French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Phòng Thanh tra đào tạo
  
Lịch sử hình thành và phát triển PDF. In Email
Thứ sáu, 08 Tháng 4 2011 01:07

Ngày 25/4/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp. Chấp hành Chỉ thị trên, ngày 17/5/2006 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 499/QĐ-ĐHSP-TCHC về việc thành lập Ban Thanh tra đào tạo Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 18/10/2006, Trường đã ban hành Quyết định số 1209/QĐ-ĐHSP-TCHC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra đào tạo (Ban TTĐT).

Nhân sự của Ban TTĐT lúc đầu là 3 thành viên, đồng chí Trần Quốc Hà (nguyên ThS, GVC., CBGD Khoa Vật lý) làm Trưởng ban, 2 chuyên viên là CN. Phạm Trần Hoàng Hùng và CN. Huỳnh Thị Thái Hòa. Là một đơn vị mới thành lập và là một tổ chức mới trong Trường, thời gian đầu hoạt động của Ban gặp nhiều khó khăn. Ban TTĐT đã tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, tìm hiểu tình hình nhà trường, học tập kinh nghiệm làm việc ở các trường đại học khác nhằm tìm ra phương hướng cho công tác của mình. Năm 2007, Đoàn công tác của Bộ vào làm việc với Trường đã có nhận xét rằng Trường đã thành lập tổ chức thanh tra kịp thời, ban TTĐT trường có phương hướng hoạt động phù hợp và đề nghị Trường nên đổi từ “Ban” lên “Phòng”. Vì vậy, ngày 22/11/2007, Trường đã ban hành Quyết định số 1437/QĐ-ĐHSP-TCHC đổi tên Ban Thanh tra đào tạo thành Phòng Thanh tra đào tạo. Cũng từ thời gian đó, công việc của Phòng đã đi vào nề nếp. Cho đến nay, nhân sự của Phòng đã ổn định với 4 thành viên (Trưởng phòng: TS. Trần Quốc Hà, 3 chuyên viên: CN. Huỳnh Thị Thái Hòa, CN. Lữ Thành Trung và CN. Lý Quốc Bình).

Đọc thêm...
 
Cơ cấu tổ chức PDF. In Email
Thứ sáu, 11 Tháng 3 2011 21:59

Trưởng phòng

LỮ THÀNH TRUNG

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

 

Chuyên viên:

LÝ QUỐC BÌNH

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Chức vụ đoàn thể: Chủ tịch CĐBP  Phòng TTĐT


Chuyên viên:

HUỲNH THỊ THÁI HÒA

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

 

Chuyên viên:

LAI CHÍ HIẾU

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Chuyên viên:

NGUYỄN VÕ ANH

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.


DANH SÁCH TỔ THANH TRA THI TRỰC THUỘC PHÒNG THANH TRA ĐÀO TẠO
STT HỌ & TÊN

CHỨC DANH & HỌC VỊ

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC


1 Trần Quốc Hà TS P.TTĐT Tổ trưởng
2 Nguyễn Bích Huy PGS.TS Khoa Toán - Tin Tổ viên
3 Trần Hoàng TS Phòng KHCN & TCKH Tổ viên
4 Tưởng Phi Ngọ TS Khoa Lịch sử Tổ viên
5 Vũ Trung Sinh CN Khoa Tiếng Nga Tổ viên
6 Nguyễn Hồng Nam Th.S Khoa Tiếng Trung Tổ viên
7 Lữ Thành Trung CN P.TTĐT Tổ viên
8 Lý Quốc Bình CN P.TTĐT Tổ viên
9 Lai Chí Hiếu CN P.TTĐT Tổ viên


 
Chức năng - Nhiệm vụ PDF. In Email
Thứ năm, 03 Tháng 6 2010 07:47

I)      Chức năng của Thanh tra Đào tạo

Thanh tra Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM là tổ chức thanh tra nội bộ có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo tất cả các bậc học, các hệ đào tạo, các trung tâm đào tạo của trường nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ vủa các đơn vị trong trường, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan trong lĩnh vực giáo dục.

II) Nhiệm vụ của Thanh tra Đào tạo

  1. Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục.
  2. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng, việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục.
  3. Nghiên cứu các văn bản, quy chế liên quan đến hoạt động đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Nhà trường và các cơ quan chức năng để vận dụng vào công tác thanh tra đào tạo.
  4. Xây dựng kế hoạch thanh tra đào tạo hàng năm, trình Hiệu trưởng ký duyệt.
  5. Tiếp nhân phản ánh, khiếu nại, khiếu tố của viên chức, sinh viên của trường về các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức triển khai thanh tra theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.
  6. Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

III) Nguyên tắc hoạt động thanh tra

  1. Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời và hiệu quả; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đơn vị, các nhân là đối tượng thanh tra và các đơn vị, cá nhân có liên quan.
  2. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải tuân theo quy định của pháp luật về thanh tra và phải chịu trác nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

IV) Hình thức hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra trong trường được tiến hành theo hai hình thức:

  1. Thanh tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch hàng năm do Hiệu trưởng phê duyệt và có thông báo trước cho đối tượng thanh tra, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  2. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Hiệu trưởng giao.

V) Yêu cầu đối với công tác thanh tra

  1. Hoạt động thanh tra phải khẳng định được những ưu điểm, thành tích, những việc làm đúng để phát huy, phòng ngừa, phát hiện xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý kịp thời những khuyết điểm, sai phạm.
  2. Qua hoạt động thanh tra đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những chính sách, quy định của Trường không phù hợp với thực tế.

VI) Quan hệ công tác

  1. Phòng Thanh tra Đào tạo chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng và theo sự hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Đào tạo cấp trên.
  2. Phối hợp với các đơn vị trong trường như Ban Thanh tra Nhân dân, Ban chỉ đạo kiểm tra văn bằng, chứng chỉ khi tiến hành thanh tra.
  3. Phối hợp với Ban chấp hành Công đòan trường để hướng dẫn nghiệp vụ cho Ban Thanh tra Nhân dân.

Các Quyết định đính kèm:

Quyết định số 499/QĐ-ĐHSP-TCHC ngày 17/5/2006 về việc thành lập Ban Thanh tra Đào tạo

Quyết định số 1209/QĐ-ĐHSP-TCHC ngày 18/10/2006 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra Đào tạo

Quyết định số 1437/QĐ-ĐHSP-TCHC ngày 22/11/2007 Về việc đổi tên Ban thanh Tra Đào tạo thành Phòng Thanh tra Đào tạo

 




 Kênh video TTĐT 

 SÁCH NGHIỆP VỤ 

 TIẾP CÔNG DÂN 

 Đăng nhập 



 Liên kết 


 Hoạt động Công đoàn 

 GIAO LƯU, TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ 

 BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ THANH TRA