Khoa Ngữ Văn
  
Tin Tức


IU.LOTMAN: Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: Khung (Lã Nguyên dịch)-Phần 1 PDF. In Email
Thứ sáu, 29 Tháng 3 2013 15:53

Robert Delaunay, Premier Disque, 1913.

 

 

Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là Chương VIII trong chuyên luận Cấu trúc văn bản nghệ thuật (1970) của Iu. Lotman  (1922-1993), nhà nghiên cứu văn học, văn hoá học, một trong những người sáng lập của Trường phái cấu trúc – kí hiệu học Tartu-Moskva. Nội dung Chương VIII được triển khai trong 9 mục: Khung, Vấn đề không gian, Vấn đề truyện kể, Khái niệm nhân vật, Về đặc trưng của thế giới nghệ thuật, Nhân vật và tính cách, Khái niệm “cảnh”của điện ảnh và văn bản văn học, Điểm nhìn của văn bản, Phối hợp các yếu tố không cùng loại là nguyên tắc kết cấu (Lã Nguyên)

 

 

KHUNG

Người ta thường hiểu kết cấu là tổ chức theo trục kết hợp ngang của các yếu tố truyện kể[1]. Cho nên, trước tiên cần chia tách về mặt hệ hình (trục dọc.- ND) các yếu tố ở một cấp độ cụ thể, rồi sau đó mới nghiên cứu sự phối hợp của chúng theo trục kết hợp ngang.

Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, việc chia tách các yếu tố truyện kể luôn luôn phụ thuộc vào các đối lập cơ bản. Vậy mà, về phía mình, các đối lập này chỉ có thể chia tách trong phạm vi của một trường nghĩa được hạn định trước (chỉ có thể chia tách hai tập hợp con bổ sung cho nhau khi có một tập hợp phổ quát cho trước). Bởi thế, vấn đề khung – tức là vấn đề ranh giới chia tách văn bản nghệ thuật với cái không phải văn bản – luôn luôn thuộc loại những vấn đề then chốt. Cùng là những câu chữ tạo ra tác phẩm như thế, vậy mà chúng sẽ được chia thành những yếu tố truyện kể theo những cách thức khác nhau, tuỳ thuộc vào đường kẻ ngăn cách văn bản với cái không phải văn bản được vạch ra ở chỗ nào. Những gì nằm phía ngoài đường kẻ ấy đều không nhập vào cấu trúc của một tác phẩm cụ thể: hoặc nó không phải là tác phẩm, hoặc nó thuộc một tác phẩm khác. Chẳng hạn, trong nhà hát ở thế kỉ XVIII, các hàng ghế của loại khán giả ưu đãi đặc biệt được đặt ngay trên sân khấu khiến người xem ngồi dưới nhìn thấy cả diễn viên lẫn khán giả. Nhưng chỉ có diễn viên mới lọt vào không gian nghệ thuật của vở diễn được bài trí bên trong một cái khung xác định giới hạn của nó. Bởi thế, tuy nhìn thấy cả khán giả trên sân khấu, nhưng người xem không để ý tới họ.

Đọc thêm...
 
Ghi nhanh về buổi thảo luận một số chuyên đề văn học dân gian PDF. In Email
Thứ năm, 18 Tháng 3 2010 09:00
small_1217279443.nv
Sáng ngày 9 tháng 1 năm 2010, Khoa Ngữ văn đã tổ chức buổi thảo luận về văn học dân gian. Người báo cáo là nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hà với ba chuyên đề:
Chuyên đề 1: Các hình thức diễn xướng và các chặng hát trong sinh hoạt ca hát Việt Nam
Chuyên đề 2: Vai trò và ý nghĩa của các công thức truyền thống trong cấu trúc của ca dao trữ tình
Chuyên đề 3: Nghiên cứu văn học dân gian theo phương pháp liên ngành
Buổi thảo luận diễn ra sôi nổi với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành như: PGS. Chu Xuân Diên, TS. Lê Văn Chưởng, TS. Hồ Quốc Hùng, TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp; giảng viên của khoa Ngữ văn và học viên Cao học các khóa.
 
IU.LOTMAN: Chiêm bao - Cửa sổ kí hiệu học (Lã Nguyên dịch) PDF. In Email
Thứ bảy, 09 Tháng 3 2013 11:46

Dreams and Nighmares, Robert Steven Connett, 2010.

 

Trong lịch sử của sự nhận thức, điểm ngoặt là thời điểm xuất hiện khoảng cách tạm thời (khoảng lặng) giữa xung động và phản xạ trước xung động ấy. Sơ đồ sinh học khởi điểm được kiến tạo như sau: “kích thích – phản xạ”. Đồng thời, trong ý nghĩa lí tưởng, không gian giữa các yếu tố này mang tính nhất thời, tức là được xác định bằng thời gian sinh lí cần thiết để thực hiện phản xạ trực tiếp. Sơ đồ này  thể hiện đặc điểm của mọi loại sinh thể và duy trì quyền năng của nó đối với cả con người. Toàn bộ phạm vi các xung động và những phản xạ nhất thời đều dựa trên sơ đồ ấy. Một mặt, chúng gắn với các hành vi trực tiếp, mặt khác, gắn với khu vực các phản xạ nhất thời, với những thứ mà sự tiếp xúc kí hiệu học bị kéo chậm lại.

Giai đoạn hoàn toàn mới sẽ bắt đầu khi xuất hiện sự bùng nổ tạm thời giữa việc tiếp nhận thông tin và phản xạ trước sự tiếp nhận ấy. Tình trạng này đỏi hỏi trước hết sự phát triển và hoàn thiện của kí ức. Sự biến đổi phản xạ thành kí hiệu thông qua tác động trực tiếp là một kết quả quan trọng khác. Phản xạ trước thông tin sẽ biến thành cấu trúc độc lập, có khả năng tích luỹ, với cơ chế tự phát triển và ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Ở giai đoạn này, sau khi mất đi xung động trực tiếp, phản xạ vẫn chưa trở thành hiện tượng mang tính tự do tương đối và, do đó, cũng chưa trở thành hiện tượng có thể điều khiển được. Cơ chế của nó vẫn chịu sự quyết định của các xung động sinh lí nằm ngoài ý muốn tự giác của người nói như trước kia, nhưng nó đã gần như hoàn toàn độc lập. Trước hết, chiêm bao chính là hiện thân của giai đoạn này.

Có thể giả định, trong trạng thái tâm lí, khi tư tưởng và hành vi chưa tách rời nhau, thì chiêm bap tạo thành môi trường, trong đó, không có sự chia tách giữa chúng và cũng không thể có những xúc động riêng rẽ, độc lập. Lời nói và điệu bộ, hay rộng hơn – toàn bộ phạm vi ngôn ngữ với những khả năng của nó sẽ nối mạch, khiến các cơ chế mạnh hơn hoạt động và dập tắt khả năng chiêm bao, một khả năng tiềm tàng, hoá thành lĩnh vực ý thức tự túc, tự mãn. Tuy nhiên, không phải không có đề kháng, khi lĩnh vực này từ bỏ vị thế của mình.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi21222324252627282930Tiếp theoCuối»

Trang 26 trong tổng số 30

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT