 

  1. 4. Công tác tài chính- chính sách- công tác xã hội

-         Thực hiện thường xuyên việc thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên.

-         Tổ chức nghỉ hè cho đoàn viên công đoàn xuất sắc.

-         Để thực hiện tốt việc tổ chức sinh nhật của đoàn viên, hàng tháng, từ ngày 1 đến ngày 5, đề nghị các đ/c Chủ tịch Công đoàn bộ phận liên hệ với VP Công đoàn nhận thiệp và quà mừng sinh nhật của Công đoàn trường chuyển tới đoàn viên của mình.

 

  1. 5. Công tác nữ công

-         Tổ chức đưa dón và thăm hỏi các cháu tham gia trại hè Thanh Đa.

-         Phát quà 1/6 cho con đoàn viên đúng thời gian.

-         Tập hợp hồ sơ chuẩn bị phát Học bổng Nguyễn Đức Cảnh Năm học 2011-2012.

 

  1. 6. Ủy ban kiểm tra

-         Tham gia tổ công tác của Trường giải quyết đơn tố cáo CBVC.

-         Thực hiện báo cáo 6 tháng đấu năm theo yêu cầu của Công đoàn GD Việt Nam.

-         Chuẩn bị làm báo cáo hết nhiệm kỳ.

 

Đề nghị các công đoàn bộ phận triển khai thông báo này đến toàn thể đoàn viên.

Nơi nhận:

-          Đảng ủy (để b/c)

-          Hiệu trưởng (để biết)

-          UV BCH CĐ Trường (để t/hiện)

-          Các CĐBP (để t/hiện)

-         Lưu:  VPCĐ.

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

(đã kí)

Đỗ Thị Thanh Xuân

 
Về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam PDF. In Email
Thứ năm, 24 Tháng 5 2012 02:51

Về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng

 

Đỗ Thị Thạch PGS,TS, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

 

TCCS - Gia đình phát triển bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội và sự ổn định dân số của mỗi quốc gia. Vì vậy, gia đình luôn là một mối quan tâm đặc biệt của Đảng ta. Tại Đại hội XI của Đảng, vấn đề vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ mới được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn.

 

Về vai trò của gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Thứ nhất, gia đình là tế bào của xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định gia đình là tế bào của xã hội. Kế thừa tư tưởng của các nhà kinh điển, Đảng ta nhận thức sâu sắc về vai trò của gia đình đối với xã hội. Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”(1). Rõ ràng, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển bền vững. Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Không có gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển được. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị mới được tiếp thu, nhưng nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam cũng đang mất đi. Tình trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng; chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên… Những hạn chế này đang làm cho nhiều “tế bào” có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, làm cho nền tảng xã hội thiếu vững chắc.

Từ những tiêu chí quan trọng của gia đình văn hóa Việt Nam được đề xuất tại Đại hội VIII của Đảng và được cụ thể hóa thành Chiến lược xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam, đến Đại hội XI, Đảng ta đã có sự phát triển nhận thức mới về gia đình, đó là: No ấm, tiến bộ, hạnh phúc là những điều kiện cơ bản, quan trọng để gia đình phát triển lành mạnh. Muốn có một “tế bào lành mạnh”, một “nền tảng vững chắc” thì phải xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

Thứ hai, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”(2) góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính(3).

Đảng ta nhận thức rõ rằng, con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Các gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai có chất lượng cao.

Đây là điểm mới trong tư duy Đại hội XI của Đảng ta về vai trò của gia đình đối với phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước. Gia đình chính là “đơn vị xã hội” đầu tiên cung cấp lực lượng lao động cho xã hội. Từ những người lao động chân tay giản đơn đến những người lao động trí óc… đều được sinh ra, được nuôi dưỡng và chịu sự giáo dục của gia đình.

Đảng ta nhấn mạnh, gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách. Gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia. Gia đình không chỉ dừng lại ở việc duy trì nòi giống, mà quan trọng hơn gia đình phải trở thành môi trường tốt, đầu tiên để giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách cho con người. Theo quan điểm của Đảng, gia đình no ấm, bố mẹ thuận hòa, hạnh phúc là điều kiện, môi trường quan trọng, trực tiếp tạo nên các thế hệ sau có chất lượng cả về thể chất lẫn tinh thần, góp phần đắc lực vào chiến lược phát triển nguồn lực con người có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.

Thứ ba, gia đình có vai trò giữ gìn, lưu truyền, phát triển văn hóa dân tộc. Đảng ta nhấn mạnh gia đình là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, qua các câu ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Đảng ta chỉ rõ: Trong giai đoạn hiện nay để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, mà xét đến cùng, đó là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể.

Để xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Để đạt được mục tiêu: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian tới ngoài nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, chú ý đến kinh tế trang trại và kinh tế hộ, Đảng ta chỉ rõ cần tập trung vào một số khâu chủ yếu sau:

Một là, sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ(4). Để hoàn thiện Chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, cần làm rõ một số nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội cũng như mỗi cá nhân về vai trò, vị trí đặc biệt của gia đình đối với xã hội và trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình. Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung công tác xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình kế hoạch công tác hằng năm của các bộ, ngành, địa phương.

- Xây dựng gia đình Việt Nam phải trên cơ sở kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của thời đại về gia đình. Đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình nhằm hướng tới những phẩm chất của con người Việt Nam mà Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra.

Hai là, xây dựng gia đình văn hóa phải gắn với các phong trào khác, như xây dựng khu dân cư văn hóa, làng, xóm văn hóa... Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận với các kiến thức kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và phúc lợi xã hội, giúp các gia đình có kỹ năng sống, chủ động phòng, chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam(5). Đây là điểm mới trong nhận thức của Đảng ta về nhiệm vụ xây dựng, phát triển nguồn lực con người trong bối cảnh hiện nay.

Ba là, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Để mỗi tế bào xã hội  mạnh khỏe thì công tác chăm sóc sức khỏe, trước hết là sức khỏe của bà mẹ, trẻ em, thực hiện gia đình ít con là biện pháp quan trọng cần được quan tâm. Về vấn đề này, Đảng ta chỉ rõ: Thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân số, duy trì mức sinh hợp lý, quy mô gia đình ít con. Có chính sách cụ thể bảo đảm tỷ lệ cân bằng giới tính khi sinh. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng dân số…(6). Đồng thời, phải tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em các cấp; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác gia đình.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật xây dựng gia đình văn hóa. Chúng ta đã có Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000); Luật Bình đẳng giới (năm 2007); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2008); Pháp lệnh Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Chiến lược  quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 -  2020... Tuy nhiên, gia đình luôn vận động và biến đổi theo sự vận động của xã hội, vì vậy, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục ban hành, bổ sung một số chính sách mới phù hợp với điều kiện xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đồng thời, phải đổi mới nội dung và giải pháp truyền thông về gia đình, nâng cao hiểu biết về các văn bản luật này, cùng các kiến thức, kỹ năng về cuộc sống gia đình.

Năm là, tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ nhằm thực hiện bình đẳng giới. Hiện nay, phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng so với nam giới, do vậy, họ chưa phát huy hết vai trò của bản thân trong xây dựng gia đình, đồng thời hạn chế sự đóng góp của họ cho toàn xã hội. Phụ nữ cần tiếp tục được giải phóng, được chia sẻ về công việc gia đình, hỗ trợ về các dịch vụ gia đình để họ có thời gian phát triển sự nghiệp.

Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình. Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ(7). Đồng thời, phải nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với lao động nữ. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ(8).

Qua hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn cầu hóa hiện nay, Đảng ta càng nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của gia đình với tư cách là “tế bào” vững chắc của xã hội, là môi trường lành mạnh để xây dựng nguồn lực con người; coi xây dựng gia đình văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Với tinh thần, nhận thức và biện pháp đó, chúng ta hy vọng trong thời gian tới vị trí, vai trò của gia đình ngày càng được khẳng định và các gia đình Việt Nam ngày càng “khỏe mạnh” hơn để giữ vững nền tảng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà cho Việt Nam “cất cánh” nhanh và bền vững./.

---------------------------------------

(1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 77, 76 - 77, 223, 76, 231, 243

 
Tháng hành động vì trẻ em PDF. In Email
Thứ tư, 23 Tháng 5 2012 09:36

Xem nội dung

 
«Bắt đầuLùi919293949596979899100Tiếp theoCuối»

Trang 95 trong tổng số 110