Khoa Ngữ Văn
  
Tin Tức
Bài viết mẫu PDF. In Email
Thứ năm, 09 Tháng 8 2018 08:28

Test

 
SYMPOSIUM: “WHAT IS JAPAN STUDIES?” PDF. In Email
Thứ sáu, 08 Tháng 12 2017 01:56

SYMPOSIUM: “WHAT IS JAPAN STUDIES?”

 

December 18-19, 2017
University of Education – Ho Chi Minh City
280 An Duong Vuong, District 5, HCMC, Vietnam

OBJECTIVES AND CONTENTS

This Symposium is organized by the University of Education – Ho Chi Minh City in collaboration with its three partners, including the University of Oregon (UO) in the U.S., Ritsumeikan Asia Pacific University (APU) in Beppu, Japan; and Hanoi University. The Symposium is generously funded by the Japan Foundation as part of the Oregon-Vietnam-Japan Exchange and Collaboration Project (OVJEC).
The purpose of the Symposium is to share pedagogical resources, expand professional ties, and initiate academic collaboration among Japanese, American, and Vietnamese scholars. The symposium is an opportunity for project participants to share their own research specializations as a means of exposing the group of potential collaborators to each other’s work in the field of Japan Studies. Topics will include Japanese language pedagogy; Japanese art, culture, and travel; Japanese literature and media; Japanese history and politics; and other areas of interest within Japan Studies.

The official language of the conference will be English with Vietnamese interpretation.

PROGRAM

Sunday, December 17, 2017
6:30 pm: Reception for invited guests
Hotel Nikko Saigon, 235 Nguyen Van Cu Street, District 1, Ho Chi Minh City

Monday, December 18, 2017
Location: C207, University of Education – Ho Chi Minh City

9:00-10:00 am: Welcome with HCMC University of Education Officials

10:15-11:30 am: Session 1: History and Political Science
Chair: SATO Yoichiro
10:15-10:30 am: SATO Yoichiro (APU)
10:30-10:45 am: Tuong VU (UO)
10:45-11:00 am: Andrew GOBLE (UO)
11:00-11:15 am: Jeff HANES (UO)
11:15-11:30 am: Discussion/Question and Answer
11:30-12:30 pm: Lunch

12:30-2:15 pm: Session 2: Art, Culture, and Travel
Chair: YOSHIDA Kaori
12:30-12:45 pm: YOSHIDA Kaori (APU)
12:45-1:00 pm: HOANG Phong Tuan (HCMC U of Ed)
1:00-1:15 pm: Akiko WALLEY (UO)
1:15-1:30 pm: YOTSUMOTO Yukio (APU)
1:30-1:45 pm: BUI Thanh Huong (APU)
1:45-2:00 pm: Discussion/Question and Answer
2:00-2:15pm: Break

2:15-3:30 pm: Session 3: Japanese Language Pedagogy
Chair: Kaori IDEMARU
2:15-2:30 pm: NGUYEN Thi Minh Huong (HANU)
2:30-2:45 pm: HONDA Akiko (APU)
2:45-3:00 pm: Kaori IDEMARU (UO)
3:00-3:15 pm: Discussion/Question and Answer
3:15-3:30 pm: Break
3:30-4:00 pm: OVJEC Project Overview
4:00-5:00 pm: Course Reader Discussion

5:00-6:30 pm: Guests return to Hotel Nikko
7:00 pm: Dinner, Location TBD

Tuesday, December 19 Ho Chi Minh City University of Education
9:00-10:30 am: Session 4: Japanese Literature
Chair: HOANG Lien
9:00-9:15 pm: Glynne WALLEY (UO)
9:15-9:30 am: PHAM Ngoc Lan (HCMC U of Ed)
9:30-9:45 am: NGUYEN Thi Minh (HCMC U of Ed)
9:45-10:15 am: Discussion/Question and Answer
10:15-10:30 am: Break

10:30-12:00: Session 5: Japanese Literature and Philosophy
Chair: NGUYEN Luong Hai Khoi
10:30-10:45 am: NGUYEN Luong Hai Khoi (HCMC U of Ed)
10:45-11:00 am: HOANG Long (HCMC U of Ed)
11:00-11:30 am: HOANG Lien (HANU)
11:30-12:00 pm: Discussion/Question and Answer
12:00-1:00 pm: Lunch

1:00-2:30 pm: Session 6: Japanese Language Pedagogy 2
Chair: NGUYEN Song Lan Anh
1:00-1:15 pm: NGUYEN Song Lan Anh (HANU)
1:15-1:30 pm: SUMIDA Tamaki (APU)
1:30-1:45 pm: PHAM Thu Huong (HANU)
1:45-2:00 pm: VU Thuy Nga (HANU)
2:00-2:30 pm: Discussion/Question and Answer
2:30-2:45 pm: Break
2:45-3:45 pm: Course Reader Discussion 2
3:45-4:45 pm: Open Discussion/Collaboration Groups
4:45-6:30 pm: Guests return to hotel
7:00 pm: Closing Dinner, Location TBD

 
THÔNG BÁO Tuyển sinh ngành Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam năm 2017 PDF. In Email
Thứ bảy, 22 Tháng 4 2017 22:32

 

 

 

 



Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo tuyển sinh ngành Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam năm 2017 như sau:

1. Ngành Đào tạo

-         Chương trình đào tạo: Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam;

-         Trình độ đào tạo: Đại học;

-         Mã ngành: 52220101;

-         Loại hình đào tạo: Chính quy;

-         Thời gian đào tạo: 04 năm.

2. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh là người nước ngoài đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có trình độ tiếng Việt từ sơ cấp 1 (A1) trở lên.

3. Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 sinh viên.

4. Phương thức tuyển sinh:

-         Tất cả thí sinh phải tham dự kỳ thi kiểm tra trình độ Tiếng Việt.

-         Các thí sinh trúng tuyển có giấy chứng nhận đã hoàn tất chương trình Tiếng Việt trung cấp (chứng chỉ B, C) hoặc chương trình Tiếng Việt từ một năm trở lên ở một trường đại học Việt Nam sẽ được miễn các học phần tương ứng trong chương trình đào tạo.

5. Hồ sơ dự tuyển

Hồ sơ đăng kí dự tuyển bao gồm:

-         Giấy đăng ký tham dự khoá học (theo mẫu);

-         Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (dịch sang Tiếng Việt, có công chứng);

-         Giấy chứng nhận sức khoẻ;

-         Giấy chứng nhận đã hoàn tất chương trình Tiếng Việt (nếu có);

-         Bản sao (photocopy) hộ chiếu;

-         4 tấm ảnh 3x4.

6. Lệ phí dự tuyển: 500.000 đ/thí sinh.

7. Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ:

- Thời gian: Từ ngày 10/05/2017 đến ngày 30/06/2017.

- Địa điểm: Phòng Đào tạo và Văn phòng Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 280 An Dương Vương, Quận 5, TP. HCM.

- Liên hệ tư vấn: Văn phòng Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 280 An Dương Vương, Quận 5, TP. HCM. Điện thoại: 08.3835.20.20 (Ext: 105, 106)

8. Thời gian thi kiểm tra trình độ Tiếng Việt: ngày 26/07/2017.

9. Dự kiến thời gian nhập học: 11/09/2017.

 

 

 
BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ TÍCH HỢP: TỪ GÓC ĐỘ MÔN NGỮ VĂN (Bùi Mạnh Hùng) PDF. In Email
Thứ tư, 15 Tháng 3 2017 01:20

 

1. Mấy nét chung về chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực và tích hợp

Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học là tư tưởng chủ đạo của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục lần này. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình môn học và sách giáo khoa (SGK) với tư cách là công cụ để thực hiện đổi mới giáo dục, dĩ nhiên, phải quán triệt tư tưởng đó. Được tham gia vào quá trình này, chúng tôi xin trình bày một số suy nghĩ xung quanh việc biên soạn SGK mới theo định hướng phát triển năng lực và tích hợp từ góc độ môn Ngữ văn.

Trước hết xin nói vài lời về mô hình giáo dục mới mà chúng ta đang muốn xây dựng. Đổi mới hệ thống giáo dục theo cách tiếp cận phát triển năng lực, chú trọng giúp HS làm được gì từ những điều đã học là xu hướng chung của các nền giáo dục phát triển trong một hai thập kỉ gần đây. Cách tiếp cận truyền thụ kiến thức không phải không giúp người học phát triển năng lực. Nó dựa trên giả định không hẳn sai là nếu có nhiều kiến thức thì người học sẽ có năng lực, tức có khả năng giải quyết các vấn đề, hoàn thành các công việc cụ thể đặt ra trong học tập và cuộc sống. Nhưng cách tiếp cận đó sẽ dẫn đến chỗ không biết kiến thức nào cần phải đưa vào nhà trường khi mà khối lượng kiến thức của nhân loại đang tăng nhanh như vũ bão. Hậu quả là HS bị nhồi nhét kiến thức, trong đó có nhiều thứ vô dụng, nhưng khi vào đời phải giải quyết những công việc thực tế thì thiếu quá nhiều kiến thức, kĩ năng.

Một số nhà nghiên cứu và nhà giáo dục khuyến cáo việc đề cao mô hình giáo dục phát triển năng lực có thể làm chúng ta lãng quên sứ mệnh khai phóng con người của giáo dục và/hoặc xem nhẹ việc trang bị kiến thức cho người học. Những khuyến cáo như vậy là cần thiết và cần được lắng nghe. Không có mô hình hay công cụ nào là toàn năng, giúp giải quyết được mọi vấn đề của giáo dục. Cũng như các lí thuyết khoa học, các mô hình giáo dục đều có những ưu điểm và hạn chế của nó. Tuy nhiên, mô hình giáo dục phát triển năng lực mà các nền giáo dục tiên tiến đã lựa chọn (mặc dù đôi khi không được gọi tên hiển ngôn) đã chứng tỏ nhiều điểm ưu việt hơn mô hình chú trọng truyền thụ kiến thức của nhà trường truyền thống. Việc chú trọng phát triển năng lực của HS không có nghĩa là chỉ tập trung vào những kĩ năng rời rạc, vụn vặt như đi chân không trên “thảm” thủy tinh mà là trang bị cho người học những công cụ để sống và làm việc trong suốt cuộc đời. Nó cũng là con đường hiệu quả để khai phóng con người. Chỉ cần so sánh cách dạy tiếng mẹ đẻ và văn học ở Việt Nam lâu nay với những gì mà các nền giáo dục phát triển đang áp dụng sẽ thấy làm thế nào để Ngữ văn vừa là môn học công cụ vừa là môn học mang tính nhân văn, vừa chuẩn bị cho HS tham gia vào thị trường lao động vừa giúp các em phát triển các giá trị của giáo dục khai phóng.

Đọc thêm...
 
THƯ NGỎ PDF. In Email
Thứ bảy, 05 Tháng 11 2016 13:51

 

 

Thưa thầy cô, đồng nghiệp và các nhà Mạnh Thường Quân,

 

Khoa Ngữ Văn từ lâu đã có quỹ hỗ trợ sinh viên dưới hình thức Học bổng cho các sinh viên hoàn cảnh khó khăn và Qũy hỗ trợ các hoạt động của khoa trong việc tổ chức các dịp Lễ, Tết, kỉ niệm. Quản lí quỹ này là Ban chủ nhiệm khoa đương nhiệm.

Tuy nhiên, trước nay quỹ này chỉ nhận đóng góp ở phạm vi hẹp là các thầy cô và những cá nhân có liên quan gần gũi. Nay với định hướng xã hội hóa các hoạt động của khoa, Ban chủ nhiệm khoa trân trọng mời gọi sự đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và các Mạnh Thường Quân có tấm lòng với sự phát triển của khoa.

Mọi hỗ trợ, đóng góp đều sẽ được ghi nhận vào Sổ vàng của khoa và công khai, cập nhật. Các hỗ trợ đóng góp xin được gởi kèm thông tin: Tên, điện thoại liên lạc, niên khóa (nếu có).

Các hỗ trợ xin được gởi về tài khoản đứng tên PGS.TS. Đinh Phan Cẩm Vân, Phó chủ nhiệm khoa Ngữ văn. Tài Khoản: Đinh Phan Cẩm Vân, Ngân hàng Agribank, An Phú, Số tài khoản: 1606201015152.

Chúng tôi, Ban chủ nhiệm khoa, xin trân trọng ghi nhận bất kì sự đóng góp nào từ quý thầy cô, đồng nghiệp và các Mạnh Thường Quân.

Thay mặt Ban chủ nhiệm khoa,
Phó trưởng khoa
TS. Hoàng Phong Tuấn.

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 7 trong tổng số 18

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT