Get Adobe Flash player

Gợi ý đổi mới mô hình đào tạo sư phạm

Ảnh minh họa/internet

Ảnh minh họa/internet

Mô hình đào tạo vừa học vừa làm của trường y (kết hợp đào tạo tại trường và đào tạo qua thực tế khám chữa bệnh tại bệnh viện) là một gợi ý tốt để chúng ta đổi mới mô hình đào tạo sư phạm.

Đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới từ các trường sư phạm

Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới” sáng 22/12, GS.TS. Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – cho rằng: Trong thế giới hội nhập, việc giáo dục để có những công dân hiện đại ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ở đó cần hai thành tố, đó là: Trách nhiệm của công dân đối với đất nước và công dân trong môi trường toàn cầu hoá.

Những chuẩn mực, giá trị và định chế phải được giáo dục từ nhà trường, phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Điều đó không chỉ yêu cầu cao với chương trình giáo dục phổ thông nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng, mà còn yêu cầu cao hơn đối với người triển khai, thực hiện - đó là đội ngũ thầy cô dạy môn học này.

Cần giáo dục để mỗi học sinh trở thành một công dân có tình yêu gia đình, quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và Tổ quốc trước khi họ trở thành những nhà chuyên môn giỏi.

Theo GS.TS. Nguyễn Văn Minh, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều trường sư phạm mở thêm mã ngành đào tạo giáo viên môn Giáo dục công dân nên nguồn cung giáo viên dồi dào hơn, tỷ lệ giáo viên môn học được đào tạo đúng chuyên ngành tăng lên, giúp môn học ngày càng đáp ứng tốt hơn mục tiêu giáo dục.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng đứng trước yêu cầu của việc thực hiện chương trình mới, việc đào tạo giáo viên môn Giáo dục công dân hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi phải đổi mới ở tất cả các khâu của quá trình đào tạo, đặc biệt là mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức, mô hình đào tạo. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần có một sự đổi mới nhiều mặt.

GS.TS. Nguyễn Văn Minh phát biểu tại hội thảo “Đổi mới đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới”

 

Đổi mới nội dung, mô hình, phương thức đào tạo

Liên quan đến việc đào tạo trong trường sư phạm đáp ứng yêu cầu mới của giáo viên Giáo dục công dân, GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới – cho rằng, hiện nay, chương trình đào tạo giáo viên ở các khoa Giáo dục chính trị (hoặc Giáo dục công dân) của một số trường sư phạm đã có nội dung giáo dục kinh tế và pháp luật ở mức độ khác nhau. Để thực hiện có hiệu quả Chương trình môn Giáo dục công dân mới, các trường sư phạm cần mở rộng và nâng cao nội dung này, đồng thời bổ sung nội dung giáo dục tài chính, giáo dục kĩ năng sống.

GS Nguyễn Minh Thuyết cũng nhắc đến các vụ bạo lực và một số vụ việc khác xảy ra ở một số trường phổ thông trong thời gian qua; từ đó chỉ ra nhiều giáo viên chưa được đào tạo chu đáo về pháp luật và kĩ năng nghiệp vụ.

Để khắc phục hạn chế này, các trường sư phạm cần bổ sung vào chương trình đào tạo giáo viên tất cả các môn học một số nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục nghiệp vụ.

Cụ thể là: Về giáo dục pháp luật, cần bổ sung vào chương trình đào tạo Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học, Luật Giáo dục, Luật Trẻ em, Luật Thanh niên;

Về giáo dục nghiệp vụ, cần bổ sung vào chương trình đào tạo phương pháp dạy học; phương pháp đánh giá kết quả giáo dục; nghiệp vụ giáo viên, chủ nhiệm lớp, cán bộ Đoàn – Đội; quan hệ công chúng.

Nhấn mạnh đổi mới mô hình, phương thức đào tạo, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, hiện nay, chương trình đào tạo của hầu hết các trường đại học vẫn là chương trình theo định hướng tiếp cận nội dung. Đã đến lúc các trường cần đổi mới chương trình theo định hướng tiếp cận năng lực, theo đó trước hết phải xác định chuẩn đầu ra của người học, từ đó mới xác định nội dung và phương pháp dạy học.

Mô hình đào tạo truyền thống của các trường sư phạm chủ yếu cung cấp kiến thức khoa học cơ bản, bổ sung một số kiến thức khoa học sư phạm (Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn), tổ chức thực tập thời gian ngắn (thực tập 1 tháng ở năm thứ 3, thực tập 2 tháng ở năm thứu 4), chưa bảo đảm đảm giáo sinh ra trường có đủ hiểu biết về hoạt động dạy và học, kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ, khả năng dạy học và xử lí các tình huống sư phạm ở trường phổ thông. Những kiến thức, kĩ năng này chỉ có thể hình thành vững chắc ở giáo sinh nếu như họ được học ngay tại trường phổ thông.

“Mô hình đào tạo vừa học vừa làm của trường y (kết hợp đào tạo tại trường và đào tạo qua thực tế khám chữa bệnh tại bệnh viện) là một gợi ý tốt để chúng ta đổi mới mô hình đào tạo sư phạm” – GS Nguyễn Minh Thuyết đưa gợi ý.

 

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/goi-y-doi-moi-mo-hinh-dao-tao-su-pham-nhu-truong-y-3971433-v.html

Được tổ chức từ ngày 08/10 - 08/11/2018, Cuộc thi “Sinh viên HCMUE với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ 1 -  năm 2018 với 30 ý tưởng và 50 sinh viên tham gia đã trải qua vòng tuyển sinh, tập huấn về “Lập dự án khởi nghiệp”, vòng ý tưởng khởi nghiệp, vòng thẩm định Dự án khởi nghiệp và vòng Chung kết đối thoại cùng Ban Giám khảo.

Đêm chung kết và trao giải được diễn ra lúc 18g00 ngày 08/11/2018 tại Hội trường A509, cơ sở 280 An Dương Vương, đến dự có đồng chí Nguyễn Tất Toàn - Ủy viên BCH, Phó Trưởng ban TNTH Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Thị Minh Hồng - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà Trường, PGS.TS. Nguyễn Tiến Công - Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng KHCN&MT-TCKH, ThS. Huỳnh Công Ba - Đảng ủy viên, Trưởng phòng CTCT&HSSV, ThS. Nguyễn Ngọc Trung - Ủy viên BTV Đảng ủy, Trưởng phòng TCHC, PGS.TS. Dương Bá Vũ - Bí thư Chi bộ, Trưởng khoa Hóa học, ThS. Lâm Thanh Minh - Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn TN, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Phát triển khởi nghiệp, SV. Nguyễn Tuấn Kiệt - Ủy viên Ban Thư ký Hội SVVN TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội SVVN Trường.

Ban Giám Khảo Cuộc thi “Sinh viên HCMUE với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ 1 - năm 2018  : Trưởng ban: Ô. Huỳnh Văn Sơn - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các ủy viên:  Ô. Võ Ca Dao - Giám đốc dòng sách Quản trị Kinh doanh, Công ty sách AlphaBooks; B. Trần Thị Ngọc Hạnh - Giám đốc điều hành Cty TNHH Tư vấn & Đào tạo MBM; Ô. Lê Hoàng Nhật - Co-founder - CEO Công ty Cổ phần Trí tuệ nhân tạo Ami; B. Trịnh Thị Bích Thảo - Founder - CEO Công ty Cổ phần Đầu tư Anni (thương hiệu Anni COFFEE).

Sau hơn 03 giờ với phần báo cáo của từng tác giả, nhóm tác giả và thẩm định, trao đổi của Ban Giám khảo, kết quả của Cuộc thi như sau:

Giải Nhất: Dự án “HiLingo - Phần mềm hỗ trợ tự học tiếng Trung trên nền tảng kiến thức HSK” - Nhóm tác giả: Bùi Ngọc Thanh Phương; Nguyễn Văn Thiện; Trần Phương Thảo; Đặng Duy Khỏe - Sinh viên khoa Tiếng Trung.

Giải Nhì: Dự án “Cashew nut - Not a nut, it's nutrition” (Hạt điều - không chỉ là hạt, nó còn là dinh dưỡng) - Tác giả: Trần Thị Thu Phương; Nguyễn Ngọc Minh Trâm - Sinh viên khoa Ngữ văn.

Giải Ba: gồm các Dự án:

+ Dự án “TAKE BY CLICK” - Giải pháp kết nối ứng viên phù hợp với nhu cầu tuyển dụng trực tuyến” - Tác giả: Mai Thị Phương Hảo; Đặng Nguyễn Thiên An; Lý Khúc Thụy Vy - Sinh viên khoa Tâm lý học.

+ Dự án ứng dụng “Hội quán mặt trời” - Tác giả: Nguyễn Văn Phú; Nguyễn Thị Ngọc Lan; Hứa Thị Thu Minh; Trần Huyền Trân; Lê Minh Trung - Sinh viên khoa Tiếng Nhật.

+ Dự án “Care of Pet" - Tác giả: Đoàn Phi Hùng - Sinh viên khoa Lịch Sử.

+ Dự án “Mô hình Dịch vụ cho thuê bảo mẫu chuyên nghiệp” - Vinancy - Tác giả: Trần Gia Hoài - Sinh viên khoa Giáo dục Mầm non.

BÀI VIẾT: NGỌC MAI

HÌNH ẢNH: NGHĨA NGUYỄN

Khi đảng viên ra khỏi Đảng

 

Mới đây, các đảng viên Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang tuyên bố “bỏ Đảng”, hay trước đó, đảng viên Tương Lai cũng làm tương tự được một số “nhà dân chủ” cổ súy, ca ngợi; thậm chí họ còn nêu lên viễn cảnh là sẽ có cái gọi là “một trào lưu ra Đảng”, thực chất không gây ra được hiệu ứng gì và cũng chẳng có ai hưởng ứng. Dù trước giờ, lác đác có một số đảng viên cao tuổi đảng cũng tuyên bố từ bỏ Đảng; có thể kể đến như: Lê Hiếu Đằng, sinh năm 1944, vào Đảng năm 1968 trong kháng chiến chống Mỹ, tuyên bố ra Đảng ngày 4-12-2013; Nguyễn Đình Cống, giáo sư, tiến sĩ, sinh năm 1937, vào Đảng năm 1985, tại đảng bộ Đại học Xây dựng, tuyên bố bỏ Đảng ngày 3-2-2016; Tương Lai, phó giáo sư, vào Đảng năm 1959, tuyên bố ra Đảng ngày 2-9-2017... Hay ngay trong ngày 26-10-2018, như một số kẻ tự nhận, để “hưởng ứng việc ra Đảng của Nguyên Ngọc và Mạc Văn Trang”, có vài người cũng tự tuyên bố bỏ Đảng, như “tiến sĩ” Trần Thanh Tuấn (được cho là công tác tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM), “trung tá” Trần Nam (được cho là “quân nhân chuyên nghiệp”, “kỹ sư” Hoàng Tiến Cường, một “đảng viên trẻ” Nguyễn Việt Anh; nhưng tìm hiểu kỹ, đây là những người đã bị kỷ luật, đã làm đơn xin ra khỏi Đảng (nhưng chưa được chấp thuận) hoặc có người đã từ lâu không sinh hoạt đảng…

Kỳ thực, với những đảng viên đã không còn tha thiết với Đảng, đã suy thoái, biến chất, thì việc ra khỏi Đảng chẳng qua là để khỏi bị khai trừ, là góp phần làm cho Đảng trong sạch hơn.

Điều lệ Đảng có quy định: “Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định”. Đối chiếu với các điều khoản khác, điều này hoàn toàn hợp lý; chẳng hạn với khoản 1 Điều 1 thì công dân Việt Nam “thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”, tức là việc vào Đảng là hoàn toàn tự nguyện, không có ai cưỡng ép, ra lệnh. Hay so với khoản 1 Điều 4 về thủ tục kết nạp thì phải “có đơn tự nguyện xin vào Đảng”, tức là sự tự nguyện đó thể hiện bằng văn bản, khẳng định cá nhân muốn vào Đảng, hàm ý phục tùng các quy định của Đảng chứ không phải là “ghi danh”, “đề nghị”… Điều đó cho thấy tính nghiêm túc, chặt chẽ của một đảng chính trị, lại là đảng cầm quyền, không phải là một câu lạc bộ hay một hình thức tương tự.

Như vậy, việc xin vào Đảng là một quyền của mọi công dân với những điều kiện cụ thể thì việc xin ra khỏi Đảng cũng là quyền của mọi đảng viên. Khi một đảng viên cảm thấy không còn tha thiết với lý tưởng, mục tiêu của Đảng hoặc bản thân tự thấy không còn đáp ứng được các yêu cầu của Đảng thì việc xin ra khỏi Đảng cũng là thể hiện sự tự trọng của đảng viên đó, cũng là sự tôn trọng Đảng. Hoặc, đảng viên có một số khuyết điểm (nhưng chưa đến mức kỷ luật), tự cảm thấy mình không còn xứng đáng là đảng viên, cũng có thể tự nguyện xin ra khỏi Đảng.

Với một số đảng viên tuyên bố “bỏ Đảng”, “công khai ra khỏi Đảng”…, điểm chung của họ là công bố việc ra khỏi Đảng trên các trang mạng, tự xem mình không còn là đảng viên trước khi được cấp ủy có thẩm quyền quyết định. Không chỉ vậy, họ còn có một điểm chung lớn khác nữa là vi phạm vào những quy định những điều đảng viên không được làm gần như liên tục và có hệ thống. Trong đó, một số người đã có những tuyên bố, bài viết (trên báo và các trang mạng), bài trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài… thể hiện quan điểm ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng, cố tình xuyên tạc tình hình của đất nước. Họ không chỉ phủ định mục tiêu, lý tưởng của mình khi đứng vào hàng ngũ của Đảng mà còn phủ định sự lãnh đạo của Đảng. Đó là một sự phản bội.

Trong tiến trình hơn 88 năm ra đời và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thành tựu quan trọng, không có lý gì vì những cá nhân quay ngoắt lại với quá trình vẻ vang đó mà Đảng có thể bị ảnh hưởng, bị tổn hại uy tín. Đến nay, danh xưng đảng viên vẫn như là một “danh hiệu”, một sự “chứng nhận” về nhiều mặt trong xã hội đối với mỗi cá nhân, trừ một bộ phận suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức mà Đảng đã nhìn ra và đang tìm cách loại trừ. Bên cạnh những đảng viên “chưa bị lộ” (nhất định sớm muộn gì cũng sẽ bị vạch trần) thì những người vừa bỏ Đảng kia cũng nằm trong số “một bộ phận” đó, bởi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất của người đảng viên, trong đó có tính chiến đấu, tính kiên định, sự bản lĩnh…

Với hơn 4 triệu đảng viên, việc một số ít người vì bất kỳ lý do gì từ bỏ Đảng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức mạnh của Đảng. Không chỉ vậy, đó cũng là một sự đào thải, thanh lọc có tính tự nhiên trong quá trình vận động, chỉ những đảng viên trung kiên, không bị dao động, không lệch lạc về nhận thức, tư tưởng mới xứng đáng là đảng viên của Đảng. Qua sự việc này, có thể xem là một dịp để mỗi đảng viên tự soi rọi lại mình có thực sự trung thành với lý tưởng của Đảng, có thực sự xứng đáng là đảng viên cộng sản hay không. Nói cách khác, việc một số cá nhân đảng viên từ bỏ Đảng có thể xem là một “liệu pháp sốc”, một thứ vắcxin để tạo ra các kháng thể cần thiết giúp Đảng tăng sức đề kháng, đủ khả năng chống lại các loại vi rút nguy hiểm khác.

Xét về quy định của Đảng, những đảng viên công khai ra khỏi Đảng, bỏ Đảng (chứ không phải xin ra khỏi Đảng) mà chưa có sự đồng ý của cấp ủy có thẩm quyền phải xem là một vi phạm tư cách đảng viên. Các cấp ủy hoàn toàn có thể áp dụng kỷ luật đảng để xử lý, bằng hình thức cao nhất là khai trừ khỏi Đảng. Rõ ràng, hình thức xóa tên, khai trừ là cần thiết đối với những đảng viên không còn tính đảng. (Và trên thực tế đã có đảng viên bị khai trừ sau khi tuyên bố bỏ Đảng).

Chính vì vậy, việc những đảng viên bỏ Đảng phải là dịp để mỗi đảng viên khác thấy mình có trách nhiệm hơn, tâm huyết hơn, bản lĩnh hơn!

TRÚC GIANG

Nguồn: http://codotphcm.com/tintuc/chitiet/khi-dang-vien-ra-khoi-dang-359.html

Các bài viết khác...

Số lượt truy cập