French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Trường Trung học Thực Hành-Khối chuyên ĐHSP
“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển giáo dục mũi nhọn; rèn luyện năng lực vận dụng sáng tạo của học sinh vào thực tiễn cuộc sống”
  
Trường TH Thực hành - Khối chuyên ĐHSP TRANG VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT THTH ĐHSP
TRANG VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT THTH ĐHSP
Nhà giả kim PDF. In Email
Thứ hai, 24 Tháng 9 2018 03:30

Nhà giả kim

 
Tiểu sử Nhà văn Nam Cao PDF. In Email
Thứ tư, 19 Tháng 2 2014 07:45

Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.

Tiểu sử

Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri , giấy khai sinh ghi ngày 29 tháng 10 năm 1917, nhưng theo người em ruột của ông là Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam .Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.

Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.

Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.

Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.

Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo. Phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học.

Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn. Tháng 4 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.

Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nướcCờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.

Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia chiến dịch biên giới.

Tháng 5 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.

Năm 1951, trong chuyến công tác tại tỉnh Ninh Bình, Nam Cao bị quân Pháp phục kích bắt được và xử bắn.

Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản lần đầu .

Ông có một vợ và năm người con, trong đó một người đã mất trong nạn đói năm 1945.

Đầu năm 1996, một chương trình mang tên "Tìm lại Nam Cao" được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESSCO Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Điều đặc biệt là trong đó có sự góp mặt của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình "Tìm lại Nam Cao". Kết quả sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô danh, cuối cùng Nam Cao đã về yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê nhà (xã Hoà Hậu, Lý Nhân, Hà Nam).

 

Tác phẩm

Kịch

  • Đóng góp (1951)

Tiểu thuyết

  • Truyện người hàng xóm (1944) - Báo Trung văn Chủ nhật.
  • Sống mòn (viết xong 1944, xuất bản 1956), ban đầu có tên Chết mòn - Nhà xuất bản Văn Nghệ.
  • Và bốn tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt.

Truyện ngắn

  • Ba người bạn
  • Bài học quét nhà
  • Bẩy bông lúa lép
  • Cái chết của con Mực
  • Cái mặt không chơi được
  • Chuyện buồn giữa đêm vui
  • Cười
  • Con mèo
  • Con mèo mắt ngọc
  • Chí Phèo (1941)
  • Đầu đường xó chợ
  • Điếu văn
  • Đôi mắt (1948)
  • Đôi móng giò
  • Đời thừa (1943)
  • Đòn chồng
  • Đón khách
  • Nhỏ nhen
  • Làm tổ
  • Lang Rận
  • Lão Hạc (1943)
  • Mong mưa
  • Một chuyện xu-vơ-nia
  • Một đám cưới (1944)
  • Mua danh
  • Mua nhà
  • Người thợ rèn
  • Nhìn người ta sung sướng
  • Những chuyện không muốn viết
  • Những trẻ khốn nạn
  • Nụ cười
  • Nước mắt

 

  • Nửa đêm
  • Phiêu lưu
  • Quái dị
  • Quên điều độ
  • Rình trộm
  • Rửa hờn
  • Sao lại thế này?
  • Thôi về đi
  • Trăng sáng (1942)
  • Trẻ con không được ăn thịt chó
  • Truyện biên giới
  • Truyện tình
  • Tư cách mõ
  • Từ ngày mẹ chết
  • Xem bói

 

 

 

Ngoài ra ông còn làm thơ và biên soạn sách địa lý với Văn Tân Địa dư các nước Châu Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi (1949), Địa dư Việt Nam (1951).

 
Những câu danh ngôn về niềm tin và nghị lực sống PDF. In Email
Thứ tư, 19 Tháng 2 2014 07:39

Danh ngôn về niềm tin và nghị lực sống
(sưu tầm)

–Nếu bạn thất vọng vì mối tình ước ao bị tan vỡ, hãy nghĩ đến những người chưa từng yêu hoặc chưa bao giờ được yêu

–Nếu bạn bị phản bội, mất lòng tin và bị tổn thương, hãy vượt lên, giữ lại những gì tốt đẹp nhất còn lại, và đừng tự thương hại mình quá

–Nếu xe bị hỏng và bạn phải dắt bộ một quãng đường, hãy nghĩ đến những người khuyết tật chỉ mong có thể tự bước đi vài bước

–Nếu bạn cảm thấy mất phương hướng và không biết mục tiêu sống của mình là gì, hãy nghĩ đến những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, họ đang trải qua những giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Họ yêu quý cuộc sống biết bao nhưng sẽ không có cơ hội để tự hỏi như thế nữa

–Đôi khi sự đấu tranh luôn cần phải có trong cuộc sống. Nếu cuộc sống trôi qua thật suôn sẻ, chúng ta sẽ không hiểu được cuộc sống, không có được bản lĩnh, nghị lực như chúng ta cần phải có, cuộc sống thật công bằng, không phải vô cớ mà mọi điều xảy đến với ta

–Bạn cần sức mạnh, nghị lực nên cuộc sống đã đặt ra những khó khăn nghịch cảnh để bạn vượt qua và trở nên mạnh mẽ hơn

–Bạn cần sự hiểu biết và sáng tạo nên cuộc sống đã ban cho bạn đôi bàn tay và trí óc để khám phá và làm việc –Nếu để ý đến những điều bạn đang có trong cuộc sống, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế. Còn nếu chỉ để ý đến những điều bạn không có, bạn sẽ thấy mình không bao giờ có đủ

–Bạn sẽ tìm thấy niềm vui khi giúp đỡ người khác bằng tất cả tấm lòng

–Nếu thật sự muốn yêu thương ta phải học cách tha thứ

–Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua

–Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần sự giúp đỡ, ở bất kỳ khoảnh khắc nào trong cuộc đời

–Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn

–Đừng chờ đợi những gì bạn ước muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng

–Không nên lúc nào cũng bận tâm vào quá khứ, trừ khi là để rút ra bài học kinh nghiệm

–Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối

–Đừng để tình yêu thiếu vắng trong cuộc đời của bạn bằng cách nói rằng thật khó tìm thấy nó. Cách nhanh chóng nhất để nhận được tình yêu là cho đi, cách mau chóng nhất để mất tình yêu là cố giữ nó thật chặt và cách tốt nhất để giữ trọn vẹn tình yêu là chắp cho nó một đôi cánh

danh ngon niem tin nghi luc, nghi luc song

–Cuộc đời không phải là một cuộc đua. Nó là một hành trình để chúng ta từng bước chiêm nghiệm ý nghĩa cuộc sống. điều quan trọng không phải là phần thưởng khi bạn đến đích mà chính là những gì bạn cảm nhận được trên từng chặn đường đi

–Thật dễ có tên mình trong sổ địa chỉ của người khác nhưng sẽ rất khó làm cho hình ảnh của mình hiện diện trong trái tim của người ấy

–Thật dễ tìm kiếm và đánh giá những lỗi lầm của người khác nhưng sẽ khó nhận ra sai lầm của bản thân mình

–Thật dễ làm tổn thương 1 người mà chúng ta hết mực yêu thương nhưng sẽ rất khó hàn gắn lại vết thương đó

–Thật dễ đặt ra những nguyên tắc nhưng sẽ rất khó tuân theo những nguyên tắc do chính mình đặt ra

–Thật dễ bộc lộ những cảm xúc khi chiến thắng nhưng sẽ rất khó nhìn nhận những thất bại của bản thân

–Thật dễ té ngã khi vấp phải một hòn đá nhưng sẽ rất khó đứng dậy và mạnh dạn bước đi tiếp

–Thật dễ thốt ra 1 lời hứa với ai đó nhưng sẽ rất khó giữ được lời hứa của chính mình

–Thật dễ nói lời yêu thương 1 ai đó nhưng sẽ rất khó làm cho người đó cảm nhận được tấm chân tình của bạn

–Thật dễ phê bình những lỗi lầm của người khác nhưng sẽ rất khó tự hòan thiện nhưng khuyết điểm của chính mình

–Thật dễ nuối tiếc về 1 điều gì đó đã mất đi nhưng sẽ rất khó nhận ra và trân trọng những gì ta đang có

–Nếu tỏ ra khoan dung sẽ có người cho bạn là dễ dãi. Dẫu thế, bạn hãy cứ bỏ qua cho họ

 
Một số ca dao, tục ngữ Việt Nam PDF. In Email
Thứ tư, 19 Tháng 2 2014 07:26

Ca dao tục ngữ Việt Nam (sưu tầm)


1. Ai ai cũng tưởng bậu hiền
Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai


2. Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay cao


3. Ai đi bờ đắp một mình
Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân


4. Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chứa chất sầu đong vời đầy



5. Ai đi sục sịch ngoài hàng dưa
Phải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bào
Ai đi sục sịch ngoài hàng rào
Phải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa


6. Ai kêu là rạch, em gọi là sông
Phù sa theo nước chảy mênh mông
Sông ơi, thấm mát đời con gái
Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng


7. Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng


8. Ai làm Nam Bắc phân kỳ
Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương


9. Ai mà nói dối cùng ai
Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng
Ai mà nói dối cùng chồng
Thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao


10. Ai nhứt thì tôi đứng nhì
Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba

11. Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần


12. Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già sòng sọc nó thì theo sau


13. Ai ơi chớ nghĩ mình hèn
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong


14. Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười
Ai ơi chớ vội cười nhau
Nhìn mình cho tỏ trước sau hãy cười


15. Ai ơi chẳng chóng thì chầy
Có công mài sắt, có ngày nên kim


16. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đốn thì vác cả cành lẫn cây


17. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lặn, tròn vành mới thôi


18. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu


19. Ai ơi đừng lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Hay nằm thời có võng đào
Dài lưng thời có áo chào nhà vua
Hay ăn thời có gạo kho
Việc gì mà chẳng ăn no lại nằm

 
Sài Gòn sáng chủ nhật PDF. In Email
Thứ ba, 21 Tháng 1 2014 08:02

Sài Gòn, sáng chủ nhật

Sáng đi nhà thờ, tôi chợt thấy chò nâu sau từng cái lùa của gió rơi vãi đầy đường. Cũng muốn dừng lại, để kịp lụm lặt cho mình được vài cái. Rồi nhớ.

Tuổi thơ của tôi gắn bó đặc biệt với chò nâu. Gia đình thời ấy còn khó khăn nhiều. Mỗi ngày sau khi đi học, hai chị em lại ngồi trước cổng chờ bố đi làm về. Ngày đó, hình dáng bố liêu xiêu khắc khổ trên chiếc xe đạp cọc cạch xách trong tay một bịch nilon đầy chò nâu nhặt được trên đường về luôn để lại trong lòng hai chị em thật nhiều mong đợi. Hôm sau, cả đám trong xóm đều có đồ chơi mới thật thích. Rồi có một đứa nào đó xuýt xoa với chị hai: " Mày sướng thật, được bố mua cho cả bịch chóng chóng. Lát về tao phải dặn ba tao mua cho mới được...". Lớn lên rồi mới hiểu rõ, không phải cái gì cũng có thể mua được bằng tiền.
Ngày đó, qua những lời kể của mẹ, rồi kí ức vụn vặt của tôi, xóm mình còn khổ lắm. Mỗi đứa có đồ chơi gì lạ, đều chia cho nhau cùng. Chò nâu là chong chóng bé tí hon, theo chân bọn trẻ leo lên những ngồi nhà tầng cao nhất để thả rơi, rồi cùng nhau xuýt xoa ngắm chúng xoay tròn bay đầy trời. Món quà nhỏ, không mất tiền mua, nhưng đã để lại biết là bao nhiêu, tiếng cười cho một tuổi thơ tuyệt đẹp. 
Sau đó không lâu nữa, chị em tôi chuyển nhà đi, xa cái xóm nhỏ với những chuỗi ngày ấu thơ êm đềm. Nhà cũng khá lên nhiều. Chếnh choáng không biết bao năm rồi mới quay trở lại. Hình ảnh xóm nghèo ngày xưa không còn nữa. Là nhà lầu, cao lắm, hơn cả cái nhà ngày xưa lũ nhỏ vẫn thả chò nâu. Là xe hơi, tấp nập. Cuộc sống ai giờ cũng khác, giờ cũng khá. Có đứa bé nhà ai vòi vĩnh mẹ mua cho chiếc chong chóng bảy màu xoay tròn tuyệt đẹp, đắt đỏ. Chợt thấy nhớ cái chóng chóng tầm thường, bộn bề của ngày xưa. Trái chò nâu, không đáng tiền, chỉ là quả rơi trên vệ đường không ai nán lại. Vậy mà lại là món quà quí giá bố dựng nên cả chuỗi ngày tươi đẹp cho chị em tôi.

Tháng năm qua nhanh, đường phố giờ đây hiếm hoi lắm cây chò nâu lâu rồi không gặp. Cũng đâu còn nhìn lại cơn mưa chò nâu vần vũ như những bông hoa xoay giữa trời. Chò nâu giờ còn non, còn nhỏ, đã rụng rơi trên mặt đường phẳng lặng. Chỉ là một màu xanh ngắt, đỏ tươi thôi. Không còn màu nâu cứng ngắc vững vàng trong gió mà bay nữa. Ít lắm. Cũng như tình người, những đứa trẻ đã từng cùng nhau lớn lên, gặp lại chào nhau, cũng là một nụ cười cứng đờ gượng gạo. Cứ như hồi ức kỉ niệm, đã phai mờ theo thời gian, chỉ còn có thể đông cứng trong thời điểm đó. Rồi vỡ tan.

Xóm vẫn còn đó, nhưng là phố rồi, hiện đại lắm. Người vẫn gặp đó, nhưng khác xưa rồi, tân thời lắm. Chò nâu vẫn còn đó, khác lắm rồi, mỏng manh lắm. Nhưng tuổi thơ vẫn là một quá khứ vẹn nguyên trong lòng mỗi người, tiền mua không được, lần về tìm không ra.
Nhưng chính bản thân mình cũng vậy thôi, đó vẫn chỉ là nơi, tôi đã vội vã trở về ( trong tiềm thức ) rồi vội vã quay đi ( nơi thực tại )....
Có còn bao nhiêu tuổi thơ được chò nâu chắp cánh tiếng cười, hi vọng bay trong gió đây. Chắc là hiếm, hiếm hoi lắm.

Đỗ Nhật Thanh - 12CV

 




 Tin mới: 

Ra quân đội tuyển học sinh giỏi TP 2019

Ngày 4 – 03 – 2019, Trường trung học Thực hành ĐHSP đã có buổi họp mặt các học sinh giỏi trong đội tuyển HSG cấp TP trước ngày ra quân (đội tuyển Trường THTH gồm 106 thành viên gồm các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa lí, Văn, Anh). Kỳ thi học sinh giỏi cấp TP năm 2019 được tổ chức tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Trưng Vương, Trường THPT Bùi Thị Xuân. Đến dự có...

Kết quả cuộc thi thiết kế logo chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THTH ĐHSP TP.HCM

Kết quả cuộc thi thiết kế logo chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THTH ĐHSP TP.HCM STT Tên Lớp Giải 1 Lương Tiểu Vy 10CT Nhất 2 Văn Bội Hân 12CT Nhì 3 Văn Bội Hân 12CT Ba 4 Huỳnh Thiên Kim 10CT KK 5 Đào Võ Minh...
 

 Đang truy cập: 

Hiện có 1356 khách Trực tuyến

 Weblink 

 Truy Cập