Ngôn ngữ

Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Khoa Học Giáo Dục
Cơm cha áo mẹ chữ thầy. Gắng công mà học có ngày thành danh.
  

Home Đào tạo
Đào Tạo
Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Học Tập PDF. In Email
Thứ hai, 29 Tháng 3 2010 07:22
tlh21. Giáo trình, tài liệu tham khảo
Khối kiến thức chung học theo giáo trình và tài liệu tham khảo đã có của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.Khối kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ học theo giáo trình và tài liệu tham khảo của Khoa Tâm lý – Giáo dục; các giáo trình và tài liệu tham khảo trình bày ở đề cương chi tiết các học phần.Học viên có thể sử dụng các giáo trình và tài liệu tham khảo đã có của Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Giáo dục và các trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh.

2. Cơ sở vật chất, phương tiện đào tạo
Hệ thống thư viện của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các trường trong khu vực TP. Hồ Chí Minh có đủ điều kiện và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dạy học. Khoa Tâm lý – Giáo dục cũng có phòng tư liệu có thể cung cấp giáo trình, tài liệu tham khảo cho sinh viên.Phòng học của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo chuyên ngành Tâm lý học .Khoa Tâm lý – Giáo dục có hai phòng thực hành đa năng với đầy đủ phương tiện phục vụ cho đào tạo.Trường Trung học phổ thông thực hành của trường có nhiều điều kiện phục vụ cho việc đào tạo nghiệp vụ Tâm lý học.

Hướng dẫn thực hiện chương trình
Dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, hàng năm Hội đồng khoa học của Khoa TLGD dự kiến chương trình đào tạo của năm học trình Hiệu trưởng phê duyệt và thực hiện.Kiến thức chuyên sâu của ngành có thể tự do lựa chọn thay đổi hàng năm. Trong quá trình đào tạo, về cơ bản, các khối kiến thức được lồng vào nhau một cách hợp lý, trách trùng lặp không cần thiêt.Giờ thực hành phụ thuộc vào từng nội dung học phần do giảng viên yêu cầu:  có thể là Xêmina, có thể là dạy thực địa, có thể thuyết trình, ngoại khoá …  

Chương trình đã được thông qua tại:Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh ngày 15  tháng 3 năm 2009.
 
Mô tả các học phần - Thạc Sĩ Tâm Lý Học PDF. In Email
Thứ hai, 29 Tháng 3 2010 07:13

tlh1A. Khối kiến thức giáo dục chung:
1. Ngoại ngữ:
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản với 7 tín chỉ nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kĩ năng giao tiếp cùng với vốn từ vững cần thiết cho giao tiếp; đạt trình độ yêu cầu của Bộ GD-ĐT.
2. Triết học:
Nội dung ban hành tại quyết định số 45/2002/QĐ – BGD&ĐT, ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.Thời lượng: 5 tín chỉTrang bị cho học viên một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác-Lênin. Giúp cho HV biết vận dụng các nguyên lý cơ bản của Triết học Mác-Lênin và các học thuyết triết học vào nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy, công tác QLGD và cuộc sống.

Khối kiến thức chuyên ngành và các môn học bắt buộc
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học tâm lý:
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lý luận về hoạt động tâm lý ở con người, cơ chế tâm lý của hoạt động ở con người. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp những tri thức định hướng ứng dụng tâm lý học vào cuộc sống và trong công tác giáo dục... cũng như những kỹ thuật để tiến hành một nghiên cứu Tâm lý học hiệu quả

2. Các học thuyết tâm lý về nhân cách:
Học phần cung cấp những kiến thức lí luận về nhân cách, một số cách tiếp cận nhân cách theo những trường phái khác nhau và các phương pháp nghiên cứu nhân cách. Từ đó có cách nhìn nhận khoa học về nhân cách góp phần vào việc hình thành nhân cách cho con người.

3. Tâm Lý học Giáo Dục Phương Tây
Học phần cung cấp cho người học hệ thống tri thức khoa học, cơ bản, chuyên sâu về Tâm lý học Giáo dục (Educational Psychology) hiện đại (Phương Tây) bao gồm những cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả , những nội dung cơ bản về phương pháp dạy học hiện đại,  hệ thống kỹ năng đánh giá kết quả học tập của người học và hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức . Từ đó làm cơ sở giúp học viên vận dụng nghiên cứu và quản lý đổi mới công tác tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học trong các loại hình trường học.

4. Tâm lý học trí tuệ
Môn học này cung cấp cho học viên những tri thức cơ bản về trí tuệ của con người. Từ đó vận dụng các mô hình cấu trúc trí tuệ, các loại chỉ số đo lường trí thông minh vào quá trình dạy học, giáo dục và nghiên cứu con người nói chung và học sinh nói riêng. Qua môn học này học viên cũng có khả năng nghiên cứu tiếp các lĩnh vực khác của tâm lí học và các khoa học có liên quan.

5. Tâm lý học sáng tạo
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lý luận về hoạt động sáng tạo ở con người, cơ chế tâm lý của hoạt động sáng tạo. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp những tri thức định hướng ứng dụng tâm lý học sáng tạo vào cuộc sống và trong công tác giáo dục...

6. Trắc Nghiệm Tâm Lý Học
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lý luận về việc nghiên cứu tâm lý con người bằng trắc nghiệm. Ngoài ra, học phần cũng cung cấp những tri thức khoa học về việc ứng dụng trắc nghiệm - soạn thảo trắc nghiệm trong nghiên cứu tâm lý học...

7. Soạn Thảo công cụ nghiên cứu:
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lý  thuyết và hình thành kỹ năng về quy trình soạn thảo  công cụ  dùng trong phương pháp nghiên cứu quan sát, phỏng vấn, điều tra viết.

B. Các môn học tự chọn:
1. Tâm lý học truyền thông
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lý luận về hoạt động truyền thông ở con người, cơ chế tâm lý của hoạt động truyền thông... Ngoài ra, học phần cũng cung cấp những tri thức định hướng ứng dụng tâm lý học truyền thông vào cuộc sống và trong công tác giáo dục...

2. Tâm lý học gia đình:
Là học phần mô tả về những hiện tượng tâm lý trong gia đình (khái niệm gia đình,  các mối quan hệ , những xung đột tâm lý, các vấn đề thường nảy trong đời sống gia đình và ảnh hưởng của chúng đến sự hình thành và phát triển của gia đình cũng như nhân cách con người.

3. Tâm lý học tham vấn
Tâm lý học Tham vấn là học phần mô tả sự ứng dụng các thành tựu của Tâm lý học vào tiến trình giúp đỡ con người vượt qua những vấn đề khó khăn trải dài trong suốt cuộc đời của họ như tình cảm, nghề nghiệp, xã hội, giáo dục, sự phát triển cá nhân...

4. Lý luận dạy học hiện đại:
Học phần cung cấp cho người học hệ thống kiến thức và kỹ năng cơ bản, chuyên sâu về lý luận dạy học hiện đại.

5. Tâm lý học hoạt động hướng nghiệp:
Học phần giới thiệu về tâm lý học lao động, tâm lý học hướng nghiệp nói riêng. Tiếp cận hướng nghiệp về mặt lý luận, khái niệm hướng nghiệp, các con đường hướng nghiệp, hướng nghiệp trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện tại. Giới thiệu những vấn đề cơ bản của tâm lý học hướng nghiệp, một số trắc nghiệm hướng nghiệp và thực hành một số nội dung của họat động hướng nghiệp.

 
Thạc Sĩ Tâm Lý Học PDF. In Email
Thứ hai, 29 Tháng 3 2010 07:09
Chương trình đào tạo thạc sĩ
Tên chương trình: Thạc sĩ tâm lý học
Mã số: 60.14.05
Tình độ đào tạo: Sau đại học.
Ngành đào tạo: Tâm lý học.
Lọai hình đào tạo: Chính quy.

I.  Mục Tiêu Đào Tạo
1. Mục tiêu chung
-Đào tạo cán bộ khoa học chuyên môn sâu về chuyên ngành Tâm lý học (TLH), có khả năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học góp phần vào việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của Tâm lý học.-Tiếp thu các vấn đề về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu TLH và một số vấn đề lý luận hiện đại, cập nhật về Tâm lý học thế giới và Việt Nam.-Nâng cao khả năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn xã hội và giáo dục.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1.Kiến thức
Giúp cho học viên nhận biết, lý giải và phân tích, đánh giá hệ thống tri thức khoa học cơ bản, hiện đại và thiết thực về Tâm lý học chuyên sâu, vận dung để nghiên cứu các lĩnh vực khoa học có liên quan.
2.2.Kỹ năng
Trên cơ sở những tri thức được trang bị, định hướng cho học viên rèn luyện, củng cố, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu và hoạt động giảng dạy TLH. Từ đó hình thành kỹ năng vận dụng các kiến thức TLH chuyên sâu vào hoạt động nghề nghiệp và thực tiễn cho người học.
2.3. Thái độ
Đồng thời với việc trang bị tri thức, phát triển kỹ năng, nghiệp vụ, người học được rèn luyện, giáo dục để hình thành những phẩm chất chính trị, đạo đức, nhân cách phù hợp với yêu cầu của người cán bộ nghiên cứu, thực hành và giảng viên ở các trường học và cơ sở nghiên cứu, ứng dụng.Việc đào tạo Thạc sĩ khoa học ngành Tâm lý học nhằm chuẩn bị những cán bộ, giảng viên và nhân viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đảm nhận các công việc sau:-Làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ quan, các ngành và các trường học. -Chuyên gia tham vấn ở các trường, các cơ sở nghề nghiệp và các tổ chức chính trị, văn hóa-xã hội, đoàn thể.- Tiếp tục học tập, nghiên cứu theo hệ thống đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý học.

II.  Loại hình và quy mô đào tạo:      
1. Đào tạo sau đại học hệ chính quy, thời gian đào tạo 2 năm2.
Quy mô đào tạo: mỗi năm tuyển sinh 40 học viên hệ chính quy.

III. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 55 tín chỉ.

IV. Đối tượng tuyển sinh:
-Theo Quy chế đào tạo Sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-Môn thi tuyển sinh đầu vào:
Môn cơ bản: Triết học
Môn cơ sở: Tâm lý học phát triển
Môn  điều kiện: Ngoại ngữ

V. Quy trình đào tạo
Thời gian đào tạo 2 năm được chia thành 4 học kỳ với đầy đủ các học phần theo chương trình đào tạo. Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi, kiểm tra.

VI. Điều kiện tốt nghiệp:
Các học viên được xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Thạc sĩ Tâm lý học nếu có đủ các điều kiện sau:
-Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, học viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
-Tích lũy đủ số tín chỉ quy định, không còn tín chỉ bị điểm dưới 5;
-Đã bảo vệ luận văn đạt yêu cầu trở lên.;
-Thực hiện tốt các yêu cầu khác của Bộ GD-ĐT và Trường ĐHSP TP. HCM

VII. Thang điểm:  Theo thang điểm 10

VIII. Nội dung chương trình:
Chương trình gồm 55 tín chỉ
1. Khối kiến thức chung :                          12 tín chỉ,
2. Khối kiến thức chuyên môn:                  33 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:   21 tín chỉ,
- Khối kiến thức tự chọn :                        12 tín chỉ,
3. Khối kiến thức nghiệp vụ:                     10 tín chỉ
 
Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục PDF. In Email
Thứ hai, 29 Tháng 3 2010 02:59

qlgdI.  Mục Tiêu Đào Tạo
1. Mục tiêu chung
-Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, giảng viên và chuyên viên có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu công tác ở các cơ quan giáo dục và trường học của Việt Nam.-Trang bị phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và một số vấn đề hiện đại, cập nhật về Giáo dục và Quản lý giáo dục trên bình diện thế giới và Việt Nam.-Nâng cao khả năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong QLGD và trường học. Đào tạo Thạc sĩ khoa học ngành quản lý giáo dục nhằm chuẩn bị những cán bộ QLGD, Giảng viên và nhân viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đảm nhận các công việc sau:-Làm cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp, các ngành và các trường học. -Quản lý chuyên môn, hành chính, nhân sự  tại các trường, các cơ sở giáo dục, Sở và Phòng, Ban Giáo dục - Đào tạo.- Làm công tác giảng dạy khoa học quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên quản lý giáo dục trong và ngoài ngành GD-ĐT của cả nước.- Nghiên cứu khoa học quản lý và quản lý giáo dục ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng.- Tiếp tục học tập, nghiên cứu theo hệ thống đào tạo tiến sĩ về khoa học giáo dục chuyên ngành quản lý giáo dục.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1.Kiến thức
Trang bị cho học viên hệ thống tri thức khoa học cơ bản, hiện đại và thiết thực về khoa học quản lý giáo dục, quản lý trường học và các lĩnh vực khoa học có liên quan trực tiếp tới hoạt động nghiệp vụ của người cán bộ, nhân viên quản lý giáo dục và quản lý trường học.
2.2.Kỹ năng
Định hướng cho học viên rèn luyện, củng cố, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho hoạt động quản lý và nghiên cứu ở các trường học và cơ sở giáo dục. Phát triển năng lực tự học, nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục và trường học cho người học.
2.3. Thái độ
Đồng thời với việc tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, nghiệp vụ, người học được rèn luyện, giáo dục để phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của người cán bộ, giảng viên và chuyên viên quản lý giáo dục và trường học.
 

II.  Loại hình và quy mô đào tạo      
1. Đào tạo sau đại học hệ chính quy, thời gian đào tạo 2 năm
2. Quy mô đào tạo: mỗi năm tuyển sinh 50 học viên hệ chính quy.

III. Khối lượng kiến thức toàn khóa:  55 tín chỉ.

IV. Đối tượng tuyển sinh:
-Theo Quy chế đào tạo Sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-Môn thi tuyển sinh đầu vào:
Môn cơ bản: Lô gíc học
Môn cơ sở: Giáo dục học đại cương
Môn  điều kiện: Ngoại ngữ  

V. Quy trình đào tạo:
Thời gian đào tạo 2 năm được chia thành 4 học kỳ với đầy đủ các học phần theo chương trình đào tạo. Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi, kiểm tra.

VI. Điều kiện tốt nghiệp:
Các học viên được xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Thạc sĩ Quản lý Giáo dục nếu có đủ các điều kiện sau:-Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, học viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;-Tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho chương trình, không còn tín chỉ bị điểm dưới 5;-Đã bảo vệ luận văn đạt yêu cầu trở lên.-Các yêu cầu khác của Bộ GD-ĐT và Trường ĐHSP TP. HCM

VII. Thang điểm:  Theo thang điểm 10

VIII. Nội dung chương trình:
Chương trình gồm 55 tín chỉ
1. Khối kiến thức chung :                        12 tín chỉ,
2. Khối kiến thức chuyên môn:               33 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:      21 tín chỉ
- Khối kiến thức tự chọn :                           12 tín chỉ
3. Khối kiến thức nghiệp vụ:                  10 tín chỉ
- Luận tốt nghiệp 
Danh mục các học phần

Mã số môn học Tên môn học Thời lượng
Phần chữ Phần số Tổng số
tín chỉ
Những môn chung:  12 tín chỉ
QLNN 501 Ngoại ngữ 7
QLTH 502 Triết học 5
Những môn học bắt buộc
(Các môn cơ sở và chuyên ngành):
21 tín chỉ
QLLL 503 Lý luận dạy học hiện đại 3
QLTL 504 Tâm lý học Quản lý 3
QLGD 505 Khoa học quản lý giáo dục
và trường học
3
QLPP 506 Phương pháp NCKH QLGD 3
QLNL 507 Quản lý nguồn nhân lực
trong giáo dục
3
QLCT 518 Phát triển chương trình học 3
QLSP 509 Quản lý các hoạt động sư phạm 3
Các môn tự chọn (chọn 4 trong 10 môn):  12 tín chỉ/27
QLKT 510 Kinh tế học giáo dục 3
QLXH 511 Xã hội học giáo dục 3
QLGD 512 Tâm lý học Giao tiếp 3
QLHN 513 Tâm lý học người trưởng thành 3
QLTD 514 Quản lý dự án phát
triển GD
3
QLXT 515 Xu thế phát triển giáo dục 3
QLDA 516 Tham vấn học đường 3
QLGG 517 Giáo dục lại 3
QLGT 518 Kiểm định chất lượng GD 3
Luận văn tốt nghiệp 10
Tổng cộng 55
 
«Bắt đầuLùi123Tiếp theoCuối»

Trang 3 trong tổng số 3


 Lượng Truy Cập