Khoa Ngữ Văn
  
Trang chủ Giới Thiệu Sách
BÀN LẠI VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA TÁC PHẨM THẦY LAZARO PHIỀN CỦA NGUYỄN TRỌNG QUẢN PDF. In Email
Thứ hai, 19 Tháng 12 2011 16:29

ThS. Trần Văn Trọng

Tác phẩm Thầy Larazo Phiền của Nguyễn Trọng Quản xuất hiện lần đầu năm 1887 đánh dấu cho sự ra đời văn xuôi tự sự quốc ngữ Việt Nam. Có thể nói, tác phẩm của Nguyễn Trọng Quản cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi xem nó thuộc thể loại nào: tiểu thuyết, truyện ngắn hay truyện vừa(1). Đây cũng chính là điểm hấp dẫn và mới mẻ mà các tác phẩm trước nó không có được nhưng cũng vì thế mà trong một thời gian dài đã không được công chúng và văn giới đương thời đánh giá đúng vị trí và vai trò. Trong bài giảng Truyện đầu tiên viết theo lối Tây phương Truyện “Thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản (bản in ronéo) soạn cho năm cuối đại học và sau đại học trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, GS. Nguyễn Văn Trung cho rằng: Bởi cái nhan đề của truyện và tên của tác giả - P.J.-B. Nguyễn Trọng Quản - đã khiến độc giả cho rằng đây là một truyện đạo và do một người theo đạo Thiên chúa nên không quan tâm đến. Đó là một lí do, cái chính là tác phẩm đã không đáp ứng được thị hiếu của độc giả lúc bấy giờ vốn chưa được chuẩn bị để tiếp nhận một tác phẩm mới lạ đối với họ đến như thế. Độc giả của Nam Bộ, vốn là những người bình dân, xưa nay chỉ quen thưởng thức truyện văn vần và văn biền ngẫu cho nên thời điểm đó khó có thể chấp nhận lối văn nôm na như “tiếng Annam ròng” của Nguyễn Trọng Quản, nhất là đôi khi nó còn mang dáng dấp của những câu văn dịch từ tiếng Pháp. Tâm lý của nhân vật cũng không phù hợp với công chúng bình dân Nam Bộ, chủ đề “phạm tội và sám hối” của đạo Thiên chúa lại càng xa lạ đối với họ. Và kết thúc câu chuyện bất hạnh cũng không hợp với truyền thống mà lâu nay họ vẫn biết: “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo, thiện giả thiện báo”… Trường hợp Thầy Larazo Phiền của Nguyễn Trọng Quản không hiếm gặp trong lịch sử văn học Việt Nam cận - hiện đại(2) và đã trở thành một qui luật bất thành văn: “cái mới ra đời thường khó khăn, xuất hiện thường lặng lẽ và do đó đôi khi nó bị người cùng thời coi thường và quên lãng. Đặc biệt hoàn cảnh đất nước bị chiến tranh kéo dài như Việt Nam, có thể có những cái mới trong văn học ra đời chưa được nhận biết đầy đủ, đã bị thất lạc, thậm chí bị tiêu hủy trong khói lửa” (Trần Đình Hượu)(3). Những năm trở lại đây, tác phẩm Thầy Larazo Phiền nói riêng và văn học quốc ngữ Nam Bộ nói chung đã và đang dần tìm được vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất về mặt thể loại truyện Thầy Larazo Phiền. Ở bài viết này, chúng tôi muốn góp thêm tiếng nói khẳng định lại thể loại của tác phẩm có tính khai sáng cho nền văn xuôi tự sự quốc ngữ Việt Nam dựa trên những phương diện sau:

Đọc thêm...
 
NGHĨ VỀ PHƯƠNG DIỆN THẾ TỤC TRONG SÁNG TẠO VÀ CẢM NHẬN THƠ THIỀN PDF. In Email
Thứ hai, 19 Tháng 12 2011 16:44

TS. Lê Thị Thanh Tâm


Chúng ta cùng bắt đầu từ ý tưởng này: tâm bất sinh và quan hệ của nó với cảm hứng sáng tạo trong thơ thiền.

Tâm bất sinh là một thiền ngữ. Hệ thống thiền ngữ gắn liền với các bối cảnh tu tập điển hình, những nhân tố điển hình (đạo sư, thiền sư, thiền sinh), trường hợp đắc ngộ điển hình. Thiền ngữ tâm bất sinh trong bài viết này được hiểu như là một trạng thái dừng lại mọi suy nghĩ hỗn tạp, trở về thanh lắng trong tinh thần của người tu thiền. Nói khái quát hơn, tâm bất sinh là nguyên tắc trải nghiệm nhất thiết có của những tu sĩ học Phật thành đạo.

Đọc thêm...
 
BÀN GÓP VỀ TIẾP THỤ VÀ ĐỔI MỚI TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC PDF. In Email
Thứ hai, 19 Tháng 12 2011 16:50

TS. Phạm Tuấn Vũ


Một trong những thành tựu của lý luận văn học cuối thế kỷ XX là gọi ra đích danh thuộc tính quan trọng nhất của văn bản văn chương là liên văn bản. Lịch sử từng bước vô thức và có ý thức tiếp cận thuộc tính này ở phương Đông và phương Tây đều có thể tính bằng hàng chục thế kỷ. Việc nhận thức đạt đến hệ thống, có chiều sâu và tìm được cách định danh thích đáng như vậy - mượn cách diễn đạt của cố thi sĩ Chế Lan Viên - là “giờ của số thành”.

Đã thừa nhận thuộc tính này của văn bản thì cũng đương nhiên phải thấy rằng khi sáng tạo ra chúng, người ta luôn đứng ở lằn ranh giữa tiếp thụ những thành tựu hữu quan và đồng thời phải đổi mới những thành quả đó. Đây là một song đề vừa tất yếu vừa có ý thức. Chỉ những ai có năng lực hiện thực hóa được những điều này mới xứng danh tác giả.

Dù không phải nhà nghiên cứu văn học, đọc Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, tự là Tông Cát (1347-1433) nhà văn Trung Quốc và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ nhà văn Việt Nam thế kỷ XVI, người ta cũng thấy sự gần gũi giữa chúng. Sắp xếp hai trước tác này theo trình tự thời gian, có thể nói ngay được là Nguyễn Dữ đã tiếp thụ nhiều ở nhà văn phương Bắc. Và dù không phải nhà nghiên cứu chuyên sâu cũng có thể sắp được những cặp truyện tương ứng.

Đọc thêm...
 
HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM PDF. In Email
Thứ hai, 19 Tháng 12 2011 16:57

Thạc sĩ, NCS. Trần Viết Thiện


1. Sự thâm nhập của huyền thoại vào văn học viết là một hiện tượng lạ. Sự thâm nhập của huyền thoại vào truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay lại càng lạ hơn. Từ sau 1975, nhất là từ sau đổi mới, chúng ta chứng kiến sự tái xuất đầy ấn tượng của huyền thoại trong đời sống văn học nghệ thuật: âm nhạc, điện ảnh, văn học… Đặc biệt, huyền thoại trở thành một tố chất thể loại vừa mới mẻ vừa mạnh mẽ trong truyện ngắn giai đoạn này. Đi sâu vào đời sống thể loại, chúng ta sẽ thấy: huyền thoại không phải chỉ trở lại ở một vài hiện tượng riêng lẻ, ngược lại, những sáng tác huyền thoại đã hình thành một dòng truyện ngắn: truyện ngắn - huyền thoại. Huyền thoại thực sự đã tạo nên những hình thể truyện ngắn mới ở Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đó là kết quả sự ảnh hưởng của truyện ngắn huyền ảo (Magical short stories), một trong ba xu hướng truyện ngắn phát triển mạnh của truyện ngắn hậu hiện đại thế giới. Thực ra, truyện ngắn huyền thoại Việt Nam được hình thành từ một quá trình tương tác vừa đa dạng vừa nhiều chiều. Đó là sự trở về với những huyền thoại, những mẫu cổ trong vốn liếng folklore dồi dào của dân tộc; đó là sự thẩm thấu truyền thống truyền kì trong văn học Việt Nam qua một chu kì phát triển dích dắc và mang tính tiệm tiến; và đó còn là sự kế thừa, tiếp thu thành tựu của văn học huyền thoại thế giới. Sự tương tác với yếu tố nội sinh và ngoại sinh đã tạo nên gương mặt vừa phong phú vừa độc đáo của truyện ngắn huyền thoại Việt Nam sau đổi mới.

Đọc thêm...
 
Văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam trên hành trình hội nhập PDF. In Email
Thứ hai, 19 Tháng 12 2011 17:00

PGS.TS. Đào Thủy Nguyên – TS. Dương Thu Hằng


1. Đôi điều về vấn đề trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn học

Trung tâm hay ngoại vi là vấn đề được đặt ra trong khá nhiều lĩnh vực từ văn hóa, địa lý, kinh tế, chính trị…đến văn học. Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụng lí thuyết này trong các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của mình và đã đạt được những kết quả nhất định.

Thực ra, thuyết "trung tâm" trong nghiên cứu văn hoá đã được các nhà nghiên cứu thuộc trường phái "Truyền bá luận" (diffutionisim) Tây Âu đưa ra từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX. Các đại diện tiêu biểu của trường phái này là các nhà nghiên cứu Đức - Áo, như L. Frobenius, F.Ratsel (1), F. Grabner (2), W. Schmidt (3). Họ cho rằng, các sáng tạo văn hoá của nhân loại bao giờ cũng xuất phát điểm từ một nơi, thuộc một cộng đồng nào đó, rồi sau đó lan truyền đi các nơi khác và chính sự lan truyền ấy tạo nên động lực của sự phát triển văn hoá nói riêng và của xã hội nói chung. Điều đó cũng có nghĩa là, đối với một số cộng đồng, sự tiến bộ văn hoá chủ yếu do vay mượn chứ không phải do sự sáng tạo độc lập của cộng đồng ấy (4).

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi123456789Tiếp theoCuối»

Trang 3 trong tổng số 9

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT