Khoa Ngữ Văn
  
Tin Tức
ĐÊM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI LẦN 6- 2018 PDF. In Email
Chủ nhật, 16 Tháng 12 2018 16:46

 

Đêm Văn học Nước ngoài là chương trình sân khấu hóa do tổ Văn học Nước ngoài tổ chức hai năm một lần vào tháng 12 hằng năm có ý nghĩa như một sân chơi bổ ích, thăng hoa tài năng và tình yêu tác phẩm Văn học nước ngoài của sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Trải qua truyền thống 11 năm, đến nay Đêm Văn học Nước ngoài đã qua 05 đêm Chung kết sáng đèn sân khấu cùng những giấc mơ và muôn ngàn hóa thân nhân vật. Trên sân khấu ấy từng rực rừng ngọn lửa chiến tranh thành Troy để tình yêu vượt lên lòng đố kỵ, vinh quang vượt lên cái chết; nhiều lần khán giả lắng lòng trước những thân phận để tự hỏi ta có nên chống lại số mệnh, rồi bâng khâng “To be or not to be?”. Cứ như vậy, tác phẩm văn học nước ngoài sống lại trên sân khấu một lần rồi cùng đi cả một đời với những ai từng dấn thân, thể nghiệm và thưởng thức.

Ban Tổ chức - Tổ Văn học nước ngoài, khoa Ngữ Văn, ĐHSP TPHCM. Ảnh: NTT.

Kết tinh ý tưởng từ những tiết mục sân khấu hóa trên giảng đường, Đêm Văn học Nước ngoài dần trở thành một chương trình hoành tráng, được đầu tư bài bản bằng tình yêu và lòng nhiệt thành của sinh viên khoa Văn, bằng kinh nghiệm và khát khao của tập thể giảng viên tổ Văn học nước ngoài, và nhất là với sự động viên tinh thần và tạo điều kiện của Chi ủy, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Ban Giám hiệu trường Đại học Sư Phạm TPHCM và các phòng ban chức năng.

Năm nay, Đêm Văn học Nước ngoài lần thứ 6 được tổ chức tại hội trường B, Đại học Sư Phạm TPHCM vào tối ngày 16/12/2018. Trải qua vòng sơ khảo, 07 tiết mục xuất sắc nhất ở các thể loại đã được chọn lựa trình diễn trong đêm chung kết gồm:

1. Đồng ca Aimer

2. Múa Dương Quý Phi

3. Kịch Ramayana

4. Nhạc kịch Người đẹp và quái vật

5. Múa Hồng Lâu Mộng

6. Nhạc kịch Cô bé bán diêm

7. Nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris

Tiết mục mở màn - Đồng ca Aimer. Ảnh: NTT.

Đặc biệt, đêm chung kết Văn học Nước ngoài lần thứ 6 cũng ghi dấu sự trở về tham gia biểu diễn phục vụ của các cựu sinh viên, những giáo viên văn đang công tác tại các trường Trung học trên địa bàn thành phố với tiết mục Tưởng nhớ Kim Dung. Tập thể giảng viên trẻ tổ Văn học Nước ngoài cũng gửi đến chương trình tiết mục tứ ca aria Memory (trích nhạc kịch The Cats).

Một đêm đầy ánh sáng và ước mơ, âm thanh và cảm xúc là những gì Đêm chung kết Văn học Nước ngoài 2018 mang đến; tất cả sẽ trở thành hành trang quý giá của thời tuổi trẻ mà mỗi sinh viên khoa Ngữ Văn sẽ ghi nhớ và mang theo trên hành trình giảng dạy, đào tạo, cống hiến và xây dựng đất nước trong tương lai.

TPHCM 12/2018

NTT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN ĐẾN VỚI SÂN KHẤU NGHỆ THUẬT THÁNG 09/2018 PDF. In Email
Thứ năm, 06 Tháng 9 2018 16:59

Nhằm thiết thực chăm lo cho đời sống tinh thần của Công đoàn viên cùng sinh viên khoa Ngữ Văn, Ban Chấp Hành Công đoàn khoa Ngữ Văn đã làm việc và nhận được sự hỗ trợ từ cô Đinh Thị Vũ Trinh, giảng viên trường Sân khấu Điện ảnh, cựu sinh viên khoa Ngữ Văn về việc tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên khoa Ngữ Văn ĐHSP TPHCM thưởng thức vở kịch “Yêu là thoát tội” (tác giả Lê Chí Trung, đạo diễn Xuân Hồng). Đến với suất diễn tối ngày 06/09/2018 tại sân khấu Xoay 125 Cống Quỳnh, trên 80 giảng viên và sinh viên khoa Ngữ Văn đã có một đêm thưởng thức nghệ thuật ấn tượng và thú vị.

Vở diễn không nhắc thời nào, vua nào nhưng câu chuyện và những thân phận gợi người xem về cuộc đời và bi kịch của Nguyễn Trãi, bậc khai quốc công thần thời Hậu Lê. Nét mới của tác phẩm là chuyển nhân vật trung tâm từ Nguyễn Thái Úy (nhắc gợi Nguyễn Trãi) sang hoàng thượng và Nguyễn Thị Lan (một ám gợi Nguyễn Thị Lộ) để khai thác nỗi cô đơn thân phận tình yêu giữa những xung đột chính trị, đạo đức và nhân nghĩa ở đời. Bởi thế, nếu tầm đón đợi của người xem đặt ở Nguyễn Thái Úy thì sẽ cảm thấy tác phẩm có nhiều hạt sạn khi đối chiếu với lịch sử và tên gọi “Yêu là thoát tội” cũng vô nghĩa, chơi vơi như hình tượng Nguyễn Thái Úy giữa phong ba, bão tố và lòng người. Nhưng vở kịch đã từng bước khắc họa thành công hành trình tâm lý của Nguyễn Thị Lan – từ tình yêu ngưỡng mộ đạo đức với chồng chuyển sang rung động trước tình yêu khát khao và tuổi trẻ của hoàng thượng; hoàng thượng từ cái yêu chiếm hữu xác thịt đã hóa thành quay quắt truy cầu tình yêu để hóa giải nỗi đơn côi của quyền lực và trách nhiệm. Họ đã sai lầm và trả giá bằng cái chết; cởi bỏ lớp áo trắng như trả lại thân xác, hai diễn viên mang trên người lớp áo đen, từng cử động hình thể, ánh mắt trên sân khấu xoay vòng như cuộc đời gửi đến khán giả thông điệp rằng tình yêu không có lỗi, họ có thể không thoát được định mệnh nhưng mọi tội lỗi đều có thể được hóa giải bằng tình yêu: “Yêu là thoát tội” chính là mang ý nghĩa như thế.

Kết thúc vở diễn, đối với giảng viên, sinh viên khoa Ngữ Văn, bên cạnh việc hình ảnh Nguyễn Trãi được khoác thêm một lớp ánh sáng huyền thoại mới bằng tài năng, tâm huyết và hóa thân tuyệt vời của các nghệ sĩ, một suy nghiệm khác cũng ám ảnh không kém, như lời chia sẻ sau vở diễn của nghệ sĩ Sĩ Hoàng: Vở diễn kết thúc bằng sự lên ngôi của cái ác nhắc chúng ta không dám làm điều ác, đặc biệt là giữa cuộc đời nhiều giông bão, sóng gió này

Hoạt động thưởng thức sân khấu nghệ thuật tháng 09/2018 của giàng viên và sinh viên khoa Ngữ Văn khép lại nhưng mở ra cơ hội tham gia vào các dự án nghệ thuật của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh trong tương lai vì sự hợp tác và phát triển của hai đơn vị.

NTT.

 

 
CHƯƠNG TRÌNH CHÀO ĐÓN TÂN SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN 2018 PDF. In Email
Thứ tư, 05 Tháng 9 2018 10:15

Nhằm thiết thực chào đón tân sinh viên K44, giải đáp các thắc mắc đồng thời tạo kỷ niệm đẹp, gắn bó của sinh viên năm nhất với khoa Ngữ văn trường Đại học Sư Phạm TPHCM, Khoa Ngữ Văn đã kết hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức chương trình chào đón sinh viên năm nhất với tên gọi: Văn Khoa K44 tại hội trường B, trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, phường 4 quận 5, vào thứ 4, ngày 05/09/2018.

Đến tham dự buổi lễ, Ban Chủ nhiệm khoa gồm PGS TS. Đinh Phan Cẩm Vân, Ths. Đặng Duy Luận, các thầy cô tổ trưởng chuyên môn và cố vấn học tập các khối lớp cùng với hơn 800 sinh viên các năm (trong đó có 360 tân sinh viên) đã tạo nên bầu không khí trang trọng, đầm ấm và ý nghĩa trong ngày Khai giảng năm học mới 2018.

Sau những tiết mục văn nghệ mở màn sôi nổi của Đoàn Thanh Niên, PGS.TS Đinh Phan Cẩm Vân đã gửi đến tập thể sinh viên năm nhất lời chào mừng chính thức trở thành Người khoa Văn - những người có tinh thần nhân văn – sống làm việc phấn đấu vì những điều tốt nhất trong cuộc đời này cho con người và cuộc sống; có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Người Khoa Văn mơ mộng và bay bổng nhưng luôn gắn với thực tiễn, tức ứng dụng kiến thức vào cuộc sống một cách hiệu quả. Cô Đinh Phan Cẩm Vân nhấn mạnh: Tinh thần độc lập tự chủ là điều quan trọng nhất của sinh viên; độc lập trong tổ chức đời sống, trong việc học tập ở bậc đại học; đặc biệt là nên dành thời gian cho thư viện trong 4 năm sắp tới. Các bạn tân sinh viên cần làm cho bốn năm đại học trở thành khoảng thời gian ấn tượng nhất, tức thời kỳ sinh viên để lại dấu ấn không phai suốt cuộc đời. Và trong quá trình ấy, chúng tôi, những thầy cô khoa Ngữ Văn sẽ luôn đồng hành cùng các bạn.

Đến tham dự buổi lễ, sinh viên K44 được cung cấp một cái nhìn khái quát về khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm TPHCM thông qua clip giới thiệu về cơ cấu các tổ bộ môn gồm Văn học Việt Nam, Văn học Nước ngoài, Phương pháp Giảng dạy, Lý luận Văn học, Hán Nôm, Việt Nam học và Ngôn ngữ. Bên cạnh đó, bốn ngành học là Sư phạm Ngữ Văn, Văn học, Việt Nam học, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam với những nét chính về chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp cũng được giới thiệu giúp các tân sinh viên có cái nhìn toàn cảnh cần thiết. Sôi nổi nhất trong các hoạt động là mảng Tọa đàm giải đáp những thắc mắc của tân sinh viên  K44; nhiều câu hỏi về học phần, tín chỉ, điểm rèn luyện, điểm tích lũy… của sinh viên nêu lên đã được cô Cao Lê Trúc – chuyên viên phòng Đào tạo, thầy Đặng Duy Luận – Phó trưởng khoa Ngữ Văn và Ban Chấp hành Đoàn Thanh Niên, hội Sinh viên khoa Ngữ Văn giải đáp cặn kẽ, đầy đủ.

Bên cạnh học tập, tân sinh viên còn được thông tin về công tác đoàn thể, phong trào trong trường Đại học Sư Phạm gồm Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh viên, các câu lạc bộ như CLB Tình nguyện Big Love, CLB Sách và Đời, CLB Thể thao Văn khoa, CLB Văn nghệ Xung kích Văn khoa…

Buổi lễ kết thúc, để lại tình cảm tốt đẹp trong tập thể tân sinh viên K44 khi được chào đón long trọng và đầm ấm. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy và hỗ trợ quá trình học tập trong 4 năm tới của sinh viên K44 với niềm tin và nỗ lực phấn đấu, phát triển toàn diện của những Người khoa Văn.

NTT.

 
Giảng viên khoa Ngữ Văn tham gia Hội thảo – Tập huấn Phát triển Năng lực cho Giảng viên Sư phạm và Giảng viên Quản lý Sư phạm chủ chốt ETEP 2018 PDF. In Email
Thứ năm, 23 Tháng 8 2018 13:23

Thực hiện công văn 313/CV-ETEP ngày 08/08/2018, trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định số 2157/QĐ-ĐHSP thành lập Đoàn công chức, viên chức tham dự Hội thảo – Tập huấn Phát triển Năng lực cho Giảng viên Sư phạm và Giảng viên Quản lý Sư phạm chủ chốt tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 22/08/2018 đến ngày 24/08/2018.

Theo điều động của Ban Chủ nhiệm khoa và quyết định của Hiệu trưởng, khoa Ngữ Văn đã có 05 thầy cô tham gia khóa Hội thảo – Tập huấn gồm: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy, ThS. Phan Duy Khôi, ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi, ThS. Nguyễn Thành Ngọc Bảo và ThS. Nguyễn Thành Trung.

Theo tinh thần Định hướng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên qua mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên qua mạng của chương trình ETEP, chương trình tập huấn và phát triển năng lực cho giảng viên Sư Phạm và Giảng viên Quản lý Sư Phạm chủ chốt năm 2018 là bước thứ nhất trong chuỗi hoạt động, bồi dưỡng và phát triển lâu dài năng lực giảng viên Sư phạm nhằm thỏa mãn yêu cầu E-learning – học tập, bồi dưỡng trực tuyến thường xuyên. Mục tiêu của chương trình lần thứ nhất là cung cấp cái nhìn khái quát và hình thành đội ngũ giảng viên Sư Phạm sẽ tiếp tục được bồi dưỡng nhằm nhân rộng mô hình bồi dưỡng thường xuyên qua mạng đến hệ thống giảng viên, giáo viên cốt cán và giáo viên phổ thông trong tương lai.

Trong quá trình hội thảo tập huấn, cùng với tập thể giảng viên Sư phạm và Giảng viên Quản lý Sư Phạm chủ chốt đến từ các trường bạn như Đại học Giáo dục, Đại học Sư Phạm Đại học Huế, Đại học Vinh, Đại học Sư Phạm Đại học Đà Nẵng… nhóm giảng viên trẻ khoa Ngữ Văn Đại học Sư Phạm TPHCM đã tham gia đầy đủ và thảo luận sôi nổi về các nội dung cơ bản như: Quy trình xây dựng bài giảng điện tử cho hệ thống bồi dưỡng trực tuyến, thiết kế kịch bản sư phạm trong đào tạo trực tuyến, quy trình biên tập học liệu điện tử, đa phương tiện, đóng gói bài giảng điện tử chuẩn SCORM và các chuẩn E-learning…

Kết thúc khóa hội thảo tập huấn, nhiều bài học trực tuyến có chất lượng đã được hoàn thành và chuyển về ETEP, đặc biệt Kịch bản Sư Phạm E-learning của tập thể giảng viên Sư Phạm khoa Ngữ Văn Đại học Sư Phạm TPHCM đã được đánh giá cao. Chương trình đã tổng kết và bế mạc vào chiều ngày 24/08/2018 với định hướng triển khai nhiều đợt tập huấn tại các trường đại học Sư Phạm trọng điểm nhằm tiếp tục nhân rộng quy mô và hiệu quả của chương trình./.

Đà Lạt 08/2018, NTT.

 
THÔNG BÁO SỐ 1 VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ "KHU VỰC ĐÔNG Á - NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC NGỮ VĂN" PDF. In Email
Thứ sáu, 17 Tháng 8 2018 09:04

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN – KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

 

THÔNG BÁO SỐ 1

VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

 

KHU VỰC ĐÔNG Á - NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

VÀ DẠY HỌC NGỮ VĂN

 

Các nước trong khu vực Đông Á đều có những thành tựu về nghiên cứu và dạy học Ngữ văn. Việt Nam đang bước vào giai đoạn đổi mới dạy học ở các cấp, việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Á có nhiều nét văn hoá tương cận.

1. MỤC TIÊU

Thấy được những điểm phù hợp, từ kinh nghiệm quốc tế trong dạy học và nghiên cứu Ngữ văn có thể ứng dụng ở Việt Nam. Góp phần xác định cụ thể những vấn đề cần đổi mới trong dạy học và nghiên cứu Ngữ văn hiện nay. Nâng tầm nghiên cứu, từng bước hoà nhập quốc tế cho giảng viên.

2. THÀNH PHẦN THAM GIA

Các nhà nghiên cứu, các giảng viên, giáo viên, nghiên cứu sinh, trong và ngoài nước.

3. ĐƠN VỊ ĐĂNG CAI TỔ CHỨC

Khoa Ngữ Văn và Khoa tiếng Hàn Quốc trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh

4. NỘI DUNG

a. Nghiên cứu Ngữ văn

- Tính “khu vực” của ngôn ngữ, văn học Đông Á trong tiến trình lịch sử

- Nghiên cứu ngôn ngữ, văn học Đông Á tại những điểm giao thoa

- Bản sắc văn học Đông Á

- Văn học Phật giáo trong khu vực Đông Á

- Những nghiên cứu mới về văn học Việt Nam tại các nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản

b. Dạy học Ngữ văn

- Giới thiệu việc dạy và học Ngữ văn ở các nước khu vực Đông Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) và những bài học kinh nghiệm đối với việc dạy học Ngữ văn ở Việt Nam theo hướng phát triển năng lực.

- Tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng chương trình và viết sách giáo khoa Ngữ Văn của các nước Đông Á

- Phân tích chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn các nước Đông Á và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

- Giới thiệu về kiểm tra đánh giá trong dạy học Ngữ văn ở các nước Đông Á và kinh nghiệm với Việt Nam

- Giới thiệu về đào tạo bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn ở các nước Đông Á và kinh nghiệm với Việt Nam

5. NGÔN NGỮ SỬ DỤNG TRONG HỘI THẢO: Anh, Việt, Hàn

6. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

-  Thời hạn đăng kí và gởi tóm tắt: Ngày 30 tháng 10 năm 2018 (xin gửi qua email, viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

- Thời hạn nộp báo cáo: 30 tháng 12 năm 2018 (xin gửi qua email)

- Thời gian hội thảo: 01 ngày, 4/2019

Những bài viết có chất lượng tốt sẽ đăng tải trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh (số tháng 3/2019)

7. QUY CÁCH VĂN BẢN:

Sử dụng mã chữ Unicode, font: Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng đơn, chừa lề tự động, dài không quá 15 trang. Tài liệu trích dẫn hoặc nguồn lưu trữ đặt ở cuối bài viết.

8. ĐỊA CHỈ GỬI BÀI:

- E mail: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

- Điện thoại: Nguyễn Hồng Anh: 0907789025; Phạm Thị Thuỳ Trang: 0989449446

Tp Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 8 năm 2018

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

1. Khoa Ngữ Văn                                                                         2. Khoa Tiếng Hàn Quốc

 

PGS. TS Đinh Phan Cẩm Vân                                                       TS. Trần Nguyễn Nguyên Hân

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
DEPARTMENT OF VIETNAMESE LINGUISTICS AND LITERATURE - DEPARTMENT OF KOREAN STUDIES

Ho Chi Minh City, April 21st, 2018

FIRST CALL FOR PAPERS
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON LINGUISTICS AND LITERATURE RESEARCH AND TEACHING IN EAST ASIA

Each of the East Asian nations has their own accomplishment in terms of the linguistics and literature research and teaching (LLRT). In its initial steps on the road to innovate teaching practices in schools, it is fundamental for Vietnam to acknowledge and learn from the experience of these countries due to the relative cultural similitude or closeness between them.

1. Aims

- To look for appropriate implications from other countries’ education systems on LLRT applicable to Vietnam’s context;

- To identify specific issues in need of innovation within the current context of Vietnam’s LLRT;

- To improve and encourage academic collaborations between local faculties and research bodies from outside Vietnam.

2. Participants

Local and international researchers, faculty members, teachers, and post-graduate students of related fields of study.

3. Hosts

The Department of Vietnamese Linguistics and Literature and the Department of Korean Studies of the HCMC University of Education.

4. Topics

4.1. Linguistics and literature research

- The regionality of East Asian languages and literatures throughout the history;

- The research of East Asian languages and literatures at their interfaces;

- The identity of East Asian literature;

- Buddhist literature within the East Asian context;

- Recent studies on Vietnamese literature in Korea, China, and Japan.

4.2. Linguistics and literature teaching

- The linguistics and literature teaching and learning practices in East Asia (Korea, China, Japan) and their implications applicable to Vietnam’s competency-based approach to school education;

- The hands-on experience in linguistics and literature curriculum development and textbook composing from East Asian countries;

- The analysis of East Asian countries’ linguistics and literature curricula and textbooks and its implications for Vietnam;

- The assessment of linguistics and literature teaching in East Asian countries and its implications for Vietnam;

- The training of linguistics and literature teachers in East Asian countries and its implications for Vietnam.

5. Working languages

English, Vietnamese, Korean

6. Tentative timeline

- Registration and abstract submission deadline: October 30th, 2018

- Full paper submission deadline: December 30th, 2018

- Conference date: April 1st, 2019

7. E-mail address for paper submission:

Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Papers of high quality submitted to the conference will be peer-reviewed and published in the March 2018 English issue of the HCMC University of Education’s Journal of Science.

Department of Vietnamese Linguistics and Literature

 

Department of Korean Studies

Assoc. Prof. Dr. Đinh Phan Cẩm Vân

Dr. Trần Nguyễn Nguyên Hân

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 5 trong tổng số 18

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT