Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

TƯ LIỆU BIỂN ĐẢO
  
Trang Chủ


DU LỊCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM 2018 PDF. In Email

Bài viết về du lịch biển đảo

 
TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ BIỂN PDF. In Email

TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ BIỂN

Thẻ: Nguồn lợi biển

Thông tin chung

Tác giả/Author: 
Ngày phát hành/Issued date: 24/11/2009 
Đơn vị phát hành/Issued by: 

Nội dung


Công tác nghiên cứu đánh giá nguồn lợi cá biển và các hải sản khác ở nước ta đã được nhiều người thực hiện. Nhiều tác giả dựa vào các nguồn tư liệu và phương pháp khác nhau, đã công bố nhiều kết quả về đánh giá nguồn lợi hải sản.

Các kết quả sau đây của Viện Nghiên cứu Hải sản là tập hợp kết quả của các chương trình nghiên cứu trong nươc hoặc các chương tình hợp tác với nước ngoài đã được trình bày trong nhiều báo cáo riêng biệt trước đây, các kết quả trình bày ở đây mang tính tổng hợp và bổ xung những kết quả mới thu được cho đến cuối năm 1999. Ở đây chỉ trình bày việc đánh giá nguồn lợi trong khu vực biển giới hạn từ bờ ra đến 110o00’ độ Bắc ở phía đông và từ bờ ra đến 103o00’ độ Bắc ở Vịnh Thái Lan và giới hạn đến 07o00’ độ Bắc ở phía Nam.

Nguồn lợi cá đáy và gần đáy:

Nguồn lợi cá tầng đáy chiếm vai trò quan trọng trong một vùng biển nhiệt đới như ở nước ta. Do địa hình đáy biển rất thuận lợi, ở phía Bắc có vịnh Bắc Bộ là vịnh nông, bằng phẳng, ở phía nam có vùng cửa sông Cửu Long là một phần của thềm Sunda (Sunda self) là một trong số các vùng thềm bằng phẳng lớn nhất của biển thế giới. Vùng biển tây nam thuộc vịnh Thái Lan cũng là vùng biển nông bằng phẳng rất thuận lợi cho sự phát triển của nguồn lợi cá đáy. Đây là những vùng có sức sản xuất sinh học cao, sự trao đổi nước mạnh, vì vậy tiềm năng nguồn lợi cá tầng đáy lớn, chiếm vai trò quan trọng nhất trong các loài hải sản của biển nước ta.

Do tính chất quan trong như trên nên nghề khai thác cá đáy bằng lưới kéo đáy ở vùng nước xa bờ của nước ta sẽ là một nghề quan trọng để đưa sản lượng khai thác cá ngày càng tăng thêm.

Nguồn lợi cá nổi nhỏ:

Bao gồm các loài cá như cá nục, cá trích, cá bạc má… sống ở tầng giữa và tầng trên. Kết quả đánh giá nguồn lợi dựa vào chương trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản do DORAD tài trợ trong thời kỳ 1978 – 1980. Chương trình nghiên cứu đã sử dụng tàu nghiên cứu Biển Đông với tổng cộng 22 chuyến đi trong thời gian 3 năm nên vẫn là kết quả đáng tin cậy, cho đến nay vẫn chưa có điều kiện bổ sung thêm.

Nguồn lợi cá nổi lớn (cá nổi đại dương):

Bao gồm chủ yếu là cá loại cá ngừ, cá cờ (cá kiếm), cá nhám… Phần lớn là các loài cá di cư. Gần đây Dự án nghiên cứu nguồn lợi cá nổi đại dương ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ do JICA, Nhật tài trợ đã được thực hiện. Do phậm vi nghiên cứu và phương pháp đánh lưới dùng trong nghiên cứu còn hạn chế nên chưa đưa ra được số liệu tính toán trữ lượng, vì vậy trong thời gian tới cần được đẩy mạnh nghiên cứu hơn nhằm phục vụ phát triển nghề cá xa bờ.

Các số liệu thồng kê về tình trạng khai thác cá ngừ nước ta hiện nay cũng chưa đầy đủ, vì vậy chưa thể đưa ra số liệu về trữ lượng và khả năng khai thác của cá nổi đại dương nói chung hoặc cá ngừ nói riêng. Vì vậy để có một hình dung rất khái quát về nguồn lợi cá ngừ, chúng tôi tạm sử dụng phương pháp so ánh và dự đoán. Cơ sở để so sánh là điều kiện tự nhiên, tình hình nguồn lợi và công cụ khai thác. Chúng tôi cho rằng có thể lấy con số sản lượng khai thác cá ngừ, cá thu, cá cờ của Thái Lan khai thác vào năm 1993 tại vịnh Thái Lan là 117.883 tấn theo thống kê của SEAPDEC là sản lượng tối thiểu nước ta cũng có thể đạt được vì thành phần loài, diện tích vùng biển của nước ta đều lớn hơn. Trên cơ sở đó, các tác giả thấy rằng khả năng khai thác cá nổi đại dương của Việt Nam là 120.000 tấn/năm là hiện thực .

Như vậy cho đến nay có thể trình bày kết quả đánh giá nguồn lợi và khả năng khai thác cá biển Việt Nam (Bảng 1). Theo đó trữ lượng cá biển (trong phạm vi đã nghiên cứu) của nước ta là 4,18 triệu tấn, khả năng khai thác 1,67 triệu tấn/năm trong đó cá nổi nhỏ 649.100 tấn (41,6%), cá tầng đáy 855.885 tấn (51,2%) và cá nổi đại dương khoảng 120.000 tấn (7,2%).

Bảng 1: Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển ở Việt Nam

 

Vùng biển

Loại cá

Độ sâu

Trữ lượng

Khả năng khai thác

Tỷ lệ (%)

Tấn

Tỷ lệ (%)

Tấn

Tỷ lệ (%)

Vịnh
Bắc Bộ
(Vùng I)

Cá nổi nhỏ

390.000

57,3

156.000

57,3

16,3

Cá đáy

<50m

39.240

5,7

15.682

5,7

>50m

251.952

37

100.785

37

Cộng

291.166

42,7

116.467

42,7

Cộng

681.166

100

271.467

100

Miền
Trung
(Vùng II)

Cá nổi nhỏ

500.000

82,5

200.000

82,5

14,5

Cá đáy

<50m

18.494

3,0

7.398

3,0

>50m

87.905

14,5

35.162

14,5

Cộng

106.399

17,5

42.560

17,5

Cộng

606.399

100

242.560

100

Đông
Nam Bộ
(Vùng III)

Cá nổi nhỏ

524.000

25,2

209.600

25,2

49,7

Cá đáy

<50m

349.154

16,8

139.762

16,8

>50m

1.202.735

58,0

481.094

58,0

Cộng

1.551.889

74,8

620.856

74,8

Cộng

2,075.889

100

830.456

100

Tây
Nam Bộ
(Vùng IV)

Cá nổi nhỏ

316.000

62,0

126.000

62,0

12,1

Cá đáy

190.679

38,0

76.272

38,0

Cộng

506.679

100

202.272

100

Gò nổi

Cá nổi nhỏ

10.000

100

2.500

100

0,2

Toàn vùng biển

Cá nổi đại dương (*)

(300.000)

(120.000)

7,2

Tổng
cộng

Cá nổi nhỏ

1.740.000

694.100

41,6

Cá đáy

2.140.133

855.885

51,2

Cá nổi đại dương (*)

(300.000)

(120.000)

7,2

Toàn bộ

4.180.133

1.669.985

100,0

100

 

Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Hữu Đức

Trích bài: "Nguồn lợi cá biển - cơ sở phát triển của nghề cá biển Việt Nam" trong Tuyển tập các công trình nghiên cứu Nghề cá biển (Tập II - 2001)

 
Phòng chống tham nhũng trong giáo dục PDF. In Email
cai-cach-giao-ducHọc sinh, sinh viên cần lắm một nền giáo dục sạch
Có tới 76% phụ huynh có con học trái tuyến cho rằng nhiều người quen sẵn sàng bỏ chi phí xin trường, tỷ lệ này ở đúng tuyến là 68%. Kết quả này được Thanh tra Chính phủ khảo sát tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và được thông báo tại cuộc đối thoại quốc tế về phòng chống tham nhũng (PCTN) trong giáo dục tổ chức ngày 28-5 tại Hà Nội.
3 vấn đề được đoàn khảo sát của Thanh tra Chính phủ quan tâm là tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm, học thêm và các khoản phí ngoài quy định. Trong kết quả khảo sát của mình, Thanh tra Chính phủ cho biết 71% phụ huynh cho rằng bỏ tiền để xin con em vào trường tốt học trái tuyến là bình thường. Các nguồn trợ giúp trái tuyến theo Thanh tra Chính phủ đó là nhờ người trong trường giúp đỡ đã chiếm tỉ lệ tới 32,4%, nhờ người ngoài trường giúp đỡ chiếm 26,1%. Cũng theo điều tra của Thanh tra, tổng các khoản phí phải nộp đối với một học sinh ở Hà Nội là trên 2,5 triệu đồng, ở Đà Nẵng là gần 1,5 triệu đồng và ở TP.HCM là trên 1,7 triệu đồng. Trong đó, nộp học phí đối với học sinh Hà Nội chỉ là 580.000đ/ năm/ học sinh còn lại là các khoản phí khác. Con số này ở TP.HCM là 343.000đ, Đà Nẵng là 276.000đ.

Phụ huynh chấp nhận hành vi tiếp tay tiêu cực
Điều đặc biệt ở chỗ có đến 78% phụ huynh có con học trái tuyến hài lòng về các khoản phí và phụ huynh có con học đúng tuyến là 79%. Hơn nữa, có đến 49% phụ huynh có con học trái tuyến và 57% phụ huynh có con học đúng tuyến cho rằng việc thu các khoản ngoài quy định tạo cơ hội cho các gia đình đóng góp thêm cho các nhà trường để có điều kiện dạy và học tốt hơn.
Trong khi Thanh tra Chính phủ chỉ ra nạn “chạy trường, chạy lớp”, dạy thêm tràn lan, buộc học sinh đi học thêm... là các dạng “sai phạm” trong lĩnh vực giáo dục thì chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định đó là dạng thức tham nhũng. Thống kê tại 3 thành phố lớn cho hay, các giáo viên có thu nhập từ dạy thêm trung bình từ 1,9 triệu đồng/ tháng - so với mức lương trung bình 2,5 triệu đồng. Tổng số buổi dạy thêm trung bình của giáo viên tại Hà Nội là 2,1 buổi/ tuần, Đà Nẵng 3,6 buổi/ tuần, TP.HCM là 3,2 buổi/ tuần.
Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, từ góc độ giáo viên cho thấy yếu tố thúc đẩy các dạng tham nhũng trên là do sức ép về thu nhập, sự chấp nhận của xã hội đối với hành vi “mờ” (tức tiếp tay cho các hình thức tiêu cực trong giáo dục như: dạy thêm, thu thêm các khoản phí, giúp đỡ người quen vào trường…). Còn đứng từ góc độ nhà trường thì nhà trường đã “hợp thức hóa” các hoạt động ngoài quy định; sức ép của xã hội; sức ép từ văn hóa của nhà trường…
Thiếu minh bạch trong giáo dục
Tuy nhiên, những tham nhũng ở giáo viên theo đánh giá của một số chuyên gia chỉ là tham nhũng “vặt”, theo thói quen văn hóa có gốc rễ từ truyền thống. Điều này không đáng sợ bằng tham nhũng ở cấp quản lý. Một chuyên gia cho biết, việc chạy trường, chạy lớp giáo viên chỉ được hưởng một phần nhỏ, các hiệu trưởng và cấp quản lý cao hơn mới được hưởng nhiều.
Kết quả của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy ngoài 3 hình thức tham nhũng trên (chiếm 49%) thì còn 3 hình thức tham nhũng khác được phản ánh nhiều là sách giáo khoa, đề bạt cán bộ và chạy điểm.
Ông John Hendra (điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam) cho rằng, tham nhũng ở Việt Nam mang tính hệ thống. Còn theo TS. Bùi Trân Phượng, ĐH Hoa Sen thì có 3 nguyên nhân dẫn đến cảm giác bất an, trì trệ vẫn nặng nề trong giáo dục của Việt Nam. Đó là do sự thiếu ràng buộc và nếu có ràng buộc cũng là không tương xứng giữa quyền hạn quản lý, cấp phép và nghĩa vụ, trách nhiệm giải trình, xử lý vi phạm hay bất cập.
Thứ hai là sự thiếu chú trọng đến quản lý tài chính trong bộ máy quản lý cũng như trong toàn đội ngũ những người hoạt động giáo dục, kể cả giáo dục ngoài công lập.
Và nguyên nhân cuối cùng được TS. Phượng cho là cơ bản nhất đó là quan hệ xin - cho và bản thân cơ chế quản lý tập trung quan liêu triệt tiêu trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục.
“Sự thiếu minh bạch mà ai cũng thấy và rất nhiều người là nạn nhân. Trước hết là thiếu minh bạch về học phí và chi phí khác cho học tập. Nhiều trường học Việt Nam nhất là trường công còn quá nhiều chi phí thiếu công khai, minh bạch mà phụ huynh phải chi cho giáo dục con em họ” - TS. Phượng nhấn mạnh.
Tham nhũng trong giáo dục theo các chuyên gia quốc tế sẽ để lại hậu quả rất nặng nề và lâu dài. Đại sứ Thụy Điển Rolf Bergman cho rằng không ai muốn tuyển một nhân viên với bảng điểm không trung thực hay phải chi trả cho các dịch vụ lẽ ra miễn phí và bình đẳng - quyền học hành.
Còn theo ông John Hendra thì cần phải nâng cao tính minh bạch và cải thiện vai trò của báo chí trong việc phòng chống tham nhũng hiện nay.
Bài, ảnh: Nghiêm Huê
 
Đăng ký dự tuyển giáo viên năm 2010 PDF. In Email
tuyen-giao-vienNăm 2010, ngành GD-ĐT TP.HCM tuyển 3.052 giáo viên (GV). Trong đó, THPT là 516 GV, mầm non là 867 GV, tiểu học là 855 GV và THCS là 814 GV. Theo đó, từ 15-5 đến 30-6 là thời gian các ứng viên đăng ký tuyển dụng. Do tìm hiểu thông tin chưa kỹ nên nhiều ứng cử viên dự tuyển rất dễ “chui” vào cửa hẹp, và thậm chí có nhiều ứng viên “mù” thông tin nên đăng ký... bừa.
Sau gần 15 ngày, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp nhận việc đăng ký tuyển dụng qua mạng (địa chỉ: http://www.edu.vn. phongtccb), tính đến sáng 29-5 đã có 1.900 ứng viên đăng ký. Riêng bậc THPT, dù chỉ tiêu là 516 GV nhưng đã có khoảng 668 ứng viên đăng ký.
Thừa cứ thừa mà thiếu vẫn cứ thiếu

Cũng như mọi năm, năm nay bộ môn văn có khá nhiều ứng viên đăng ký. Chỉ riêng bậc THPT đã có 104 ứng viên đăng ký, trong khi chỉ tiêu tuyển dụng của các trường chỉ có 42 GV. Dự báo, từ nay đến ngày 30-6 (hạn cuối cùng đăng ký tuyển dụng), số ứng viên của bộ môn văn sẽ không dừng lại ở con số 104 mà có thể tăng gấp 2 lần. Đến lúc đó, Sở GD-ĐT sẽ phải chọn những ứng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, tốt nghiệp loại giỏi…
Tương tự, bộ môn lý dù chỉ tiêu ở bậc THPT chỉ có 31 GV nhưng hiện đã có 59 ứng viên đăng ký. Và đây cũng là bộ môn mà năm nào cũng dư thừa hàng chục người.
Bộ môn sử cũng vậy, số ứng viên đăng ký dự tuyển năm nào cũng cao hơn rất nhiều so với nhu cầu tuyển dụng của ngành GD-ĐT. Năm nay, các trường THPT cần 23 GV sử, bằng 1/2 số ứng viên đăng ký dự tuyển đến thời điểm này. Đối với quận, huyện, nhiều nơi không có nhu cầu tuyển nhưng vẫn có ứng viên đăng ký như Q.9, Thủ Đức…
Trong khi đó, GV tiểu học và mầm non dự báo sẽ lại thiếu như mọi năm. Năm 2009, Sở GD-ĐT đã phải tuyển GV tiểu học tới lần thứ 3 mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của các quận, huyện. Năm nay, chỉ tiêu tuyển dụng GV tiểu học là 855 GV nhưng hiện mới chỉ có 156 ứng viên đăng ký. Thậm chí có nhiều quận, huyện nguy cơ thiếu GV rất cao. Điển hình như H.Bình Chánh, năm học 2010-2011 dự kiến cần 110 GV tiểu học. Song, đến thời điểm này mới có 14 ứng viên đăng ký. Tương tự, Q.Bình Tân cần 111 GV tiểu học nhưng cũng mới có 14 ứng viên đăng ký. Đáng buồn nhất là H.Cần Giờ, tính đến nay vẫn chưa có ứng viên nào đăng ký dù nhu cầu tuyển dụng là 17 GV.
Còn ở bậc mầm non, hiện có 280 ứng viên đăng ký, trong khi nhu cầu tuyển dụng là 867 GV. Theo đó, phần lớn các quận, huyện đều trong tình trạng thiếu GV. Chẳng hạn, Q.8 nhu cầu là 85 GV, đăng ký là 10; Bình Tân: 65/5; Bình Thạnh: 52/10; Q.11: 59/6… Ngay cả các quận trung tâm như Q.1, Q.3. Q.10 cũng có nguy cơ thiếu. Hiện Q.1 mới có 10 ứng viên đăng ký, trong khi nhu cầu là 62 GV; Q.10 chỉ tiêu 41, đăng ký 13; Q.3 chỉ tiêu 49, đăng ký 13.

Đăng ký… bừa
Năm nay là năm đầu tiên Sở GD-ĐT TP.HCM phân cấp việc tuyển dụng GV từ bậc THCS trở xuống về các phòng GD-ĐT quận, huyện. Để tạo điều kiện cho các ứng viên, Sở GD-ĐT cũng đã công bố nhu cầu tuyển dụng của các quận, huyện trên trang web của sở (địa chỉ: http://www.edu.vn. phongtccb). Tại đây, các ứng viên vào Tuyển dụng/ Tình hình đăng ký sẽ biết được chỉ tiêu của các quận, huyện đối với từng bộ môn, bậc học cũng như số ứng viên đã đăng ký.
Nhiều năm trước, tiêu chí đầu tiên khi chọn nhiệm sở của GV là trường ở trung tâm, ở nội thành. Nhưng vài năm trở lại đây, khi điều kiện giảng dạy ở các trường nội thành và ngoại thành ngang nhau thì tiêu chí chọn nhiệm sở là gần nhà. Phần lớn các ứng viên đều mong muốn được dạy ở những trường trên địa bàn quận, huyện mà mình cư trú.
Tuy nhiên, không phải muốn là được. Ví dụ, ứng viên Nguyễn Thị A. muốn dạy tiểu học ở Q.5 để được gần nhà nhưng Q.5 không có nhu cầu tuyển GV tiểu học thì phải đăng ký sang những quận, huyện có nhu cầu nếu không sẽ mất cơ hội được tuyển dụng…
Song, trên thực tế, qua phân tích bảng Tình hình đăng ký tuyển dụng GV của Sở GD-ĐT (tính đến ngày 29-5), chúng tôi nhận thấy có rất nhiều ứng viên đăng ký bừa. Dù biết rằng, địa phương không có nhu cầu tuyển dụng nhưng vẫn cứ đăng ký. Điển hình như ở Q.5, dù không có nhu cầu tuyển dụng GV tiểu học nhưng vẫn có ứng viên đăng ký. Trong khi đó sát Q.5 là Q.6, nhu cầu tuyển dụng là 11 GV tiểu học nhưng mới có 5 ứng viên đăng ký, hay Q.10 - nhu cầu: 19 GV, đăng ký: 9; Q.11 - nhu cầu: 21, đăng ký: 4.
Đối với bộ môn văn ở bậc THCS, mặc dù Q.Thủ Đức, Q.2, H.Cần Giờ, H.Củ Chi… không có nhu cầu tuyển GV nhưng cũng có không ít ứng viên đăng ký dự tuyển. Trong khi đó các Q.1, 4, 10 có nhu cầu thì lại ít người đăng ký, thậm chí Q.4 còn chưa có ứng viên nào đăng ký!
Ở bộ môn lý, Q.Bình Thạnh, Q.6, Thủ Đức, H.Hóc Môn, H.Củ Chi không tuyển GV mà vẫn có ứng viên đăng ký. Còn H.Cần Giờ,  
Nhà Bè có nhu cầu tuyển thì không ai đăng ký.
Ông Văn Công Sang - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM khuyến cáo: “Người đăng ký dự tuyển phải thường xuyên theo dõi để biết thông tin về chỉ tiêu tuyển dụng ở các quận, huyện trên trang web của Sở GD-ĐT TP”…
Bài, ảnh: Hòa Triều
 
«Bắt đầuLùi123Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 3



 Du LỊCH BIỂN ĐẢO 

DU LỊCH BIỂN ĐẢO VIỆT NAM 2018

Bài viết về du lịch biển...

 Hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo 

TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ BIỂN

TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ BIỂN Thẻ: Nguồn lợi...

 Bảo vệ môi trường biển 

Đào tạo nhân viên hiệu quả

1aspxĐào tạo nhân viên không chỉ đơn thuần là giúp người học đạt đến một cấp độ cao hơn về kỹ năng hoặc trau dồi những kinh nghiệm mới . mà còn là cách...
bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học