Get Adobe Flash player

Chiều ngày 18/11/2019, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm và chúc mừng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 37 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2019).

Đồng chí Nguyễn Tiến Công, Phó Bí thư Đảng ủy Trường và đồng chí Huỳnh Công Ba, Chủ tịch Công đoàn Trường đã đại diện nhà trường đón tiếp và cám ơn Ban Tuyên giáo Trung ương.

Một số hình ảnh:

 

 

VPĐU

Ngay sau ngày 17/2/1979, khi Trung Quốc xâm lược nước ta, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã kêu gọi thanh niên, sinh viên sẵn sàng gác bút nghiên lên đường bảo vệ Tổ quốc. Khí thế chống giặc ngoại xâm sục sôi trong đoàn viên thanh niên tại nhiều địa phương, nhiều trường đại học…

 

Hàng vạn thanh niên mít tinh biểu dương lực lượng tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám

Hàng vạn thanh niên mít tinh biểu dương lực lượng tại Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám

 

Cùng nghe lại hùng ca “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới“

Bản tin kêu gọi cả nước bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979

Bối cảnh và kết quả cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979

40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Mẹ đã thôi khóc

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc - Sự kiện không thể nào quên

Hàng vạn thanh niên xuống đường

Với nhiều người nguyên là cán bộ Đoàn sau 40 năm qua vẫn nhớ như in từng khoảnh khắc của sự kiện ngày 17/2/1979. Hàng vạn thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố sục sôi khí thế phản đối quân xâm lược, hưởng ứng các hoạt động do Đoàn Thanh niên phát động.

 

Ông Phạm Văn Tú, nguyên Quyền Trưởng ban Tuyên huấn Thành đoàn Hà Nội năm 1979 cho hay, với ông những kỷ niệm về những ngày vận động thanh niên mít tinh, viết thư phản đối quân Trung Quốc xâm lược sẽ không bao giờ quên. “Trên báo Tiền Phong liên tục đưa tin về tình hình chiến sự và các hoạt động của Đoàn Thanh niên hướng về mặt trận. Đoàn diễu hành của thanh niên Hà Nội đi qua nhiều tuyến phố. Hàng vạn thanh niên, sinh viên tập trung tại quảng trường cách mạng Tháng Tám biểu dương lực lượng thể hiện quyết tâm chống giặc ngoại xâm”, ông Phạm Văn Tú kể lại.

 

Ông Lưu Minh Trị, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội, Trưởng Ban quản lý di tích lịch sử kháng chiến Pháo đài Láng cho biết: “Thời điểm năm 1979, tôi là Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội.Trước thời điểm 17/2, nhà cầm quyền Trung Quốc khi đó triển khai quân ồ ạt tấn công các tỉnh dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Họ đã có nhiều hành động gây rối, chống phá biên giới Việt Nam. Đảng ta có những dự liệu, Thành ủy Hà Nội nhận được chỉ thị của trung ương động viên nhân dân sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ biên cương, lãnh thổ”.

 

Ngày 17/2, 60 vạn quân Trung Quốc đã đồng loạt tấn công nhiều tỉnh biên giới phía Bắc. Chỉ sau mấy ngày Thành đoàn Hà Nội phát động thanh niên Thủ đô lên đường nhập ngũ, chi viện cho biên giới phía Bắc.

 

Xây dựng phòng tuyến sông Cầu

Hà Nội thành lập bốn tiểu đoàn bộ đội địa phương, trong đó có tiểu đoàn Đông Anh do đồng chí Bí thư huyện Đoàn Nguyễn Văn Tiền làm tiểu đoàn trưởng hành quân lên biên giới. Các tiểu đoàn này chủ yếu là đoàn viên thanh niên. Bốn tiểu đoàn này được đồng chí Lương Văn Nghĩa đến động viên, anh em hừng hực khí thế.

 

Hà Nội tổ chức lực lượng chuẩn bị xây dựng phòng tuyến Sông Cầu. Kế hoạch đào hầm, đào hào của phòng tuyến để chuẩn bị tình huống quân xâm lược đánh sâu vào nước ta. Phòng tuyến gồm các huyện Đông Anh, Gia Lâm nối sang Từ Sơn của Bắc Ninh, do đồng chí Lương Văn Nghĩa, Bí thư Thành Đoàn làm chính ủy lực lượng xây dựng phòng tuyến sông Cầu; ông Hoàng Huy Giao - Phó chủ tịch phụ trách xây dựng làm Tư lệnh. Phòng tuyến Sông Cầu đã chuẩn bị huy động lực lượng hàng nghìn đoàn viên thanh niên tham gia.

 

Hà Nội tổ chức lực lượng địa phương chi viện cho tiền tuyến biên giới phía Bắc. Thành uỷ Hà Nội, Quân khu Thủ đô phát động đến các quận huyện, tổ chức Đoàn thanh niên chuẩn bị sẵn sàng chi viện sức người sức của cho nhân dân, bộ đội tiền tuyến.

Ông Lưu Minh Trị cho biết thêm, sau thời điểm Trung Quốc rút quân, Đoàn thanh niên vẫn tổ chức các đoàn động viên cán bộ và chiến sĩ, nhân dân biên giới phía Bắc sẵn sàng chiến đấu nếu nhà cầm quyền Trung Quốc tiếp tục đưa quân sang. Tôi trực tiếp tổ chức đoàn mang một số nhu yếu phẩm lên Hà Giang, Cao Bằng vào thời điểm tháng ba sau khi Trung Quốc đã rút quân.

 

Ðoàn TNCS HCM ra tuyên bố

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đặng Quốc Bảo, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 1976-1979 cho biết, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều hoạt động trên phạm vi cả nước cổ vũ thanh niên lên đường bảo vệ tổ quốc. Cũng theo ông Đặng Quốc Bảo, thời gian đó nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là quan trọng bậc nhất mà thanh niên phải quan tâm.

 

Nhiều sinh viên viết thư bằng máu xung phong ra mặt trận - ảnh 1

Thanh niên Thủ đô lên đường chiến đấu

 

Tuyên bố của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Liên hiệp học sinh đại học Việt Nam có đoạn viết: “…Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban trung ương Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Ủy ban trung ương Hội liên hiệp học sinh đại học Việt Nam, thay mặt cho 25 triệu đoàn viên, thanh niên và thiếu niên, nhi đồng trong cả nước hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố ngày 17-2-1979 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc.

 

Trong giờ phút nghiêm trọng hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam, nguyện tuân theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, siết chặt đội ngũ chung quanh Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết chiến đấu và chiến thắng. Các thế hệ trẻ trong các thời kỳ lịch sử trước đây đã cùng nhân dân đánh tan tác những đạo quân xâm lược lớn của phong kiến Nam Hán, Tống, Nguyên, Mông, Minh, Mãn Thanh, và đánh bại những cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc sừng sỏ. Thế hệ trẻ thời đại Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quyết không để bất cứ kẻ nào động dến một tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta kiên quyết giáng trả bọn xâm lược những đòn trừng phạt đích đáng, viết tiếp những trang sử oanh liệt của dân tộc...

 

Nguồn: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/nhieu-sinh-vien-viet-thu-bang-mau-xung-phong-ra-mat-tran-1378121.tpo

 

Hội thảo khoa học Quốc gia “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc – 40 năm nhìn lại" đã nhận được 60 báo cáo tham luận, trong đó khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc...

 

Ngày 15/2, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc – 40 năm nhìn lại". Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 40 năm ngày quân và dân ta chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2019).

 

Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu là các nhà khoa học, các giảng viên đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; viện nghiên cứu và trường đại học uy tín trong cả nước. Đặc biệt, có sự tham dự của các nhân chứng, cựu quân nhân đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

 

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khẳng định: Hội thảo là dịp nhìn lại sự kiện lịch sử diễn ra cách đây 40 năm một cách khách quan, trung thực. Qua đó, tăng cường tình đoàn kết, đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới; đồng thời, phê phán những biểu hiện sai trái, thù địch, xuyên tạc, vu cáo, lợi dụng sự kiện biên giới phía Bắc để kích động, chống phá Đảng và Nhà nước, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc.

 

Hội thảo góp phần khẳng định chủ trương, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc với tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”; những nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

 

Hội thảo khoa học Quốc gia "Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - 40 năm nhìn lại (1979-2019)".

Ảnh: VA

 

Hội thảo đã nhận được 60 báo cáo tham luận, trong đó khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc; tri ân và tôn vinh đồng bào, chiến sỹ từng chiến đấu, hy sinh bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc; tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân ta, đặc biệt là của tuổi trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân, xương máu và tính mạng để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;

 

Bên cạnh đó, cung cấp một số cơ sở lý luận, thực tiễn và bài học lịch sử rút ra từ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm xây dựng đất nước giàu mạnh trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; đánh giá, làm rõ sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc các tỉnh biên giới phía Bắc trong việc khắc phục khó khăn và hậu quả chiến tranh.

 

GS.TS Nguyễn Quang Thuấn khẳng định, những kinh nghiệm quý về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc được rút ra từ Hội thảo sẽ được bổ sung, phát triển và vận dụng sáng tạo, phù hợp với quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc trong thời kỳ mới.

 

Khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc


Phát biểu Đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam ôn lại lịch sử: Ngày 30-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi. Đất nước thu về một mối. Nhưng ngay sau tháng 4-1975 không lâu, nhân dân Việt Nam đã phải đối đầu với cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam do quân đội Campuchia dân chủ tiến hành với sự hỗ trợ nhiều mặt của các thế lực bên ngoài. Nghiêm trọng hơn, cách đây 40 năm, rạng sáng ngày 17-2-1979, hơn 60 vạn quân Trung Quốc với 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn với 550 xe tăng, 4 sư đoàn và trung đoàn pháo binh, phòng không với 2.559 khẩu pháo, trong đó có nhiều dàn phóng hỏa tiễn bất ngờ vượt qua biên giới kéo dài 1.400km vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu…

 

Quân dân Việt Nam, trước hết là dân quân, du kích và bộ đội địa phương ở 6 tỉnh biên giới và tiếp đó là quân chủ lực được tăng cường đã kiên cường chiến đấu bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

 

PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam khẳng định: Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc chống Việt Nam – một quốc gia độc lập, có chủ quyền đã bị nhân dân thế giới phản đối. Chính phủ nhiều nước như Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia, nhiều tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể quần chúng ở Liên Xô, Hungari, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thụy Điển, Pháp, Mỹ, Phần Lan, Anh… tổ chức biểu tình, ra Tuyên bố, tổ chức hội thảo, lấy chữ ký phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc với khẩu hiệu “Không được đụng đến Việt Nam”, đòi “nhà cầm quyền Trung Quốc rút ngay quân đội ra khỏi lãnh thổ Việt Nam”.

 

PGS.TS Trần Đức Cường cho rằng, 40 năm đã trôi qua, thế giới đã có nhiều biến đổi. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được bình thường hóa và đang trong quá trình phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dù còn có những trở ngại cần vượt qua…

 

Việc tổ chức Hội thảo không phải để khoét sâu mối hận thù mà để nhắc lại một sự thật lịch sử, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, bắt đầu từ ngày 17/2/1979 và kéo dài đến tận tháng 9/1989. Ở Vị Xuyên đến tận năm 1989, quân Trung Quốc mới lần lượt rút khỏi các vị trí chiếm đóng còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.

 

Cuộc nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân ta, đặc biệt là của tuổi trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân và xương máu để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

 

Hội thảo cũng nhằm rút ra những bài học lịch sử cho cả thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, luôn phải tăng cường đoàn kết, xây dựng đất nước giàu mạnh đủ sức đối phó với mọi tình huống trong một thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bất trắc ngày nay; đồng thời, góp phần khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc, gác lại quá khứ đau thương, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Nêu rõ nỗ lực của Đảng và Nhà nước cùng nguyện vọng của nhân dân trong việc gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông, trong khu vực và trên thế giới; biểu dương và cổ vũ những việc làm góp phần gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, đồng thời phê phán những biểu hiện sai trái, thù địch, xuyên tạc, vu cáo, lợi dụng sự kiện biên giới phía Bắc để kích động, chống phá Đảng và Nhà nước, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc./.

 

Nguồn: http://www.dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/su-that-lich-su-tinh-chinh-nghia-cua-cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-513471.html

Các bài viết khác...

Số lượt truy cập