Khoa Ngữ Văn
  
Tin Tức
TỌA ĐÀM LÝ LUẬN VĂN HỌC PDF. In Email
Thứ năm, 25 Tháng 12 2014 02:11

 

Vào ngày 23/12/2014, GS.TS Trần Đình Sử và PGS.TS La Khắc Hòa đã có buổi toạ đàm với giảng viên khoa Ngữ Văn. Qua bài nói chuyện, GS.TS Trần Đình Sử và PGS.TS La Khắc Hòa chia sẻ những hướng nghiên cứu văn học mới, đề xuất việc đổi mới giáo trình bộ môn Lý luận văn học ở bậc đại học, trao đổi những vấn đề nổi bật về nghiên cứu văn học trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Buổi toạ đàm đã mang đến cho cán bộ, giảng viên khoa Ngữ Văn những gợi ý bổ ích, thú vị về công tác giảng dạy, nghiên cứu và biên soạn giáo trình.

 

 
ĐỔI MỚI DẠY HỌC NGỮ VĂN: VỀ HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN CỦA MỸ (Nguyễn Thị Ngọc Thúy) PDF. In Email
Thứ sáu, 21 Tháng 11 2014 04:09

 

Ảnh: sưu tầm

 

Từ trước đến nay, câu hỏi trong dạy học luôn được xem là một trong những cách thức tích cực hóa vai trò của người học. Đó là một trong những công cụ quan trọng để hướng dẫn người học chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng. Trong chương trình Ngữ văn sau năm 2015, chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, hệ thống câu hỏi trong giờ Đọc hiểu văn bản không đơn giản chỉ là hướng dẫn học sinh thu nhận kiến thức về nội dung của văn bản mà còn phải hướng đến việc hình thành và rèn luyện năng lực đọc hiểu cho người học.

Để chuẩn bị cho việc biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn sau năm 2015 cũng như giúp giáo viên định hướng tốt hơn về bản chất và cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực cho người học, chúng tôi xin phân tích hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn của Mỹ qua một trường hợp cụ thể là sách Ngữ văn lớp 8 của bang California do nhà xuất bản Holt, Rinehart & Winston tổ chức biên soạn và xuất bản (sau đây xin gọi là “sách giáo khoa California”). Với những phân tích về hệ thống câu hỏi đọc hiểu của sách California, chúng ta có thể có được định hướng và kinh nghiệm trong cách xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu sao cho thật sự hướng đến việc hình thành và phát triển năng lực cho người học.

Đọc thêm...
 
ĐỔI MỚI DẠY HỌC NGỮ VĂN: Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực (PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng) PDF. In Email
Thứ ba, 23 Tháng 9 2014 08:17

 

 

 

 

Ảnh: internet.

 

1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng chương trình Ngữ văn mới

1.1. Các thành tựu nghiên cứu giáo dục học và tâm lí học hiện đại đã cho thấy người học thay vì chỉ nghe giáo viên (GV) thuyết giảng, cần phải có cơ hội tham gia các hoạt động giáo dục có tính tương tác để phát triển các năng lực quan yếu. Những nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực dạy học Ngữ văn, đặc biệt là lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ, cũng đã chứng minh năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn học và nhiều năng lực có liên quan khác chỉ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe chứ không phải thông qua việc nắm các kiến thức lí thuyết về ngôn ngữ và văn học.

1.2. Thực tiễn đổi mới giáo dục ở nhiều quốc gia trong vài thập niên gần đây khẳng định cách xây dựng chương trình (CT) theo định hướng phát triển năng lực là xu hướng tất yếu, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo con người trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ chưa từng có và nền kinh tế tri thức đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với mọi quốc gia.

1.3. Thực tiễn dạy học Ngữ văn của Việt Nam trong thời gian gần đây và thực trạng hiện nay cho thấy cách dạy học Ngữ văn theo lối bình giảng và cung cấp cho học sinh (HS) các kiến thức lí thuyết một cách tách biệt không đáp ứng được nhu cầu học tập của giới trẻ ngày nay và không còn phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại. Kinh nghiệm đổi mới CT theo hướng tích hợp và đa dạng hóa các thể loại VB được đưa vào nhà trường trong CT hiện hành cũng đặt cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới CT theo hướng đó trong bối cảnh xây dựng CT phát triển năng lực nói chung. Nhiều điểm tích cực, tiến bộ của CT hiện hành sẽ phải được kế thừa và phát huy hơn nữa.

1.4. Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục khẳng định đổi mới CT theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Cách tiếp cận này đặt ra mục tiêu căn bản là giúp cho HS có thể làm được gì sau khi học, chứ không tập trung vào việc xác định HS cần học những gì để có được kiến thức toàn diện về các lĩnh vực chuyên môn.

Đọc thêm...
 
VẤN ĐỀ VĂN HỌC: Tính hiện đại và lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX (Trần Đình Sử) PDF. In Email
Thứ năm, 18 Tháng 9 2014 02:30


BLUE POLES, 1952, Jackson Pollock.

 

Lý luận văn học Việt Nam thế kỉ XX là một bộ phận không tách rời của văn học dân tộc, đồng thời cũng không tách rời với các trào lưu lý luận văn học thế giới, bởi quá trình hình thành, phát triển của nó gắn liền với quá trình tự ý thức của văn học trong suốt thế kỉ qua và đang bước vào thế kỉ XXI. Đánh giá quá trình lý luận văn học ấy như thế nào, theo phương pháp nào, tiêu chí nào là một vấn đề có ý nghĩa bức thiết. Lý luận ấy phát triển tất nhiên không phải chỉ do bản thân nó và nhu cầu của văn học dân tộc mà còn do lịch sử xã hội, quan hệ giao lưu quốc tế, bởi vì đó là những nhân tố quy định sự lựa chọn, phương hướng, tính chất, hình thái của lý luận văn học ấy. Từ trước đến nay chúng ta nhìn nhận sự phát triển của lý luận văn học theo quan điểm ý thức hệ mác xít, coi đó là quá trình truyền bá lý luận văn học mác xít vào Việt Nam, là quá trình đánh dẹp các lý thuyết phong kiến, tư sản, xét lại… Tiến trình lý luận coi như sự phản ánh quá trình đấu tranh giai cấp, đấu tranh ý thức hệ giữa lý luận văn học mác xít với lý luận văn học phong kiến, tư sản để tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với các tiêu chí như thực tiễn cách mạng, tính chiến đấu, tính giai cấp, tính biện chứng, tính tiên phong, quan hệ địch – ta, bức tranh lí luận không chỉ mang đậm màu sắc đấu tranh chính trị, mà còn có thể có nguy cơ khái quát thiên lệch, đem cái đặc thù làm cái phổ biến hoặc đem cái chính thống, quan phương làm cái phổ biến. Chẳng hạn, nếu xem lịch sử lý luận văn học Việt Nam thế kỉ XX là lịch sử truyền bá lý luận mác xít, là lịch sử khẳng định vị trí độc tôn của nó và là lịch sử đấu tranh, phê phán tất cả các thứ lý luận văn học phi mác xít, thì sẽ làm nghèo, làm méo bức tranh phát triển thực tế của lý luận văn học. Đó là tình hình của một số cuốn lịch sử lý luận văn học trước đây thiên về miêu tả các cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ. Các tiêu chí ấy cũng có một số cơ sở khách quan nhất định, nhưng đồng thời cũng đều tỏ ra hạn hẹp, bởi vì thực tiễn cách mạng, suy cho cùng chỉ là vận động của từng thời kì trong thời gian, không gian cụ thể, chưa phải là tiêu chí phổ quát, có tính lâu dài để nhìn nhận mọi hiện tượng lý luận. Lý luận văn học mác xít, suy cho cùng cũng chỉ là một trường phái lý luận hình thành từ thế kỉ XIX và được phát triển vào thế kỉ XX, chủ yếu là ở các nước xã hội chủ nghĩa, nó không thể là toàn bộ văn hoá nhân loại, mà lý luận văn học Việt Nam muốn phát triển, phong phú, thì không thể chỉ uống nước từ một nguồn[1]. Vì thế ngày nay chúng ta cần nhìn lại quá trình phát triển nói trên theo tiêu chí tính hiện đại, bởi đó là đặc điểm chung của quá trình vận động văn hoá, văn nghệ của nhân loại bắt đầu từ thời Phục Hưng ỏ phương Tây và tiếp tục cho đến ngày nay trên phạm vi toàn thế giới. Không một học thuyết nào lại không cần được đánh giá từ tính hiện đại.

Đọc thêm...
 
VẤN ĐỀ VĂN HỌC: Di sản Bakhtin (Tzvetan Todorov) PDF. In Email
Thứ sáu, 05 Tháng 9 2014 03:49

 

Mikhain Bakhtin (1895-1975)

 

Trong lịch sử trí tuệ thế kỉ XX, Mikhain Bakhtin có một vị trí đặc biệt: đó là tác giả vĩ đại nhất mà Liên Xô đã hiến tặng cho nhân loại trên một lãnh địa vô cùng rộng lớn bao gồm nghiên cứu văn học, các khoa học nhân văn và triết học. Sự sụp đổ của chế độ toàn trị vào năm 1991 chỉ khẳng định thêm cái mà nhiều người đã nhận ra từ rất lâu, ấy là trong suốt thời kì trước kia, nếu tính cả những công trình của các tác giả từng bị đàn áp và bị bắt buộc phải quên đi, thì Bakhtin vẫn đứng ở vị trí hàng đầu.

Tuy nhiên, nếu người ta rất nhanh chóng khẳng định vị trí quan trọng của Bakhtin, thì sự bất đồng trong việc lí giải tư tưởng của ông cũng càng ngày càng trở nên quyết liệt. Chúng ta gặp không ít khó khăn trong việc nghiên cứu di sản của Bakhtin. Do đâu mà có nhiều khó khăn như thế? Rất dễ lý giải điều đó nếu ta nhớ lại các công trình của Bakhtin đã được sáng tạo ra trong một hoàn cảnh như thế nào. Sự kiểm soát toàn bộ sản phẩm trí tuệ đặc biệt hà khắc của xã hội toàn trị ngay từ đầu đã buộc mỗi tác giả phải tìm đến ngôn ngữ Ésope và điều đó khiến người ta không thể bộc lộ tư tưởng một cách công khai. Thế mà so với thiên hạ, Bakhtin còn cẩn trọng hơn nhiều. Ông không chỉ dấu kín các vị ngữ, mà còn dấu luôn cả chủ ngữ trong mỗi câu viết. Thoạt nhìn thì có vẻ như ông đang bàn luận về đối tượng gắn với nhan đề ghi ngoài bìa những cuốn sách của ông. Nhưng ngày nay, khi cái kho bản thảo mà ông đã viết từ thời còn trẻ cho tới những năm cuối đời được in ra tất tật, ta mới rõ, Bakhtin trước hết là nhà triết học (hoặc là “nhà tư tưởng”, như ở nước Nga người ta vẫn nói), lại là nhà triết học phải sống ở đất nước xem môn khoa học này chẳng qua chỉ là một bộ phận của đường lối chính trị, chẳng hề có chút tự do nghiên cứu nào. Ta hiểu vì sao Bakhtin đã tìm đến nghiên cứu văn học và văn hóa học, những lĩnh vực mà sự kiểm soát tỏ ra ít hà khắc nhất, nhờ đó hai chuyên luận dành cho Dostoievski và Rabelais của ông đã ra đời.

 

Đúng là kiểm duyệt đã bỏ qua, tuy không phải ngay lập tức, cũng không phải là bỏ qua tất cả. Đồng thời cũng bắt đầu xuất hiện sự ngộ nhận. Người ta xem Bakhtin là chuyên gia về hai nhà văn nói trên và rất hào hứng chứng minh, viết về nhà văn nào Bakhtin cũng phạm sai lầm. Nhưng mục đích mà Bakhtin nhắm tới lại là chuyện khác: ông cố ý đi đường vòng để có thể nói được quan niệm của mình về con người và thế giới. Chẳng nên trách cứ Bakhtin vì sự mập mờ ảo diệu của hệ thống lý thuyết mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa. Về phương diện này, một môn đồ của chủ nghĩa hình thức ở giai đoạn nó mới bắt đầu hình thành là bà Lidia Ghinburg đã có lý khi viết: “Bakhtin xuất chúng chẳng phải vì ông đã nói được những chân lý hiển nhiên, mà là vì một lí do khác. Ông trở thành xuất chúng nhờ có một nghị lực phi thường và một sức mạnh tư duy lúc nào cũng làm việc không biết mệt mỏi, trên hành trình của mình, sức mạnh tư duy ấy đã đẻ ra một hệ thống quan niệm đầy triển vọng” [1]. Bakhtin giống một nhân vật huyền thoại nhiều hơn là một học giả bằng xương bằng thịt.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 9 trong tổng số 18

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT