Khoa Ngữ Văn
  


THỂ TÀI VĂN XUÔI DU KÝ CHỮ HÁN THẾ KỶ XVIII-XIX VÀ NHỮNG ĐƯỜNG BIÊN THỂ LOẠI PDF. In Email
Thứ năm, 15 Tháng 12 2011 14:37

PGS. TS. NGUYỄN HỮU SƠN

1. Bàn về thể tài du ký nói chung và sự phát triển của văn xuôi du ký chữ Hán thế kỷ XVIII-XIX, các nhà lí luận đã xác định: “DU KÝ- Một thể loại văn học thuộc loại hình mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến. Hình thức của du ký rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến [...]. Thể loại du ký có vai trò quan trọng đối với văn học thế kỷ XVIII- XIX trong việc mở rộng tầm nhìn và tưởng tượng của nhà văn”(1)...

Trước đây chúng tôi đã từng xác định trong nền văn học trung đại Việt Nam đã có nhiều sáng tác thuộc thể tài du ký, du ngoạn, đề vịnh phong cảnh Thăng Long, núi Bài Thơ, Yên Tử, Hoa Lư, sông Lam, sông Hương núi Ngự, Bà Nà, Gia Định, Vũng Tàu, Hà Tiên... Tính từ thời Lý – Trần đến hết thế kỷ XVII đã xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca và văn xuôi đoản thiên in đậm sắc thái du ký như Hạnh An Bang phủ, Hạnh Thiên Trường hành cung của Trần Thái Tông (1240-1290), Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334); Bài ký tháp Linh Tế núi Dục Thuý của Trương Hán Siêu (?- 1354); Thiên Hưng trấn phú của Nguyễn Bá Hưng (thế kỷ XIV), Du Phật Tích sơn ngẫu đề của Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV), Du Côn Sơn của Nguyễn Phi Khanh (1355-1428), An Bang phong cảnh, Tư Dung hải môn của Lê Thánh Tông (1442-1497), Tư Dung vãn của Đào Duy Từ (1572-1634)... Bước sang giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX, thể tài du ký có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều tác phẩm văn xuôi chữ Hán trường thiên và truyện ký xuất sắc như Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề (1697-?), Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1720-1791), Tục Công dư tiệp ký của Trần Trợ (1745-?), Châu phong tạp thảo, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (1768-1839), Tang thương ngẫu lục của Nguyễn Án (1770-1815) và Phạm Đình Hổ, Hải trình chí lược của Phan Huy Chú (1780-1842), Tây hành kiến văn kỷ lược của Lý Văn Phức (1785-1849), Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ (1821-1882)(2)... Trên thực tế, đối với văn học trung đại nói chung - đặc biệt với thể tài du ký và văn xuôi du ký chữ Hán thế kỷ XVIII-XIX nói riêng - các tác phẩm đều thể hiện rõ đặc điểm giao thoa, đan xen, thâm nhập, chuyển hóa, hỗn dung và tích hợp thể loại theo nhiều hình thức và mức độ khác biệt nhau.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi123456789Tiếp theoCuối»

Trang 8 trong tổng số 9

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT