Khoa Ngữ Văn
  
Trang chủ Giới Thiệu Sách
Ám ảnh Tiền Đường PDF. In Email
Thứ năm, 06 Tháng 1 2011 08:31

1. Ai đã một lần đọc Truyện Kiều ắt hẳn không quên được hình ảnh con sông Tiền Đường dù nó chỉ là tên một con sông như bao con sông khác của đất nước Trung Quốc. Con sông gắn với tuổi thơ, gắn với hồi ức của người già, gắn với niềm nhớ thương của người xa xứ…Hình như ai cũng có kí ức về dòng sông. Sông đi vào thi ca và quả thật thi ca đã làm cho dòng sông trở nên lung linh diễm lệ trong con mắt của bao người.

Sông Tiền Đường xuất hiện trong Truyện Kiều không nhiều nhưng nó là điểm nhấn khiến người đọc phải chú ý. Sông Tiền Đường trong báo mộng của Đạm Tiên, trong sự chuẩn bị cứu vớt Kiều của Tam Hợp đạo cô và Giác Duyên, trong lời kể của một người nào đó ở đất Hàng Châu…Có tất cả sáu câu:


Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau

Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường

Tiền Đường thả một bè lau cứu người

Lân la tìm thú bên sông Tiền Đường

Sông Tiền Đường đó ấy mồ hồng nhan

Lâm Truy buổi trước, Tiền Đường buổi sau

Câu nào cũng nói lên số phận nàng Kiều, trong đó có 3 câu khẳng định rõ rệt: Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau/ Sông Tiền Đường đó ấy mồ hồng nhan/ Lâm Truy buổi trước, Tiền Đường buổi sau. Đó là định mệnh, đó là một phán quyết đối với Kiều. Kiều có chạy cũng chẳng tránh được trời.

Đọc thêm...
 
Ý thức phản tỉnh - một nét đẹp nhân văn trong thơ thời Trần PDF. In Email
Thứ năm, 06 Tháng 1 2011 08:38

Đoàn Thị Thu Vân


Trong thơ thời Trần có thể bắt gặp một con người thường xuyên tự phản tỉnh. Phản tỉnh để ý thức được hết những cái đẹp, cái quý, cái cao cả của con người đồng thời cả những giới hạn và bi kịch của đời người. Con người ấy có khi hướng nội để tự xem xét về ý nghĩa của kiếp người, sự tồn tại của đời người. Đó là sự phản tỉnh  ở cấp độ con người – nhân loại mang ý nghĩa triết học. Cũng có khi con người ấy hướng nội để tự soi xét hành vi của bản thân, để biết mình đã làm được gì, chưa làm được gì trong cuộc đời, để đánh giá chính mình, công minh và khách quan, và quan trọng hơn cả, để tự hiểu mình. Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con người – cá thể mang ý nghĩa nhân sinh.

Đọc thêm...
 
Biệt tài tạo nghĩa (Thơ nôm Hồ Xuân Hương) PDF. In Email
Thứ năm, 06 Tháng 1 2011 08:52

Có thể nói thơ Nôm Hồ Xuân Hương rất đặc biệt ở lĩnh vực tạo nghĩa. Đành rằng văn học dân gian ta có hiện tượng đố tục giảng thanh và ngược lại nhưng đó là nằm dưới dạng câu đố, giải thích sự vật hiện tượng thông qua miêu tả hai mặt nghĩa. Còn đối với thơ thì có lẽ thơ Xuân Hương là một hiện tượng cá biệt. Một bài thơ thường có 3 nghĩa: nghĩa thứ nhất, nghĩa thứ hai và nghĩa khái quát. Thiếu vắng một trong 3 nghĩa này dứt khoát không phải là thơ Xuân Hương. Nghĩa thứ ba có thể không quan trọng đối với tác giả vì nghĩa thứ ba này còn tùy thuộc vào đối tượng tiếp nhận. Nhưng với nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai hết sức quan trọng. Và đầu đề tác giả đã đặt tên gì thì dứt khoát nghĩa thứ nhất mang nội dung đó (Ví dụ: Quả mít, Con ốc, Đánh đu, Tát nước, Dệt cửi, Cái quạt, Tự tình, Mời trầu…). Nghĩa thứ hai sẽ hiện ra ngay khi người đọc vừa khám phá nghĩa thứ nhất. Và chính nghĩa thứ hai này mới thực sự làm cho người đọc ngạc nhiên thích thú, thích thú vì chính mình–người đọc– chứ không phải ai khác phát hiện cái tiềm ẩn bên trong. Cái bên trong ấy quả là một kho tàng khiến người khai thác khám phá không dừng được công việc lôi ra ánh sáng cái điều hết sức kỳ thú kia. Và nghĩa thứ ba là nghĩa khái quát rút ra từ nghĩa thực và nghĩa ẩn thứ hai, có tính chất quyết định giá trị bài thơ.

Đọc thêm...
 
Bàn về vấn đề "Phân loại câu theo mục đích phát ngôn" PDF. In Email
Thứ năm, 06 Tháng 1 2011 09:11

Bàn về vấn đề "Phân loại câu theo mục đích phát ngôn"

PGS.TS.Bùi Mạnh Hùng

 

1. Để thực hiện một mục đích phát ngôn, người ta thường dùng một cấu trúc cú pháp đặc trưng với những phương tiện ngôn ngữ riêng biệt như: tiểu từ, phụ từ, phụ tố, trật tự từ, ngữ điệu, hiện tượng tỉnh lược, v.v. Nghĩa là có một mối tương quan khá đều đặn giữa hình thức của câu và mục đích sử dụng nó. Từ đó hình thành nên khái niệm kiểu câu (sentence type) và những kiểu câu thông dụng nhất thường được nhắc đến là: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán (x. J. Sadock & A. Zwicky 1990: 155-156).

Tuy nhiên, cũng như mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ nói chung, mối quan hệ giữa hình thức của câu với ý nghĩa và mục đích sử dụng của nó không phải là quan hệ một đối một. Trong ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng một hình thức câu được sử dụng nhằm thực hiện nhiều mục đích phát ngôn khác nhau và một mục đích phát ngôn có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức câu khác nhau. Có những trường hợp việc sử dụng một hình thức câu nào đó lại nhằm thực hiện một mục đích phát ngôn vốn thường được thực hiện thông qua một hình thức câu khác. Vì vậy nảy sinh vấn đề: Căn cứ vào đâu để phân loại các kiểu câu? Có 2 cách tiếp cận thường gặp.

Đọc thêm...
 
TỪ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÂU VĂN TRONG TIỂU THUYẾT SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT CỦA HỒ ANH THÁI, GÓP PHẦN XÁC ĐỊNH LÀN RANH TIỂU THUYẾT TRƯỚC VÀ SAU 1975 PDF. In Email
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 16:34

ĐỖ THỊ KIM LIÊN

1. Sau 1975, văn học Việt Nam thay đổi không chỉ về mặt nội dung mà cả hình thức thể hiện. Một trong số những nhà văn có những sự thay đổi trên cả hai phương diện, đó là Hồ Anh. Thái. Bài viết này đi sâu tìm hiểu: Đặc điểm sử dụng câu văn trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái, qua đó góp phần xác định làn ranh tiểu thuyết trước và sau 1975.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi123456789Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 9

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT