Lịch công tác

 
Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 1 2 3 4 5

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Trang ChủĐoàn - Hội sinh viênThông tin hoạt động  
Buổi thực tập giảng dạy của sinh viên Pháp tại trường Tiểu học Minh Đạo - Quận 5 PDF. In Email
Thứ sáu, 20 Tháng 4 2018 07:26

Từ những thỏa thuận được kí kết giữa hai trường đại học: Trường Đại học Grenoble Alpes và Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, được sự đồng ý và hỗ trợ của Ủy ban Nhân dân TP.HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và Ủy ban Nhân dân Quận 5, ngày 12/4/2018, Trường Tiểu học Minh Đạo, Quận 5 đã tổ chức buổi tiếp nhận 2 giáo sinh thực tập sư phạm đến từ Trường Đại học Grenoble Alpes. Theo kế hoạch, các giáo sinh sẽ thực tập giảng dạy tại các lớp tăng cường tiếng Pháp đến hết ngày 21/04/2018.

Tham gia hỗ trợ chương trình này còn có Phòng Hợp tác Quốc tế và Khoa Giáo dục Tiểu học của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Ngoài ra có thêm 7 sinh viên tình nguyện và một số giảng viên trẻ của Khoa Giáo dục Tiểu học thường xuyên giúp đỡ, hướng dẫn 2 giáo sinh hòa nhập vào cuộc sống và mội trường giáo dục tại Việt Nam.

Đây là một hoạt động nằm trong Chương trình tình nguyện thực tập sinh quốc tế do Trường Đại học Sư phạm TP.HCM xây dựng và phát triển, tiếp nối Chương trình tình nguyện GAON phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Gwangju, Hàn Quốc nhằm mở ra cơ hội cho các giáo sinh đến từ các nước tiến tiến thực tập tình nguyện tại các trường phổ thông ở Việt Nam. Ngoài những lợi ích mang lại cho giáo dục phổ thông như trao đổi, cập nhật kịp thời giáo dục từ các quốc gia tiên tiến, nâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên Việt Nam khi trực tiếp hướng dẫn thực tập cho giáo sinh quốc tế, tạo cơ hội cho học sinh phổ thông tiếp xúc với các giáo sinh người nước ngoài để tăng sự tin và kĩ năng ngoại ngữ, thì chương trình còn mang lại môi trường trao đổi, giao lưu quốc tế cho sinh viên sư phạm của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM học tập, rèn luyện, phát triển các phẩm chất và năng lực, sẵn sàng hội nhập quốc tế.

 
Lễ phát bằng Tốt nghiệp lớp Cử nhân ngành Giáo dục Tiểu học tại Trường Cao đẳng Bến Tre PDF. In Email
Thứ tư, 18 Tháng 4 2018 09:33

Ngày 01/04/2018, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre, Trường Cao đẳng Bến Tre tổ chức phát bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Giáo dục Tiểu học hệ liên thông Cao đẳng – Đại học. Đây là lớp dành cho cán bộ nguồn được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre tài trợ kinh phí.

 

Đào tạo liên thông là hình thức đào tạo thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các trường cao đẳng sư phạm và các trường đại học sư phạm trong nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng chuẩn đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục. Khoa Giáo dục Tiểu học luôn xác định đây là nhiệm vụ chiến lược để từ đó tập trung đầu tư nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, đổi mới phương thức quản lý đào tạo theo hướng hỗ trợ tạo nhiều cơ hội cho người học, thường xuyên cập nhật những thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông và những xu hướng giáo dục hiện đại. Nhiệm vụ này cũng nằm trong sứ mạng của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM là hỗ trợ, nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho TP.HCM và các tỉnh thành ở khu vực phía Nam.

 
Thông tin hợp tác quốc tế: Kế hoạch tổ chức Hội thảo quốc tế về Didactic Toán lần thứ 7 PDF. In Email
Thứ tư, 18 Tháng 4 2018 09:06

Ngày 29/3/2018, lãnh đạo Khoa Giáo dục Tiểu học đã có buổi đón tiếp và làm việc với Giáo sư Hamid Chaachoua và Giáo Sư Annie Bessot, thuộc nhóm nghiên cứu MeTAH, Đại học Grenoble Alpes, Pháp. Tham dự buổi làm việc còn có TS. Nguyễn Thị Nga, Phó Trưởng khoa Toán – Tin cùng với nhóm nghiên cứu Didactic Toán của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM (PGS. TS. Lê Thị Hoài Châu, TS. Lê Thái Bảo Thiên Trung, TS. Vũ Như Thư Hương, TS. Tăng Minh Dũng). Sau khi thảo luận về kế hoạch tổ chức Hội thảo quốc tế về Didactic Toán lần thứ 7 (CIDMath 7, dự kiến tổ chức ở Hà Nội vào tháng 4/2019), ba bên đã thảo luận và thống nhất nhiều nội dung hợp tác sâu rộng về nghiên cứu khoa học, phát triển chương trình, giáo trình đào tạo giáo viên, trao đổi giảng viên, sinh viên, phối hợp triển khai chương trình thực tập sinh quốc tế dành cho sinh viên sư phạm của hai trường, …

 

Tiếp nối hoạt động này, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 5 và Trường Tiểu học Minh Đạo, Quận 5 tổ chức đợt thực tập sư phạm dành cho 2 giáo sinh của Đại học Grenoble Alpes từ ngày 09-21/04/2018 tại các lớp tăng cường tiếng Pháp. Chương trình này dự kiến sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo nhằm hỗ trợ và phát triển chương trình giảng dạy tiếng Pháp tại các trường phổ thông trên địa bàn TP.HCM.

 
Lời chào mừng tân sinh viên Khóa 43 ngành Giáo dục Tiểu học – Trường ĐHSP TPHCM PDF. In Email
Thứ tư, 18 Tháng 4 2018 08:58

Lời chào mừng tân sinh viên Khóa 43 ngành Giáo dục Tiểu học – Trường ĐHSP TPHCM

Kính thưa PGS. TS. Nguyễn Thị Ly Kha, nguyên Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học, kính thưa quý thầy cô, thưa các em sinh viên các khóa từ 40 đến 42, thưa các em tân sinh viên khóa 43 của Trường ĐHSP TPHCM nhưng là khóa 23 của ngành Giáo dục Tiểu học.

Lời đầu tiên xin thay mặt các thầy cô, viên chức và các anh chị sinh viên các khóa trước, xin nhiệt liệt chào đón các em tân sinh viên ngành Giáo dục tiểu học có mặt tại buổi gặp mặt ngày hôm nay.

Cũng giống như tôi, giống các thầy cô và các anh chị cựu sinh viên, tôi tin chắc rằng các em tân sinh viên đang có cảm giác vinh dự, tự hào khi bước vào làm việc ở một trong những trường đại học lớn nhất, uy tín nhất trong hệ thống các trường đại học trong cả nước. Tôi hay nói với đồng nghiệp, bạn bè rằng ngôi trường này giống ngôi đền thiêng có nhiệm vụ giữ ngọn lửa ấm, giữ sự cao quý của nghề giáo, ngôi đền có sứ mệnh là giáo dục tinh thần trách nhiệm và thái độ phụng sự xã hội của giới chức nhà giáo.

 

Trong buổi gặp mặt hôm nay, tôi sẽ chọn một chủ đề để nói với các em tân sinh viên. Đối với khóa 41, tôi đã nói về việc phải đối mặt với thực tế và biết vượt qua thực tế, khóa 42 thì tôi đã nói về sự lo lắng, hãy lo lắng và biết lo lắng. Đối với khóa 43 tôi sẽ dành phần chia sẻ về nghề giáo. Gần đây báo chí nói khá nhiều về nghề giáo, về điểm chuẩn ngành sư phạm thấp, về sự khó khăn sau khi ra trường, về lương bổng, về sự vất vả và những bất cập khác của nó. Tôi đoán rằng gia đình nhiều em ở đây thuộc về gia đình ít có điều kiện, cũng giống như gia đình tôi thời tôi đi học. Có thể đó là một trong những lý do các bạn chọn ngành sư phạm, nơi có chi phí học tập thấp nhờ chính sách miễn học phí, nơi có cơ hội tìm kiếm việc làm dễ dàng trong sinh viên do nhu cầu tìm kiếm gia sư là sinh viên sư phạm, nhưng cũng là nơi có nhiều khó khăn, nhất là về vấn đề việc làm do thiếu những chính sách hỗ trợ tốt từ chính phủ.

Tôi nghĩ rằng, với khả năng của các em, các em hoàn toàn có thể lựa chọn một ngành học hấp dẫn hơn ngành sư phạm để theo đuổi việc học tập, ví dụ ngành kĩ thuật, ngành kinh tế, ngành y dược. Chắc chắn sẽ có ai đó đã từng khuyên các bạn nên chọn những ngành đó mà lý do của họ có thể là: học sư phạm ra trường khó kiếm việc làm, nếu tìm được thì lương thấp, công việc nhiều áp lực, nhiều bất cập; trong khi học những ngành khác thì dễ tìm việc làm hơn, lương cao, nhiều cơ hội thăng tiến, lại được xã hội tung hô là kĩ sư, là doanh nhân, là bác sĩ.

Tôi nói rõ là không trách những người có quan điểm thực tế về phía đầu ra của một ngành nghề. Khi ai đó đủ lớn thì họ phải tự lựa chọn cuộc đời của họ, trách nhiệm lựa chọn đó thuộc về họ và chỉ thuộc về họ. Ở cái tuổi 18 này trở đi, đừng bao giờ trách một ai đó về sự nhầm đường của các em. Nhiều em ở đây nhà nghèo, trước đây nghèo, giờ vẫn còn nghèo. Nghèo thì dẫn tới nhiều khó khăn, thậm chí là nỗi sợ hãi và mặc cảm. Do đó nhu cầu thoát nghèo là nhu cầu chính đáng và phải làm. Tuy nhiên thầy khuyên các em rằng, hãy thoát nghèo bằng nỗ lực của bản thân, bằng sự cố gắng, bằng việc nâng mình lên, bằng tạo ra nhiều giá trị cho cuộc sống, bằng cách giúp người thì người sẽ giúp mình, bằng cách không phụ nghề thì nghề không phụ mình, chứ thầy không khuyên các bạn thoát nghèo bằng cách chọn ngành có nhiều cơ hội kiếm tiền.

Thầy nghĩ rằng với lựa chọn trở thành một giáo viên tiểu học, theo học tại một trong 2 trường đại học sư phạm lớn nhất cả nước, kèm một sự nỗ lực tối đa thì chắc chắn rằng sau này khi ra trường, các em sẽ không nghèo. Nếu nghèo thì tới gặp thầy để bị … la là không chịu nỗ lực, bị la là cam chịu với cuộc sống nghèo.

Đó là một số chia sẻ về nghề của một ông trưởng khoa, một người thầy sẽ dạy các bạn, của một người trong nghề nhưng đi trước các bạn. Những chia sẻ đó thầy coi như là một lời chào đón các bạn gia nhập vào ngôi đền chung giáo dục tiểu học. Hi vọng các em sẽ cùng với các thầy cô và các anh chị khóa trước chung tay giữ ấm ngọn lửa thiêng liêng và cao quý của nghề giáo. Trong sự nỗ lực, cố gắng tìm kiếm tri thức và rèn luyện bản thân, các thầy cô ở đây, các anh chị khóa trước sẽ hết mình giúp đỡ, hỗ trợ các em.

Chúc các em vững vàng, tự tin sẵn sàng chiếm lĩnh tri thức, vượt qua tất cả các khó khăn, đạt được nhiều thành công trong học tập. Hẹn gặp lại các em trong buổi lễ tốt nghiệp 4 năm nữa. Xin cảm ơn.

 
Lời chào mừng tân sinh viên Khóa 42 ngành Giáo dục Tiểu học – Trường ĐHSP TPHCM PDF. In Email
Thứ tư, 18 Tháng 4 2018 08:46

Lời chào mừng tân sinh viên Khóa 42 ngành Giáo dục Tiểu học – Trường ĐHSP TPHCM


Kính thưa PGS. TS. Nguyễn Thị Ly Kha, nguyên Trưởng khoa GDTH, kính thưa quý thầy cô cùng các bạn tân sinh viên khóa K42 ngành Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP TPHCM.

Đầu tiên, tôi xin đại diện các thầy cô và các anh chị sinh viên khóa 39 đến khóa 41 chúc mừng và đón chào nồng nhiệt các em tân sinh viên khóa K42 ngành Giáo dục Tiểu học của Trường ĐHSP TPHCM.

Cách đây tròn 18 năm, cũng như rất nhiều bạn sinh viên đang ngồi ở đây, tôi đã thực sự hạnh phúc khi cầm trong tay giấy báo trúng tuyển vào Trường ĐHSP TPHCM. Thời đó tỉ lệ sinh viên được vào đại học chỉ chiếm khoảng 14%, còn lại hoặc sẽ phải tiếp tục ôn luyện thi lại vào năm sau, hoặc là học trường cao đẳng, trung cấp hay rẽ sang một con đường khác. Bây giờ với xu thế mở rộng quy mô giáo dục đại học, tỉ lệ sinh viên vào được đại học cao hơn nhiều nhưng điều đó không làm giảm đi niềm vinh dự, sự tự hào của các bạn và của gia đình các bạn khi các bạn được bước vào một trong những trường đại học lớn nhất, uy tín nhất trong hệ thống các trường đại học sư phạm trong cả nước.

Tuy nhiên, cùng với niềm vui sướng là cả một sự lo lắng … không hề nhẹ. Tôi biết cảm giác đó bởi vì tôi cũng đã từng trải qua như các bạn. Với một sinh viên đến từ tỉnh lẻ, từ miền quê, từ những nơi mà cuộc sống yên ả không mấy phức tạp thì lần đầu tiên sống tự lập ở thành phố lớn nhất nước chắc chắn sẽ không dễ dàng gì. Tôi bảo đảm với các bạn là cuộc sống ở thành phố Hồ Chí Minh đối với bất cứ ai, kể cả sinh viên hay không là sinh viên đều không hề dễ dàng. Đối với sinh viên năm nhất các bạn, ngay cả nghĩ về nó thôi cũng đã thấy một áp lực đè nặng. Không còn ai nấu ăn hằng ngày cho các bạn, giặt giũ quần áo, ủi đồ, chăm sóc miếng ăn giấc ngủ hằng ngày cho các bạn. Cái thời gian ôn thi đại học vô lo, cả nhà vây quanh phục vụ đã qua. Thay vào đó là quãng thời gian đầy khó khăn sắp tới. Các bạn phải học trong một môi trường mới trong một tư thế mới, tư thế của những kẻ được chọn và đã chọn. Chúng tôi chọn các bạn còn các bạn chọn con đường tương lai của các bạn. Trong số những bạn sinh viên ngồi ở đây, một số ít người thành phố vẫn sống với gia đình, phần đông còn lại thì người ở nhà trọ, người ở kí túc xá, người thì ở nhà người quen. Tất cả đều phải bắt đầu một hành trình 4 năm học nghề đầy khổ hạnh, để trở thành giáo viên với một nỗi lo khác, nỗi lo của sau 4 năm nữa mình sẽ như thế nào.

Tôi sẽ không khuyên các bạn rằng đừng nên quá lo lắng mà ngược lại hãy lo lắng đi. Bởi vì chính nỗi lo lắng làm cho chúng ta trưởng thành hơn. Các bạn quen lo lắng cho bản thân cũng là để các bạn học cách lo lắng cho người khác. Ở đây các bạn chưa hoàn toàn là giáo viên dù các bạn đã chọn làm giáo viên nên tôi xin phép được nói lên một nhận định cá nhân rằng một trong những yếu tố đặc trưng của nghề giáo đó là biết lo lắng cho người khác, là lòng trắc ẩn, sự vị tha và đức hi sinh. Tôi hi vọng tất cả các bạn ngồi ở đây đều đã có hoặc sẵn sàng để có.

Bởi vậy chẳng cần phải đóng kịch với nhau về một viễn cảnh vô lo làm gì. Lo lắng là một điều không thể tránh khỏi. Do đó hãy dốc hết nỗ lực để hoàn tất công việc có ý nghĩa nhất của cuộc đời mình, đó là làm người mà mình muốn trở thành. Chúng tôi, những giảng viên ở đây sẽ giúp các bạn làm điều đó. Xin thưa là chỉ giúp thôi chứ không quyết định người mà bạn muốn trở thành, việc quyết định đó tùy thuộc hoàn toàn vào ước muốn và sự cố gắng của bản thân các bạn.

Một vài lời không hề dễ nghe nhỉ. Vì không phải là sự an ủi bảo ban quen thuộc, không phải là sự động viên mà các bạn thường nghe. Những lời này dùng để đánh thức các bạn chuẩn bị chia tay với cuộc sống bình yên bấy lâu nay, dấn thân vào một đường hầm với ánh sáng chỉ có ở trái tim và khối óc của các bạn.

Chúc các bạn lên đường may mắn và thành công. Hẹn gặp các bạn ở cuối đường hầm. Xin cảm ơn.

 


Trang 9 trong tổng số 35